Đạo văn và câu chuyện li kì ở Việt Nam

sinhvienhanoi

Senior Member
source: http://nguyenvantuan.net/oldblog

Hôm trước, tôi có đề cập đến hai loại đạo văn mà tôi tạm gọi là “đạo văn cạnh tranh” (competitive plagiarism) và “đạo văn quan quyền” (bureaucratic plagiarism) lấy theo ý của Gs Martin (Úc). Trong entry đó, tôi có trình bày vài trường hợp đạo văn quan quyền ở bên Úc và Mĩ, nhưng hôm nay đọc thấy trên mạng hiện tượng đạo văn quan quyền cũng có ở Việt Nam, trên giấy trắng mực đen, và liên quan đến một vị có chức vụ cao.

Đọc bài “Chuyện ly kỳ về một ông GS. TSKH” của PGs Ngô Đức Thọ, chúng ta sẽ thấy trường hợp đạo văn quan quyền này có thể hiểu theo ý của anh bạn vong viên của tôi mà tôi có đưa vào một entry về đạo văn ở đây. Bài viết của Gs Thọ có thể khó đọc đối với một số bạn đọc, cho nên tôi xin tóm tắt câu chuyện (theo cách hiểu của tôi) như sau:

1. PGs Ngô Đức Thọ (làm việc ở Viện Hán Nôm) là một trong những người chủ biên cuốn sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam, 1075-1919”.

2. Gs Ts Nguyễn Đình Hương là tác giả cuốn sách “Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại”. Cuốn sách này được chính Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm viết lời giới thiệu, với lời ca ngợi như sau: "Cuốn sách Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hương biên soạn là một tác phẩm công phu, có nhiều tư liệu giá trị và nội dung phong phú." Tuy nhiên, hơn 60% nội dung của cuốn sách này là cóp nguyên văn từ cuốn sách của ông Ngô Đức Thọ. Tuy cóp nguyên văn, nhưng tác giả thay đổi thứ tự của thông tin. Cần nói thêm rằng ông Nguyễn Đình Hương là Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hoá giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Điều đáng nói là Gs Hương mang sách đến tận nhà Gs Thọ để ... tặng! Khi được Gs Thọ chỉ ra rằng nhiều thông tin trong sách là cóp, thì Gs Hương trả lời rằng: “Vâng ... Việc này tôi xin nhận sai lầm với bác Ngô Đức Thọ, nhưng...tôi chỉ vì muốn lưu truyền kiến thức cho đời sau!" Xin nhắc lại (vì tôi sợ các bạn lầm) rằng Gs Hương là Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hoá giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, và còn là thành viên của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước.

Cách hiểu về đạo văn của một giáo sư có bằng tiến sĩ (và đóng vai trò quan trọng trong việc xét duyệt phong hàm giáo sư cho cả nước) như thế thì có phải là đáng để chúng ta lo ngại cho nền học thuật nước nhà hay không? “Hỏi tức là trả lời”, tôi nghe các bạn nói, và tôi cũng nghĩ vậy.


Lời bàn: Nền GD và khoa hoc của chũng ta be bét cũng bởi quyền lực nằm trong tay nhiều kẻ không có trình đọ mà lại đội nốt GS TS
 
Điều đáng nói là Gs Hương mang sách đến tận nhà Gs Thọ để ... tặng! Khi được Gs Thọ chỉ ra rằng nhiều thông tin trong sách là cóp, thì Gs Hương trả lời rằng: “Vâng ... Việc này tôi xin nhận sai lầm với bác Ngô Đức Thọ, nhưng...tôi chỉ vì muốn lưu truyền kiến thức cho đời sau!" Xin nhắc lại (vì tôi sợ các bạn lầm) rằng Gs Hương là Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hoá giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, và còn là thành viên của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước.
Anh em ta cũng noi gương Gs Hương đạo văn để lưu truyền kiến thức cho đời sau cho nhỉ? :twisted:
 
Anh em ta cũng noi gương Gs Hương đạo văn để lưu truyền kiến thức cho đời sau cho nhỉ? :twisted:
cái này hay nhỉ?vậy sách sau này chúng ta rồi con e thế hệ sau đọc cứ quần quần 1 chỗ à?chả có gì mưói hết !chưa nói vậy là ăn cắp bản quyền nhé!:twisted:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,407
Messages
72,312
Members
56,192
Latest member
bet88comtop
Back
Top