Đề thi cao học môn hóa sinh trường BKHN

vanhieu

Senior Member
:please:Mình đang cần các đề thi cao học môn hóa sinh trường BKHN, nếu bạn nào có thì gửi cho mình mới nhé, mình mới có đề năm 2009.
(y)Cảm ơn nhiều nhiều.
 
Đề 2009

Câu 1:
a. trình bày bản chất và cấu tạo của một phân tử enzym
b. Cơ chế tác dụng của enzym
c. Cho biết các bước cơ bản trong xác định hoạt độ của một chế phẩm enzym
Câu 2
a. trình bày đường hướng chuyển hoá chính của nhóm polysaccarit ở các sinh vật hô hấp hiếu khí và kị khí
b. khái niệm sơ đồ và vai trò của chuỗi hô hấp
c. Cho biết sự giống và khác nhau cơ bản trong quá trình lên men etanil và xitric
Câu 3
Điểm đẳng điện của một phân tử protein là PI = 5,2. Nếu protein này được hoà tan trong một dung dịch đệm có pH=6,5 và đặt trong một điện trường, nó sẽ:
A. Đứng yên
B:Chuyển về phía anot
C.Chuyển về phí catot
D.Một phần chuyển về anot, một phần vè catot
Chọn phương án trả lời đúng và giải thích. Cho biết khả năng ứng dụng thực tế của hiện tượng này
Câu 4
Bài tập về Km và Vmax
 
Không biết có phải cái bạn cần không, mình có mấy cái đề này

ĐỀ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC 2007​
MÔN HỌC: HOÁ SINH CÔNG NGHIỆP​
Thời gian làm bài: 180 phút​
Không được sử dụng tài liệu


Câu1 (2đ)
Bản chất cấu trúc của phân tử protein? Các tác nhân cơ bản nào làm thay đổi cấu trúc bậc cao của protein? Giải thích nguyên nhân sự thay đổi cấu trúc dưới tác động của các tác nhân này?

Câu 2 (2đ)
Tính chất nào của enzym và đặc điểm nào của phản ứng enzym quyết định tính hấp dẫn của việc sử dụng enzym trong các chuyển hóa công nghiệp? Cho ví dụ và giải thích để minh họa?

Câu 3 (2đ)
Hãy cho biết cấu tạo của tinh bột. Có các khả năng thủy phân tinh bột nào để sử dụng tinh bột làm nguyên liệu cơ bản trong các ngành công nghệ lên men nhờ vi sinh vật khác nhau?
Câu 4 (3đ)
Cho biết và so sánh các đường hướng cơ bản tổng hợp năng lượng từ polysaccarit ở các sinh vật hô hấp hiếu khí và kị khí. Cho ví dụ về việc áp dụng kiến thức này trong thực tế sản xuất.
Câu 5. Chọn và giải thích câu trả lời đúng cho câu hỏi sau (1đ):
a. Sản phẩm thuỷ phân protein nhờ cacboxylprotease là:
Hỗn hợp peptit phân tử nhỏ

D- axit amin và peptit phân tử nhỏ

L- axit amin đầu mạch cacbon và polypeptit

D- axit amin đầu mạch cacbon và polypeptit

Giải thích :


b. Một chất đóng vai trò chất kìm hãm dị lập thể của enzym dị lập thể nếu chất đó:
gắn với enzym tại trung tâm hoạt động của enzym tự do và làm vô hoạt enzym

gắn với enzym tại vị trí khác với trung tâm hoạt động của enzym tự do và làm vô hoạt enzym

gắn với enzym tại trung tâm hoạt động của enzym tự do và làm giảm vận tốc enzym

gắn với enzym tại vị trí khác với trung tâm hoạt động của enzym tự do và làm giảm vận tốc enzym

Giải thích :

[FONT=&quot]
[/FONT]
ĐÁP ÁN​
ĐỀ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC 2007​
MÔN HỌC: HOÁ SINH CÔNG NGHIỆP​
Thời gian làm bài: 180 phút​

Câu1 (2đ)
[FONT=&quot]- [/FONT]Bản chất cấu trúc phân tử protein:

[FONT=&quot]- [/FONT]Thành phần: L-axitamin
0.25
[FONT=&quot]- [/FONT]Bậc 1: Chuối polypeptit, liên kết peptit
0,25
[FONT=&quot]- [/FONT]Bậc cao: cấu hình không gian, cacbon alpha bất đối, bản chất các nhóm chức của axitamin, tạo các liên kết yếu nội phân tử
0,25

- Tác nhân cơ bản thay đổi cấu trúc bậc cao, nguyên nhân thay đổi

[FONT=&quot]- [/FONT]Nhiệt độ,
[FONT=&quot]- [/FONT]Dao động nhiệt/ ảnh hưởng độ bền liên kết yếu
0,25
[FONT=&quot]- [/FONT]Tia năng lượng, ion hóa
[FONT=&quot]- [/FONT]ảnh hưởng độ bền mọi liên kết yếu, lực ion thay đổi”/ liên kết ion
0.25
[FONT=&quot]- [/FONT]pH
[FONT=&quot]- [/FONT]lực ion hóa thay đổi/ liên kết ion
0,25
[FONT=&quot]- [/FONT]muối
[FONT=&quot]- [/FONT]lực ion hóa, hiệu ứng “salting out”/ liên kết ion
0,25
[FONT=&quot]- [/FONT]dung môi
[FONT=&quot]- [/FONT]hằng số điện môi/liên kết kỵ nước
0,25

Câu 2 (2đ)
[FONT=&quot]- [/FONT]Tính chất đặc trưng của enzym

[FONT=&quot]- [/FONT]Bản chất protein
0,25
[FONT=&quot]- [/FONT]tính xúc tác: tạo phức, giảm Ehh
0,25
[FONT=&quot]- [/FONT]cường lực xúc tác lớn : một enzym có thể có nhiều TTHĐ :
0,25
- tính đặc hiệu : sự phù hợp TTHĐ và cấu trúc cơ chất,
0,25

[FONT=&quot]- [/FONT]đặc điểm dễ điều khiển một phản ứng enzym

[FONT=&quot]- [/FONT]Bản chất của việc điều khiển phản ứng enzym: biến đổi cấu trúc bậc cao của Protein-TTHĐ, liên kết với cơ chất
0,25

[FONT=&quot]- [/FONT]Phản ứng đơn : nhiệt độ, pH, nồng độ cơ chất, enzym….
0.5
[FONT=&quot]- [/FONT]Phản ứng chuỗi: nguyên tắc ức chế ngược
0,25

Câu 3 (2đ)
[FONT=&quot]- [/FONT]Hãy cho biết cấu tạo của tinh bột.

[FONT=&quot]- [/FONT]Thành phần tinh bột là đơn phân a-glucopiranoza,
0,25
[FONT=&quot]- [/FONT]liên kết alpha-D-glucozit (a,1®4 và a,1®6 glucogit)
0,25
[FONT=&quot]- [/FONT]Tồn tại phức hợp Amyloza/amylopectin và cấu trúc
0,25

[FONT=&quot]- [/FONT]Thủy phân tinh bột.

- Tác nhân thuỷ phân, sản phẩm thuỷ phân theo tác nhân
Axit- nhiệt độ

0,25
Hệ enzym (a, b, g)
0,5
- sự ứng dụng khác nhau các tác nhân thủy phân
0,5

Câu 4 (3đ)

Cho biết và so sánh các đường hướng cơ bản tổng hợp năng lượng từ polysaccarit ở các sinh vật hô hấp hiếu khí và kị khí.

Thuỷ phân polyssacarit nhờ enzym
0,25
đường phân chung:
[FONT=&quot]- [/FONT]hoạt hoá và
[FONT=&quot]- [/FONT]cắt mạch C3, SP trung gian: a. Piruvic,
[FONT=&quot]- [/FONT]CoE khử, tạo năng lượng

0,25
0,25
0,25
Con đường hiếu khí
[FONT=&quot]- [/FONT]Chu trình Kreb: phân giải một C2, SP: CO2, CoE khử
[FONT=&quot]- [/FONT]Chuỗi vận chuyển điện tử: tái oxy hoá CoE khử theo các bặc oxy hóa, SP: năng lượng

0,25

0,25
Con đường yếm khí
[FONT=&quot]- [/FONT]tái oxy hoá CoE khử trực tiếp, tiêu thụ năng lượng

0,25
Tổng kết năng lượng và so sánh
0,25

Ý nghĩa thực tế:
tổng hợp sinh khối /đơn vị cơ chất tiêu tốn: sự lựa chọn tổng hợp sinh khối trong điều kiện hiếu khí với sinh vật hô hấp tuỳ tiện
0,25
tạo nhiều sản phẩm/ năng lượng tạo thành cho nhu cầu phát triển của SV yếm khí
0,25
Sự thay đổi chất lượng SP trong bảo quản do hoạt động hô hấp hiếu khí/yếm khí của VSV nhiễm tạp
0,25








Cho một ví dụ: 0.25

Câu 5. (1đ)
a.
- L- axit amin đầu mạch cacbon và polypeptit
0,25
tính đặc hiệu enzym peptidase cắt đầu mạch cacbon
0,25
b.
gắn với enzym tại vị trí khác với trung tâm hoạt động của enzym tự do và làm vô hoạt enzym
0,25
do làm thay đổi cấu trúc trung tâm hoạt động của enzym
0,25
 
Hixhix đề thi Hoá sinh năm nay khoai quá các bạn ạ, cả phòng kêu zời lên đòi về trước, giám thị phải động viên "cố ngồi hất 2/3 h các em ạ" và mấy thầy chạy vào phỏng hỏi "đề hoá sinh khó à các em"... Mình làm câu không khó mà là quá khó hihi. làm được bài tập thì ok nhưng mấy câu lý thuyết thì ko biết đúng hay sai nữa. Tiện đây up lên cho các bạn cùng tham khảo nha.

Câu 1:
Một oligosacarid có tên gọi hệ thống như sau:
α.D.galactopyranoyl(1-6) α.D.manopyranosyl(1-6) α.D.glucopyranosyl(1-2) β.D.fructofuranosid.
a/Viết công thức cấu tạo của oligosacarid này.
b/Cho biết các enzim xúc tác phân cắt thuỷ phân các liên kết osid trong oligosacarid này có tính đặc hiệu rất cao. Vậy để thu được những monosacarid cấu tạo nên oligosacarid này thì phải dùng các enzim nào? Tên gọi của những enzim này
Câu 2: Một cơ chất có công thức hoá học như sau:
CH3-CH2-CHOH-COOH
a/ gọi tên của cơ chất này.
b/ Cho biết tên gọi, cấu tạo và cơ chế xúc tác của coenzim của enzim OXHK ở giai đoạn đầu tiên trên cơ chất này.

Câu 3: Bài tập tính Km bà Vmax

Câu 4: Viết phản ứng màu biuret và cho biết tại sao pư biuret là phản ứng màu đặc trưng cho mọi protein cũng là ý nghĩa của phản ứng này.

:hum:Hết:dapchet:
 
em sắp thi cao học môn Hóa sinh của ĐHBKHN. có bác nào có thể cho em xin lời giải chi tiết của phần bài tập đc ko ạ? hôm cô giáo chữa bài cơ quan em ko cho nghỉ để đi ôn được.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top