Nghiên cứu khoa học

Mr. Khương xin chọn một bài viết của một thành viên trong shvn để nói về một vấn đề rất "phổ biến" trong làm khoa học hiện nay:

Những vấn đề đạo lý trong nghiên cứu khoa học
bài của Phan Minh Duy, PhD student at Cambridge University, bài được đăng trên diễn đàn của shvn 20-5-2006:

Sau một tuần đọc nhiều bài tranh cãi về việc ăn cắp bài của người khác làm bài của mình, cố tình quên không đưa đầy đủ tài liệu tham khảo v.v..., mình muốn mở một chủ đề để giới thiệu với các bạn một chút về những vấn đề đạo lý trong thực hiện nghiên cứu khoa học. Đây không phải là những quan điểm bất biến và cũng không phải là luật lệ mà mọi người phải tuân thủ mà chỉ đưa ra, gợi mở những vấn đề có thể gặp khi làm khoa học mà những người khi đi vào con đường nghiên cứu khoa học nên biết đến và có cách để tránh cho mình khỏi gặp phải những trường hợp xung đột không đáng.

Sau đây là những ý rất tóm tắt dựa trên bài giảng của Dr. Richard C. Jennings, thuộc Department of Philosophy and History of Science, Cambridge Unversity.

Xin trình bày trong lần này những vấn đề đạo lý có thể nảy sinh khi thực hiện nghiên cứu và do đó xin lấy tên của chủ đề là "Thực hiện nghiên cứu có trách nhiệm" (Responsible conduct of research).

Khi nói về đạo lý trong thực hiện nghiên cứu, được nói đến nhiều nhất là giả mạo (fabrication), và ăn cắp (plagiarism). Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu có nhiều vấn đề nảy sinh hơn thế. Ở đây tác giả cố gắng hệ thống hóa lại các vấn đề có thể này sinh.

1. Lạm dụng dữ liệu (Data abuse)

Việc sử dụng dữ liệu thu thập được trong quá trình thí nghiệm để phân tích, rút ra kết luận và đăng báo là công việc hằng ngày của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng tài liệu mình thu thập được một cách trung thực và đúng đắn. Việc sử dụng tài liệu không đúng có thể do lý do khách quan và cũng có thể do lý do chủ quan. Kết quả thí nghiệm không phải lúc nào cũng trắng đen rõ ràng. Có những thí nghiệm mà kết quả khi đọc đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhất định về kỹ thuật để nhận định, khi đó, một nghiên cứu viên trẻ chưa có kinh nghiệm có thể đọc sai kết quả, đưa đến kết luận sai. Tuy nhiên, cũng chính chỗ mập mờ đó có thể bị lợi dụng để diễn giải kết quả sao cho có lợi cho giả thuyết được đặt ra, sao cho dễ được chấp nhận đăng báo v.v... Nhà khoa học nào cũng đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn khách quan để đánh giá về kết quả thí nghiệm, độ thành công của một thí nghiệm để quyết định lập lại thí nghiệm hay vẫn sử dụng kết quả của thí nghiệm đó.

Một vấn đề đang được tranh cãi rất nhiều giữa các nhà khoa học và các tạp chí hiện nay là việc chỉnh sửa hình ảnh kết quả của thí nghiệm. Ví dụ đơn giản nhất là hình điện di, chỉ cần vài thủ thuật photoshop nho nhỏ là có thể biến âm tính thành dương tính, biến nhiều thành ít, biến xấu thành đẹp và ngược lại. Một số tạp chí không chấp nhận bất cứ chỉnh sửa nào sau khi chụp hình, một số khác thì chấp nhận cho những chỉnh sửa trên toàn bộ ảnh (như tăng sáng, tăng độ nét) nhưng không chấp nhận những chỉnh sửa cục bộ.

2. Phân chia công trạng (credit allocation)

Khi một bài báo được công bố, một vấn đề được nhiều người quan tâm là danh sách các tác giả. Đóng góp như thế nào thì mới được đưa vô danh sách tác giả. Ví dụ nhiều người cho rằng ông GS đứng đầu lab chả làm gì dính dáng đến bài báo nhưng lúc nào cũng được đứng cuối. Có người lại nói không nhờ có ổng thì ai quản lý lab, ai xin grant cho để mà làm, vậy việc ổng có phần là đương nhiên. Để giải quyết vấn đề này, gần đây một số người cho rằng không nên chỉ để danh sách tác giả nữa mà nên có danh sách tác giả và phần đóng góp cụ thể của từng người, ví dụ người �nào có ý tưởng, người nào làm thực nghiệm, người nào phân tích thống kê, người nào quản lý lab...

Một vấn đề nữa là ghi chú nguồn thông tin. Những thông tin có được không phải từ chính dữ liệu của mình đều phải được ghi chú để tỏ rõ sự tôn trọng với tác giả và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các dữ liệu.

3. Những xung đột về quyền lợi (Conflict of interest)

Có thể có nhiều quyền lợi khác nhau, nhưng chủ yếu có thể chia làm quyền lợi về tài chính, quyền lợi về tài nguyên và quyền lợi của các tổ chức, cơ quan

Một số ví dụ về xung đột về quyền lợi tài chính chẳng hạn như một GS được tài trợ bởi một công ty dược phẩm để phát triển sản phẩm của họ, đồng thời được mời làm người đánh giá sản phẩm của một công ty đang cạnh tranh. Như vậy, vì để được tiếp tục nhận tiền nghiên cứu, vị GS nọ có thể đánh giá trung thực về sản phẩm của công ty kia nếu nó thực sự tốt hơn sản phẩm mà ông đang nghiên cứu? trường hợp khác là một GS là đồng sở hữu của một công ty dược phẩm, được mời đánh giá sản phẩm của chính công ty của mình.

Xung đột về tài nguyên có thể kể đến việc một GS kiêm nhiệm nhiều việc, hướng dẫn cho sinh viên đồng thời làm nghiên cứu cho một cty khác và làm đề tài nghiên cứu cho trường. Vậy sinh viên này có được sự quan tâm đúng mức của vị giáo sư kia không?

Các tổ chức, cơ quan chính phủ đôi khi có thể can thiệp thô bạo vào các nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu về những vấn đề nhạy cảm như nguy hiểm của nhà máy điện hạt nhân, hay những nghiên cứu về tài nguyên, môi trường, thay đổi khí hậu. Sự can thiệp có thể thể hiện ở mức ngăn chặn việc nghiên cứu cho đến thay đổi các kết luận khoa học, buộc các nhà khoa học phải đưa ra những kết quả thuận theo những chính sách vạch ra.

4. vấn đề về đối tượng nghiên cứu (động vật, con người)

Đây là một phần rất lớn khi nói về đạo lý trong nghiên cứu, xin để dành để trình bày trong những lần sau.

[hr:864e1f9261]

các thầy cô có thể tham khảo bài gốc theo link sau:http://sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=1099&page=1
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top