Phát hiện nhiên liệu sinh học nhiều tiềm năng

00792

Moderator
Staff member
Những hợp chất lạ có trong loài cây bụi Euonymus alatus, còn gọi là "cây bụi phát sáng", có thể tạo ra những bước tiến mới trong nhiên liệu sinh học và các loại dầu thực phẩm ít calorie.
Kết quả của một nghiên cứu mới đây tại ĐH Michigan (MSU) cho biết nhũ trắng bên trong hạt Euonymus alatus tạo ra các triacylglycerols acetyl (acTAGs), loại dầu có giá trị cao, trong khi lớp vỏ mô màu cam xung quanh hạt tạo ra dầu thực vật bình thường.
nl.jpg
Cận cảnh hạt Euonymus alatus với lớp nhũ trắng giá trị bên trong​
Nhóm nghiên cứu của MSU đã xác định được gen "chủ trì" sản xuất loại dầu chất lượng cao trong hạt Euonymus alatus. Gen này mã hóa cho một enzyme, có chức năng tạo ra lượng lớn những hợp chất khác thường là acetyl glycerides (acTAGs). Loại dầu được tạo ra bởi loài cây bụi này có những đặc điểm độc đáo và giá trị.

Một trong những ưu điểm của loại hợp chất mới này là độ nhớt thấp.

Timothy Durret, nhà sinh học thực vật của MSU, tác giả chính của nghiên cứu giải thích: “Độ nhớt cao của các loại dầu thực vật khiến ta không thể được sử dụng trực tiếp trong công nghệ diesel, buộc phải chuyển đổi chúng thành dầu diesel sinh học. Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh các acTAGs có độ nhớt thấp hơn các loại dầu thực vật khác. Vì đặc tính này, chúng có thể được sử dụng trực tiếp như một loại nhiên liệu sinh học trong nhiều động cơ diesel. Bên cạnh đó, acTAGS cũng có lượng calorie thấp hơn các loại dầu thực vật khác, do đó nó cũng có thể được sử dụng như một loại dầu thay thế giúp giảm lượng calorie trong thực phẩm”.

Euonymus alatus là một loài cây bụi rụng lá sớm có nguồn gốc từ Đông Á, ở miền Trung và Bắc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó mọc cao tới 2,5m, thân to. Hoa có màu xanh lục, nở suốt thời gian mùa xuân. Tên gọi “cây bụi phát sáng” xuất phát từ màu lá đỏ tươi vào mùa thu. Đây là một loài cây cảnh phổ biến trong các khu vườn, công viên do trái cây tươi sáng, màu hồng hay cam, màu sắc sặc sỡ khi vào thu.

Nguồn: Science Daily
 
Phát hiện loài ếch có chiếc mũi Pinocchino

Các nhà khoa học đã phát hiện một loài mới mà họ đặt tên là ếch ‘Pinocchino’ bởi phần mũi dài khác thường khi chúng cất tiếng gọi đồng loại.
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đi thực tế tại dãy núi Foja, Indonesia thì tình cờ bắt gặp một chú ếch đang “thản nhiên” ngồi trên một túi gạo gần khu cắm trại.

Khi quan sát kỹ, các nhà khoa học nhận ra rằng đây là một loại ếch mũi dài chưa từng được biết đến trước đó. Khi con ếch này cất tiếng kêu, lập tức phần mũi của nó hướng lên trên và hơi xẹp lại khi con vật không hoạt động.
ech.jpg
Loài ếch có chiếc mũi dài lạ thường.
“Chúng tôi đang thưởng thức bữa trưa và khi nhìn xuống thì nhận ra có một chú ếch nhỏ ngồi trên bao gạo, đang cố sức để chộp lấy thức ăn. Lập tức, các chuyên gia bò sát học đã quan sát kỹ lưỡng loài ếch kỳ lạ này”, Chris Milensky, nhà nghiên cứu chim, nhớ lại.

Các nhà nghiên cứu cũng thông báo tìm được loài kangaroo nhỏ nhất, một chú chuột lông xoăn loại lớn và một con tắc kè gập chân với đôi mắt màu vàng.

Vùng núi Foja nằm ở phía Tây đảo New Guinea, một phần của Indonesia, vốn không được các nhà khoa học chú ý trong nhiều năm qua. Vì vậy, nhóm nghiên cứu môi trường Bảo tồn Quốc tế, với sự hỗ trợ của Hiệp hội địa lý quốc gia và Viện Smithsonian, bắt đầu dự án khám phá khu vực này. Kết quả của chuyến thám hiểm từ năm 2008 của họ đã được công bố vào ngày 17/5.

Kristofer Helgen, người phụ trách khu vực động vật có vú ở Viện bảo tang Lịch sử tự nhiên quốc gia Smithsonian, cho biết, một trong những loài vật “gây sửng sốt” nhất mà các nhà khoa học quan sát được ở đây là loài kangaroo lông vàng sống trên cây vô cùng quý hiếm. Hầu hết mọi người nghĩ rằng kangaroo là động vật chỉ sống ở vùng đồng bằng Australia nhưng loài này lại thích nghi với cuộc sống trong rừng. “Chúng có thể nhảy lên cây và chạy trên thân cây. Còn ở dưới mặt đất chúng lại nhảy lò cò như những loại kangaroo khác”, ông Helgen cho biết.

Nguồn: Telegraph
Theo Báo Đất Việt:rose:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top