Thắc mắc về đột biến chuyển đoạn (><)

Uh, mình và cả lớp đều chọn vậy mà. Có niềm tin và hy vọng để thắc mắc lại điểm rùi. Yeah! Nhưng cũng chẳng lên đc bao nhiêu, chắc là lên đc 8 thui. Chết mất thui, kéo điểm xuống bao nhiêu!:tutu:
Thắc mắc lại điểm là tối hạ sách đó Mr Zek ơi! Hy vọng là Mr Zek sẽ không làm cái điều ngu xuẩn đấy.
 
Thắc mắc lại điểm là tối hạ sách đó Mr Zek ơi! Hy vọng là Mr Zek sẽ không làm cái điều ngu xuẩn đấy.

Có chi mà tối hạ sách ạ, mình làm đúng mà cô giáo bảo là sai thì phải thắc mắc chứ ạ. Đây không chỉ là vấn đề điểm số mà còn là vấn đề kiến thức nữa ạ, cơ hội tốt để củng cố lại kiến thức.:mrgreen:
 
Thắc mắc lại điểm là tối hạ sách đó Mr Zek ơi! Hy vọng là Mr Zek sẽ không làm cái điều ngu xuẩn đấy.
Cái này thì anh ko phải lo đâu ạ. Em quen vụ này nhiều rùi và có kinh nghiệm. Với lại cả lớp em đều bị chấm sai thế mà=> Sẽ đc sửa điểm do cô giáo của bọn em rất biết lắng nghe và công tâm. Nếu cô chấm sai thì cô sẽ sửa, ko có gì mà phải sợ đâu ạ.
 
Chuyển đoạn tương hỗ hay không không có liên quan gì đến đoạn bị trao đổi có bằng nhau hay không.
Bạn Immie: người ta vẫn tính được độ dài của gen mà bạn:mrgreen:

^^ okie
ý mình là cái hình vẽ mô phỏng NST cơ
nhưng dù sao thì cũng công nhận mình sai rùi ^^
okie :)
@Zek: ý mình là gen alen ^^ thank bạn nah :)
 
Thế theo CRAZO, nếu tính được độ dài của gen sẽ tính được độ dài của nhiễm sắc thể phải không?

Điều này thì em không được rõ có lẽ do dùng từ nhầm:mrgreen:, độ dài của NST tùy thuộc vào trạng thái của nó như thế nào, nó đang tháo xoắn hay đóng xoắn...
Trong phần NST có một câu "NST dài nhất của con người chứa sợi ADN dài tới 82mm, sau khi xoắn cực đại ở kì giữa chỉ dài 10 micrometres" => Người ta vẫn tính được độ dài của NST chứ không như bạn Immie nói rằng "không thể mang thước kẻ ra mà đo được":)
 
Điều này thì em không được rõ có lẽ do dùng từ nhầm:mrgreen:, độ dài của NST tùy thuộc vào trạng thái của nó như thế nào, nó đang tháo xoắn hay đóng xoắn...
Trong phần NST có một câu "NST dài nhất của con người chứa sợi ADN dài tới 82mm, sau khi xoắn cực đại ở kì giữa chỉ dài 10 micrometres" => Người ta vẫn tính được độ dài của NST chứ không như bạn Immie nói rằng "không thể mang thước kẻ ra mà đo được":)

oh mình đã nói rùi mà ^^
ý mình là khi họ vẽ hình minh họa thì đâu có thể lấy thước ra đo đoạn bị chuyển là có bằng hay ko bằng ^^
hơn nữa chuyển đoạn hay ko cũng ko có liên quan đến độ dài của gen (như bạn có nói đó)
dù sao thì cũng công nhận đây là chuyển đoạn tương hỗ :)
 
Thế theo CRAZO, nếu tính được độ dài của gen sẽ tính được độ dài của nhiễm sắc thể phải không?
cái này theo e là ko đúng,độ dài gen ko thể tính độ dài nhiễm sắc được anh thọ !ko biết đúng ko?
 
Chứ ý của anh thọ là sao ạ?hic,thôi để mình đọc cái topic từ đầu cho mau !xấu hổ quá đi:divien:
 
Theo mình hiểu thì :
Chuyển đoạn tueoeng hỗ là chuyển đoạn có sự tách ra của 1 đoạn trên cả 2 NST ko cùng nguồn vả 2 đoạn này trao đổi cho nhau.
Chuyenwddoaanj không tương hỗ( chuyển đoạn đơn) là chuyển đoạn mà 1 đoạn NST này đứt ra và gắn vào 1 NST ko cùng nguồn còn nguyên vẹn ở 1 cặp NST khác.

Vì thế nên chuyển đoạn không tương hỗ sẽ làm cho 2 NST không bằng nhau --> cô giáo pạn đung òi :hoanho::hoanho::hoanho::hoanho:
 
Theo mình hiểu thì :
Chuyển đoạn tueoeng hỗ là chuyển đoạn có sự tách ra của 1 đoạn trên cả 2 NST ko cùng nguồn vả 2 đoạn này trao đổi cho nhau.
Cheatmo1 có thể cho biết 2 NST không cùng nguồn là gì được không?
Vì thế nên chuyển đoạn không tương hỗ sẽ làm cho 2 NST không bằng nhau --> cô giáo pạn đung òi :hoanho::hoanho::hoanho::hoanho:
Ý của cô giáo Mr Zek không phải là ý này đâu, bạn đọc lại mà xem.
 
To Zek: nhưng cúi cùng thì sao, có kiện cô đc ko em :mrgreen:
Vấn đề không phải được hay không, mà để làm gì? --> chẳng để làm gì cả!:eek:. Mà thấy cô giáo của Mr Zek cũng có cái hay, tương hỗ suy luận thành hai đoạn trao đổi phải bằng nhau cũng không phải là quá vô lý. Chẳng hạn trong vật lý nói đến hai lực tương hỗ có độ lớn bằng nhau thì phải, lực và phản lực là hai lực tương hỗ đó thôi nhỉ. Có thể cô giáo Mr Zek nhầm nhưng chắc cô ấy cũng có cái lý của mình đấy chứ nhỉ?
 
Cô giáo mình khi xưa dạy mình thì khác nói là chuyển đoạn tương hỗ là sự trao đổi qua lại của hai nhiễm sắc thể,ko nhất thiết đoạn chuyển phải bằng nhau bạn ạ,còn ko tương hỗ là bên cho bên nhận như là chuyển đoạn robeson ấy ,nhưng ngày ấy đọc sách thấy nhiều cái sai nhưng ko dám cãi lại cô:)
 
Kết quả đây! Kết quả đây! Cô giáo em ko thừa nhận là sai nhưng cô đã sửa lại đáp án. 7,5-->8,5. Em thoát chết! Cám ơn mọi ng nhìu, nhìu lắm!(y)(y)(y)
 
Đúng là may thật,nói chung là mình cãi với cô nhưng mà có mức thôi,mình từng cãi nhau tray đôi với thầy cô bị đì ghê lắm,cô bạn sửa lại xem như cô chấp nhận cô sai làm hăng lên là cô mất mặt cô xử đấy nhe
 
Cái này thì bạn ko phải lo, đây là kiến thức "đối nhân xử thế" thông thường mà ai cũng phải và nên biết mà.:dance:
 
Cũng liên quan đến đột biến cấu trúc NST, Phú xin tặng mọi người một bài tập nho nhỏ làm thử:
1. Xét 1 cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng mang các gene theo trình tự như sau: ABCDExFGHabcdexfgh (x là tâm động)
a) Do đột biến cấu trúc NST đã tạo nên 2 NST là AbcdDExFGHaBCexfgh. Mỗi NST trên thuộc dạng nào trong đột biến cấu trúc NST. Nêu vai trò và cơ chế phát sinh của dạng đột biến đó?

Mình nghĩ đề bài cần cho thêm dữ kiện là đột biến này xảy ra vào giai đoạn nào của quá trình phát triển tế bào nữa, mỗi thế này thì khó hình dung quá! Bạn nào gợi ý một tí giúp coi.(y)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top