Phô mai đậu nành

Phạm Quỳnh Anh

Senior Member
Tôi đang làm đề tài về phương pháp ủ chín phô mai đậu nành, nhưng kiếm không được tài liệu về sản phẩm này, xin được giúp đỡ!!!
À, có bạn nào có hình chụp colonies của Actinomucor elegans không, tôi tìm bằng google rồi nhưng không thấy! :?
 
http://jcm.asm.org/cgi/content/full/39/2/740?view=long&pmid=11158140

bài này free, cái hình là của Actinomucor elegans

http://www.onderzoekinformatie.nl/en/oi/nod/onderzoek/OND1277710/

bạn vào đó load cái Luận văn TS làm về Chao trung quốc; hy vọng có nhiều cái cho bạn đọc



Tôi thì chỉ mê ăn phó mát chứ chưa đọc tài liệu về nó, tuy vậy tui có  suy nghĩ thế này:

1-Phó mát là sản phẩm lên men từ sữa và sản phẩm là dạng đặc sau khi qua quá trình ép loại nước; hệ vi sinh vật lên men thì tui kô nhó rõ, nhưng tui biết đại khái là 2 nhóm: vi khuẩn và nấm mốc. Sản phẩm lên men bằng vi khuẩn thì ta gặp bình thường; riêng nhóm lên men bằng nấm sợi thì có tên là phó mát xanh (thằng bạn tui bảo nó thúi như xác chết - tui đã thử qua vài lần, ngon tuyệt, ngon hơn cả phó mát thường). Tuy nhiên tui hoàn toàn kô biết nhóm loài VSV cụ thể nào lên men phó mát (chịu khó lục inter thì ra).

2-Cái "nhu cầu" làm phó mát bằng đậu nành chắc chỉ có ở VN và mấy nước Châu Á lân cận. Theo tui biết thì sản phẩm lên men từ đậu nành, đậu tương bằng nấm mốc thì ở Vn ta có nhiều, điển hình là chao. Chao  ở Vn và những sản phẩm giống chao của TQ   được  gọi là phó mát phương đông. Tuy nhiên chao khác phó mát ở chỗ 1 bên ướt và một bên khô.

3- Do đó nếu bạn muốn lên men đậu nành thành phó mát thì bạn phải áp dụng quy trình lên men sản xuất phó mát như phương Tây nhưng thay vì dùng hệ VSV bình thường vốn dùng lên men phó mát mà phương Tây vẫn làm thì bạn thay chúng bằng Actinomucor elegans.

4-Như vậy vấn đề bạn cần tìm hiểu là hệ vi sinh vật nào tham gia vào quá trình lên men phó mát? Vi khuẩn hay nấm mốc hay nấm men? Quá trình này cần hệ vi sinh vật hay chỉ cần đơn chủng VSV? Trong đó có Actinomucor elegans không? Nếu thay cả hệ VSV bằng Actinomucor elegans thì liệu quá trình lên men có thành công hay không?

a. Tui đặt giả định là có Actinomucor elegans trong việc lên men sữa thành phó mát thì công việc  áp dụng Actinomucor elegans lên men đậu nành thành phó mát chắc sẽ không khó khăn lắm.

b. Ngược lại tui giả định rằng hệ vi sinh vật lên men sữa thành phó mát hoàn toàn kô hề có mặt Actinomucor elegans (ngay cả phó mát xanh) thì nếu bạn lên men đậu nành bằng Actinomucor elegans thì điều đó nghĩa là bạn đang làm ... chao, nhưng rất có thể sản phẩm là ... chao cứng. Lúc này  hy vọng bạn sẽ có sản phẩm mang "ưu thế lai" giữa phó mát phương Tây và chao Việt nam.

CHúc bạn thành công.

P/s: tui chỉ có thể giúp bạn tài liệu tiếng Anh chứ kô có tiếng Việt.
 
Bạn làm khóa luận hay làm gì khác.

Bạn chỉ làm quá trình ủ chín không thôi à, hay tất tần tật theo kiểu nghiên cứu công nghệ sx phomát từ đậu nành.
 
Cám ơn các bạn đã giúp tôi. Tôi làm khóa luận tốt nghiệp, chỉ làm phần ủ chín thôi. Thật ra sử dụng mốc chao để làm phô mai theo qui trình làm phô mai thì không thể ra sản phẩm là chao được vì chao thì có qua ngâm rượu và rất mặn.
 
Theo tôi bạn nên quan tâm đến ba vấn đề trong sản xuất phomai:
thứ nhất là bạn dùng chủng vi sinh vật gì để lên men lactic (để lên men tự nhiên hay dùng chế phẩm bán sẵn trên thị trường hay bạn phải tìm ra chủng vsv để lên men)
thứ hai là bạn dùng loại enzym protease nào để đông tụ sữa đậu nành đã lên men thành phomai
Thứ ba là tách nước như thế nào, và thời gian ủ là bao lâu để có sản phẩm.
Tôi chưa thử qua làm phomai từ sữa đậu nành nhưng tôi có kinh nghiệm trong việc sản xuất phomai từ sữa bò và sữa dê. Nếu bạn có hứng thú hãy email cho tôi tôi có thể đưa bạn vài tài liệu.
 
Tôi làm khóa luận tốt nghiệp, chỉ làm phần ủ chín thôi
ok, vậy bạn có thể tìm một số quyển sách sau để tham khảo, mình điền cả tóm tắt lấy từ thư viện quốc gia nhé:

1. TS. Lâm Xuân Thanh. Giáo trình công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. NXB: KHKT, 2003. Một số tính chất đặc trưng của sữa, thành phần hoá học của sữa, sữa nguyên liệu. Công nghệ các sản phẩm sữa: sản xuất sữa hộp, sản xuất kem, phomat, sản xuất sữa tươi, bơ.
Chương 9

2. Lê Ngọc Tú (chủ biên). Biến hình sinh học và các sản phẩm từ hạt.NXB: KHKT, 2000. Các dạng sản phẩm thực phẩm và đặc điểm chung của thực phẩm; Các chất tạo hình phổ biến từ hạt; Các tác nhân biến hình sinh học và các phản ứng biến hình prôtêin và tinh bột; Các sản phẩm đặc thù thu được khi biến hình sinh học prôtêin và tinh bột

3. PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền. Công nghệ sản xuất mì chính và các sản phẩm lên men cổ truyền. NXB: KHKT, 2004. Quyển này có bán rồi, nhưng tại thư viện quốc gia chưa biên vào đề mục. Chương 7

4. PGS. TS. Lương Đức Phẩm. Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm. NXB: Nông nghiệp, 2000.Hình thái, sinh lý và những quá trình vi sinh vật học liên quan đến chế biến và bảo quản thực phẩm. Vi sinh vật trong tự nhiên. Hệ vi sinh vật thực phẩm và các phương pháp bảo quản. Vi sinh vật của thịt, trứng, cá, sữa, rau quả và của bột, bánh mì. Vi sinh vật gây bệnh và ngộ độc thực phẩm. các hoá chất liên quan đến thực phẩm và vấn đề an toàn - vệ sinh thực phẩm

5. Lê Thị Liên Thanh, Lê Văn Hoàng. Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm sữa. NXB: KHKT, 2002. Giới thiệu đặc điểm, thành phần và cấu trúc của sữa tươi. Phương pháp bảo quản, thu nhận, lọc và tiêu chuẩn hoá sữa tươi. Kỹ thuật chế biến sữa. Kỹ thuật sản xuất bơ và pho mát

Riêng quyển 5 thì mình chỉ biết nó có chứ chưa cầm xem bao giờ.

Xin nói trước các quyển trên chỉ cung cấp cho bạn thành phần hóa học, hoặc các quá trình xảy ra, một số sự cố, chú ý, thiết bị trong công nghệ chế biến sữa thôi, chứ không có phần cụ thể viết riêng, chi tiết, đầy đủ về công nghệ sản xuất sản phẩm là pho mát làm từ đậu nành. Không có thì bạn mới phải làm đúng không nào. Bạn nắm tương đối về phần này rồi thì tìm tài liệu bằng tiếng anh mới không bị shock khi dịch bài.

Bạn làm về pho mát thì mình nghĩ với nguyên liệu ở đây là đậu nành có một số tính chất khác so với protein, lipit của sữa động vật như là: thành phần hóa học, các chất gây mùi, vị khó chịu của đậu nành (không phải mùi, vị pho mát), tách bã đậu trong quá trình chiết dịch sữa đậu,...

Nếu bạn không vội lắm trong việc làm khóa luận thì mình nghĩ bạn thử viết vài bài về những gì bạn thu thập được rồi gửi lên đây cho mọi người thắc mắc bạn sẽ dễ dàng trả lời hơn nếu bị các thầy, các cô quay cho một chập khi bảo vệ.

Thứ hai, khi bạn gửi lên sẽ có người có kinh nghiệm thực tế để chỉ cho bạn, thảo luận với bạn như anh Nghĩa chẳng hạn.

Không phải Minh đâu nhé :D , mình chỉ làm chân loăng quăng thôi.
 
Mấy ngày trước mình bận viết đề cương luận văn để nộp nên không nói rõ được ý của mình. Xin lỗi các bạn nhé! Mình muốn tìm tài liệu về phô mai đậu nành (soycheese) chứ không phải phô mai hay chao, mình nghĩ mình không phải là người đầu tiên làm đề tài này, mình đã đọc một bài báo về công trình nghiên cứu của viện CNSH hay viện gì đó...(không nhớ chính xác được) về chế biến đậu nành thành phô mai, bánh qui..., nhưng bài báo chỉ nói về thành tựu chứ không nói gì về cách thực hiện hết! ?:cry: Trên các web nước ngoài quảng cáo rất nhiều về soycheese, cách sử dụng soycheese nhưng mình tìm đỏ con mắt cũng không thấy tài liệu nào chỉ cách làm cả trong khi tài liệu về phô mai từ sữa thì tràn ngập. Có lẽ mình không biết tìm tài liệu một cách hiệu quả!
 
Mình muốn tìm tài liệu về phô mai đậu nành (soycheese) chứ không phải phô mai hay chao, mình nghĩ mình không phải là người đầu tiên làm đề tài này, mình đã đọc một bài báo về công trình nghiên cứu của viện CNSH hay viện gì đó...(không nhớ chính xác được) về chế biến đậu nành thành phô mai, bánh qui..., nhưng bài báo chỉ nói về thành tựu chứ không nói gì về cách thực hiện hết

Bạn thử tìm đọc quyển số 3 xem.

Thì nó có khác gì nhau mấy đâu mà lo, đều là protein và lipid được tách ra thôi mà, chỉ việc xử lý vài khâu đặc trưng cho đậu nành thôi. Bạn nói vậy nghĩa là bạn đã nắm rõ ràng về sản phẩm pho mát làm từ sữa rồi phải không?

Bạn tìm cách thực hiện thì không có là phải rồi, trừ khi đó những tài liệu về luận án thạc sỹ hoặc tiến sỹ may ra mới tìm được, chứ còn của Viện lại còn lẫn cả pho mát và bánh quy thì không hy vọng lắm tìm được quy trình công nghệ, vì cho dù họ có ứng dụng được thì mới chỉ ở quy mô phòng thí nghiệm thôi, mà với sản phẩm thực phẩm thì đó chưa là cái gì cả.

Còn muốn tìm rõ là cái nào thì bạn phải xem tác giả là ai, tên bài báo là gì, tạp chí nào? ít nhất là như vậy. Nếu nó thuộc các đề tài khoa học cấp nhà nước thì bao giờ mỗi đề tài chính của mỗi nhánh cũng có một cuộc hội thảo về các đề tài đó sau khi được nghiệm thu, và bạn chỉ việc tìm và xin tài liệu hội thảo, chứ không có trên mạng bằng tiếng Việt đâu, đừng tìm mất công. Còn tài liệu tiếng anh thì cứ việc hỏi anh Dũng :D.

Bạn tìm soycheese thì khó cho bạn rồi, nếu bạn biết tên tiếng anh của một quá trình nào đó trong công nghệ thì bạn đánh "từ đó" of/for soycheese thì may ra có hy vọng.

Bạn nộp đề cương rồi thì gửi lên đây cho mọi người xem có được không ?

Mấy ngày trước mình bận viết đề cương luận văn để nộp nên không nói rõ được ý của mình

Hy vọng lần sau bạn viết rõ ràng, và cẩn thận hơn cho người muốn giúp bạn biết rõ bạn cần cái gì, bạn đã có cái gì. ?:twisted:
 
Mình rất tiếc là không post đề cương lên được vì mình làm đề tài nhánh của thầy chứ không phải là ý tưởng của mình, như thế này thì mình có những giới hạn trong việc trao đổi các số liệu. Mong các bạn thông cảm, mình biết trên diễn đàn thì không nên giấu như vậy.
 
Có ai bảo bạn gửi số liệu đâu, là tui tui cũng giấu ?:D.

Định nghĩa, cách làm, ... hướng làm, những vướng mắc không lẽ bạn ko gửi được?
 
Mình gặp khó khăn trong việc cấy mốc lên phô mai, cấy bột bào tử làm sao cho đều? Đánh giá tốc độ sinh trưởng của mốc bằng cách nào là đơn giản, nhanh nhất :?: Làm sao bảo đảm môi trường vừa có ẩm độ như mong muốn, thoáng khí và vô trùng khi nuôi mốc? Dựa vào chỉ tiêu nào để xác định thời gian nuôi mốc, thời gian ủ chín (sau khi chấm dứt sự sinh trưởng của mốc). Cách đánh giá cảm quan sản phẩm? (khó khăn nhất là khâu này vì nhiều người "ái ngại" đồ ăn có "xuất thân" từ phòng thí nghiệm lắm)
 
US patent

Chào,
Khi bạn bí về hầu hết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật công nghệ, hãy đến 2 website này :
http://patft.uspto.gov/
http://ep.espacenet.com/
Uspto chỉ lưu trữ những patent đăng ký ở mỹ, tuy nhiên nếu một phát minh được triển khai ở dạng sản xuất đại trà thì hầu hết các tác giả hoặc chủ sở hữu đều đăng ký bảo hộ ở Mỹ. Vào website này thì đọc dạng text, nếu bạn muốn nhìn thấy hình ảnh, công thức hóa học ?thì phải cài Quicktime player và chỉ đọc từng trang thôi. Nếu gặp 1 dinosaur patent có chừng 100-300 trang thì chắc mất cả tuần mới lôi cổ nó hết về được(vd patent về human genome có độ dài khoảng 700 trang), bạn vào xem thử đi, nếu bạn muốn biết computer tip & tricks để save 1 patent 100 trang trong 5-10 phút thì nói, rồi mình hướng dẫn cho.
Espacenet lưu và liên thông với hầu hết các hệ thống patent trên toàn thế giới, tuy nhiên phần tiếng anh chỉ chiếm khoảng 50%, còn lại là tiếng Đức, Nhật, ... Trước đây, mình có lập trình 1 cái spider agent để tự động lôi toàn bộ các trang về lưu thành 1 file pdf, nhưng bây giờ nó khóa lại, đổi interface nên thua, chỉ đọc từng trang được thôi.
Trở lại soycheese bạn thử :
http://patft.uspto.gov/netacgi/nph-...=1&f=S&l=50&Query=ttl/(soy+and+cheese)&d=ptxt
thì ra 12 patents, hầu hết đều rất nhiều thông tin giá trị đúng ngay chủ đề bạn cần.
http://patft.uspto.gov/netacgi/nph-...1&f=S&l=50&Query=abst/(soy+and+cheese)&d=ptxt
ra 17 patents
Chúc bạn làm khóa luận thành công.
 
Hãy tự trả lời các câu hỏi trên trước đã rồi gửi lên đây, mọi người sẽ giúp bạn. Khiếp thảy một đống câu hỏi lên sợ quá.

Mốc của bạn là con gì thế?

Cách đánh giá cảm quan sản phẩm

Trước hết hãy nhìn và ngửi đã, nếu đủ tự tin thì cứ việc làm người đầu tiên thử cho sp của mình. Bạn có dám ăn sản phẩm của mình làm không.
 
Cám ơn anh Nguyễn Hoàng Bảo rất rất nhiều.
Gởi bạn Hoàng Đức Minh: mình không trả lời được mới đem lên đây hỏi chứ! :roll: ?Mình dùng hai giống mốc chao và penicilium roqueforti (tiện đây cho mình hỏi taxonomy của Actinomucor elegans ?) Còn đánh giá cảm quan thì cần ít nhất 10 người, trong đó không có mình để kết quả có tính khách quan, nhưng đánh giá về mùi, vị theo cách cho điểm thì phải lập một cái bảng điểm, cái mình không biết là làm sao lập đượ cái bảng này (giống như mấy cái phiếu thăm dò ý kiến khách hàng ấy) (phải có cơ sở lý thuyết, không thì phải "cười cầu tài" với hội đồng mất)
 
mình không trả lời được mới đem lên đây hỏi chứ!
Bạn phải tự tập bơi, vận dụng sức lực của chính bạn, hãy mạnh dạn trả lời. Đây là đề tài của bạn không phải của tôi, cho nên tôi không làm thay bạn được. Còn mọi người thấy bạn sai ở đâu sẽ chỉ cho bạn, diễn đàn này nhiều thầy, cô, anh, chị và nhiều bạn giỏi lắm :D. Cứ tự trả lời, có sai thì mới hiểu đúng được.

Còn đánh giá cảm quan thì cần ít nhất 10 người, trong đó không có mình để kết quả có tính khách quan, nhưng đánh giá về mùi, vị theo cách cho điểm thì phải lập một cái bảng điểm, cái mình không biết là làm sao lập được cái bảng này

Trời ơi, mình còn chưa thử kết quả của mình thì có cho vàng cũng chả có ai dám thử sản phẩm của bạn cả, chứ đừng nói đến đánh giá cảm quan. Để mình nói trình tự của một sản phẩm nói chung nhé: Trước hết bạn làm ?phải đánh giá xem nó có độc hại hay không trên động vật thí nghiệm ăn xong nó có quay lơ ra không?, hay ăn vào một thời gian nó có bị bệnh gì không?... nói chung là nhiều lắm, sau khi kiểm tra nó không độc hại, không ảnh hưởng thì bạn phải thử trên người tình nguyện he he, tất nhiên bạn phải là người đầu tiên rồi,... họ đánh giá ra sao, đến khi sản phẩm được coi là an toàn mới đến công đoạn đánh giá cảm quan, công nghệ sx ra sản phẩm để bán mà.

Sau khi hoàn tất các công đoạn đó, bạn mới đem sản phẩm của mình so sánh với mẫu chuẩn về: mùi, vị, màu sắc, hình thể, độ xốp, độ rắn, dư vị của nó. Những chuyên gia thử nếm sẽ dựa vào mẫu chuẩn mà cho điểm. Còn mẫu chuẩn và yêu cầu cụ thể thế nào thì bạn phải tự tìm thôi, ở cục khảo thí chất lượng ấy. Chúc may mắn :D

Mình dùng hai giống mốc chao
Tên nó là gì? Tên chủng, tên loài, số hiệu bao nhiêu? Không biết thì chịu, không ai có thể đảm bảo sản phẩm cho bạn cả.
 
OK, mình trả lời như sau, các bạn góp ý giúp nhé:
-Cấy mốc bằng cách phun huyền phù bột bào tử nhưng mình không có dụng cụ để phun, hay là cấy bằng ...que cấy (như thế này trông thủ công quá nhỉ?).Hoặc là, trong sản xuất phô mai vân xanh người ta cấy P.roqueforti vào cùng lúc với vi khuẩn lactic, cho nên các bào tử mốc sẽ được phân bố đều trong khối đông. Mình không làm như vậy được vì mình muốn mốc phát triển trên bề mặt khối đông chứ không ở bên ?trong (như thế này thì phải xăm để cung cấp không khí cho mốc, mắc công lắm)
-Xác định thời gian ngừng nuôi mốc và ủ chín dựa vào hàm lượng đạm amin trong các mẫu.
-Tạo môi trường có độ ẩm như mong muốn, thoáng khí và vô trùng thì phải có thiết bị chuyên dụng, mình không có cái này, bởi vậy mình đã không đưa yếu tố ẩm không khí vào đề cương, nhưng bỏ không khảo sát thì không an tâm lắm. :cry:
-Vấn đề đánh giá cảm quan thì không liên quan đến việc mình có dám ăn thử hay không, tất nhiên là làm xong thì mình sẽ đem thử trên con Mus musculus rồi mới ăn, sau đó mới dám đem nhờ người khác ăn. Mình sẽ tìm tài liệu về vấn đề này sau.
-Mình sử dụng giống Actinomucor elegans do thầy cung cấp, mình sẽ hỏi lại xem nó là chủng nào, hiện thời chỉ biết tên loài thôi, cái mình tìm là phân loại từ giới-->ngành-->lớp...-->loài ?(để trình bày trong phần lược khảo tài liệu ấy mà). ?:|
 
Tôi đọc bài của bạn thì mới nảy ra vài ý tưởng không biết nó có thành công với bạn không? bạn kiểm tra lại và thử thực hiện theo cách này nhé:

-Cấy mốc bằng cách phun huyền phù bột bào tử nhưng mình không có dụng cụ để phun, hay là cấy bằng ...que cấy (như thế này trông thủ công quá nhỉ?).Hoặc là, trong sản xuất phô mai vân xanh người ta cấy P.roqueforti vào cùng lúc với vi khuẩn lactic, cho nên các bào tử mốc sẽ được phân bố đều trong khối đông. Mình không làm như vậy được vì mình muốn mốc phát triển trên bề mặt khối đông chứ không ở bên  trong (như thế này thì phải xăm để cung cấp không khí cho mốc, mắc công lắm)

Bạn chỉ cần cấy trên bề mặt nên yêu cầu phải có nhiều que cấy một lúc, với yêu cầu nó cách đều nhau, bạn có thể sử dụng pipet 12 hàng (ở chỗ tôi người ta gọi là bồ cào), nhưng nó thường to quá nên khó sử dụng, nên bạn có thể dùng các cách sau: (dễ kiếm, hợp túi tiền sinh viên nhé  :mrgreen: )

Bạn có thể ra chợ mua một cái lược bí, lược dùng để chải chấy ấy (hì hì, nếu bị anh chàng nào trêu: em lớn vậy mà vẫn có chấy à! thì đừng nghỉ chơi, hay giận người ta nhé tội nghiệp, làm việc không câu nệ tiểu tiết  :lol: ) nhớ chọn cái nào làm bằng cật tre cứng cứng một chút, bạn bẻ bớt một số răng lược đi tùy yêu cầu, bạn làm như vậy có thể làm một lúc mấy chục hàng. Nhớ ngâm cồn để sát trùng nó nhé, không thì nhiễm hết, tất nhiên phải đợi nó khô không thì nấm của bạn sẽ nghẻo mất khi tiếp xúc với lược.

Hoặc dùng lược bằng nhựa, bằng ngà cũng được tốt nhất là kiếm loại lược làm bằng kim loại như inox, thép, đồng (nên chọn inox nếu bạn tìm được) chẳng hạn vừa dễ sát trùng, vừa có thể sử dụng nhiều lần nhưng phải bẻ bớt cho lọt được vào hộp hay khay đựng môi trường của bạn. Bằng nhựa thì sát trùng bằng cồn, còn kim loại thì cứ hơ trên ngọn lửa đèn cồn một cách tự nhiên như là que cấy thông thường ấy.

Hoặc bạn có thể ra chợ kiếm cái dĩa nào càng nhiều đầu nhọn càng tốt, thường tôi chỉ thấy ba đầu nhọn, ít khi thấy người ta làm nhiều hơn. Làm tương tự như mấy cái kia.

Bạn cứ thử đi, nếu hiệu quả, hay có vướng mắc gì thì bảo tôi một tiếng, để chia sẻ kinh nghiệm ấy mà. Nếu bị thầy cô hỏi ai cho phép em mang những thứ vớ vỉn này vào đây  :mrgreen: , thì cứ việc lẳng lặng mà làm thử, nhìn xong thầy cô sẽ hiểu. Lúc đó nếu thầy cô có hỏi ai bầy cho cách này thì nhớ giới thiệu diễn đàn và lôi kéo thêm vài thầy cô nhé, càng nhiều người có chuyên môn giải quyết công việc càng nhanh.

Tạo môi trường có độ ẩm như mong muốn, thoáng khí và vô trùng thì phải có thiết bị chuyên dụng, mình không có cái này, bởi vậy mình đã không đưa yếu tố ẩm không khí vào đề cương, nhưng bỏ không khảo sát thì không an tâm lắm.

Khó gì đâu, bạn lấy cái tủ cấy chuyển làm bằng gỗ mà các anh chị nuôi cấy mô tế bào hay làm ấy (cứ sang hỏi họ khi làm ngoài thực địa họ làm thế nào họ sẽ chỉ ngay cho bạn cái hộp gỗ đó, tiện thể mượn tạm luôn thì tốt  :mrgreen: ), mình hồi trước dùng cái này cấy giống để trồng nấm  :mrgreen: tuy không được vô trùng nhưng cũng giảm tương đối.

Còn độ ẩm thì lại càng dễ hơn, bạn đun một ấm nước sôi (để diệt trùng ấy mà), cho vào cái cốc hoặc xô thì tùy, rồi lấy giấy bạc hay nilông (để không thấm nước) bịt một phần miệng cốc lại, cho vào chỗ bạn lên men. Dùng ẩm kế đo độ ẩm, với số lượng xô hoặc cốc là bao nhiêu thì đạt độ ẩm bạn cần là xong (thường bọn này đòi hỏi độ ẩm từ 75% trở lên tôi không nhớ rõ lắm, bạn phải xem lại tài liệu hay hướng dẫn đi kèm với chủng của bạn).

Hoặc ra chợ kiếm cái bình tưới cây phun sương dạng mù, thỉnh thoảng nhảy vào xì xì vài phát độ ẩm tăng lên ngay. Nhớ là phải đun sối nước, đậy nước cẩn thận kẻo vi sinh vật từ ngoài rơi vào nhé. Nhớ sục cồn cả cái bình tưới cây nữa nhé, cho chết vi sinh vật ấy mà.

Bạn cứ thử nếu không hiệu quả tôi sẽ tìm cách khác cho bạn.

Mình sử dụng giống Actinomucor elegans do thầy cung cấp, mình sẽ hỏi lại xem nó là chủng nào, hiện thời chỉ biết tên loài thôi, cái mình tìm là phân loại từ giới-->ngành-->lớp...-->loài  (để trình bày trong phần lược khảo tài liệu ấy mà).  

Bạn kiếm thử quyển vi sinh vật học của Nguyễn Lân Dũng, Phạm Văn Ty (hình như là còn một tác giả nữa mình không nhớ tên) của nxb: giáo dục các năm 1997, 2000,... (nhiều lần xuất bản lắm).

He he he, spam một tẹo, làm các công việc trên tốt nhất bạn nên rủ thêm anh chàng nào đó khéo léo một chút hỗ trợ. ( Nếu bạn có người yêu thì đó là một thử nghiệm tấm lòng của chàng tốt đấy, nhất cử tam tứ tiện ?8) )
 
Quên mất, bạn chú ý nếu dùng lược kim loại thì chú ý xử lý phần bị oxi hóa ở bề mặt của nó bằng axit nào đấy thật loãng vào, (HCl 0,1 N chẳng hạn) để nó phản ứng loại bớt oxit kim loại ấy mà, thêm nữa cho bề mặt sạch loại bớt một số chất bẩn bám trên nó.

thoáng khí và vô trùng thì phải có thiết bị chuyên dụng

Không cần thiết bị chuyên dụng lắm nếu làm vài mẫu, mình chỉ cần nắm nguyên lý và nguyên tắc rồi bỏ vài tiếng ra nghĩ là ra cách làm chấp nhận được ngay, mà đợi thiết bị chuyên dụng thì làm gì có tiền mà mua .

Không phải tôi có ý chê các thiết bị đấy đâu, tôi chỉ muốn nói rằng: Đừng đợi thiết bị hay cái gì người khác đem đến hoặc mua cho, hãy nỗ lực tự tạo lấy đồ dùng và thiết bị dựa trên một số yêu cầu của mình, và điều kiện của chính mình. Chẳng phải thiết bị chuyên dụng cũng được làm từ những ý tưởng đó ư, rồi cải thiện dần dần đến ngày càng hiệu quả cao hơn.
 
Re: US patent

Nguyễn Hoàng Bảo said:
bạn vào xem thử đi, nếu bạn muốn biết computer tip & tricks để save 1 patent 100 trang trong 5-10 phút thì nói, rồi mình hướng dẫn cho.
? ?Mình đã vào những web bạn chỉ, đúng là những thứ mình cần nhưng mình không thể ngồi ở ngoài tiệm net suốt ngày để đọc từng trang được, vả lại mình không giỏi Anh văn nên đọc cũng "hụt hửi" lắm. Bạn chỉ mình ?computer tip & tricks nhé! ?À, cho mình thắc mắc một chút, computer tip & tricks ?là gì vậy?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top