Thắc mắc về đột biến chuyển đoạn (><)

Cũng liên quan đến đột biến cấu trúc NST, Phú xin tặng mọi người một bài tập nho nhỏ làm thử:
1. Xét 1 cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng mang các gene theo trình tự như sau: ABCDExFGHabcdexfgh (x là tâm động)
a) Do đột biến cấu trúc NST đã tạo nên 2 NST là AbcdDExFGHaBCexfgh. Mỗi NST trên thuộc dạng nào trong đột biến cấu trúc NST. Nêu vai trò và cơ chế phát sinh của dạng đột biến đó?
b) Trong quá trình giảm phân của 1 tế bào sinh tinh chứa cặp NST nói trên, ở kì sau của giảm phân II, cặp NST này đã không phân li ở cả hai tế bào con. Kết quả tế bào này có thể tạo ra những loại giao tử nào? :)
Anh ui, cái đề này khó quá ta, em lại hok dốt Sinh nữa. Nhìn thì ban đầu tưởng như đây là đột biến chuyển đoạn nhưng ko phải vì đây là cặp NST tương đồng. Hix hix. Chắc là phải ngồi ngâm đề ra nước thì mới ra đc.
 
Câu 1. chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST tương đồng, trao đổi đoạn BC và bcd.
Câu 2. 3 loại giao tử: (ABCDExFGH ABCDExFGH) (abcdexfgh abcdexfgh) và 0.
Đúng không bạn??? :buonchuyen:
 
Câu 1 hình như là sai rùi đó bạn, đột biến chuyển đoạn xảy ra đối vs các NST ko tương đồng. Theo mình, đây là đột biến lặp đoạn (NST thứ nhất) và mất đoạn (NST thứ hai) do sự trao đổi chéo ko cân giữa các NST tương đồng ở kỳ đầu của giảm phân I. Còn câu 2 thì có vẻ là đúng rùi đó:mrgreen:
 
Ah, sorry bạn nhìu, câu 2 hình như bạn cũng sai nốt rùi. 3 loại gtử ntn cơ: (AbcdDE.FGH AbcdDE.FGH) (aBCe.fgh aBCe.fgh) (0). Hi hi. Sorry nhìu nha!
 
Câu 1: đồng ý. Mình sai.:akay::akay::akay:
Câu 2: nếu xét cả trường hợp đột biến thì 3 loại giao tử phải là thế này chứ:
(AbcdDE.FGH ABCDExFGH)
(aBCe.fgh abcdexfgh)
và 0
Vì trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu của giảm phân 1 chỉ xảy ra trên 1 cromatit của NST kép mà.
Bạn nghĩ sao??? :buonchuyen:
 
Mọi ng ui, hôm nay em vừa làm 1 bài kiểm tra tồi tệ nhất lịch sử thi cử! Ko biết sau vụ này em còn gượng dậy được ko nữa:cry:. Muốn khóc nhưng ko sao khóc nổi. Lâu lắm rùi em chưa khóc về chuyện học hành. Cho em hỏi 1 câu về đột biến chuyển đoạn trong đề kt của em: Có 1 đột biến làm chuyển đoạn giữa 2 NST ko tương đồng, làm chuyển các đoạn NST "ko bằng nhau" giữa chúng. Vậy đột biến này là chuyển đoạn tương hỗ hay ko tương hỗ??? Em nghĩ đột biến này là đột biến chuyển đoạn tg hỗ nhưng cô giáo của em lại bảo là ko tg hỗ. Hix hix. Xin mọi ng cho em biết ai đúng được ko ạ.
dù muộn mình cũng có vài lời cho môn sử của bạn
Thực ra, cả năm vừa rồi, mình không học sử, không phải là không thích học, mà là không có lúc nào học vì mấy môn chính toán, lý, hoá, sinh chiếm hết rồi. Hôm nay bạn thân của mình biết kết quả thi học sinh giỏi, 17 Hoá, 18.5 sinh. dù mình chưa biết kết quả vì thực ra cả năm học vừa rồi, mình chỉ theo Toán Lý Hoá mà bỏ bê môn sinh, tuy nhiên, lúc vào phòng thi, mình vẫn mong làm được bài, điều này quá là nghịch lý. Vì vậy, nếu bạn học mà điểm kém, bạn phải buồn, nếu bạn không học mà điểm không cao, đó là điều may mắn, để bạn rút kinh nghiệm cho lần sau... he he... (mình già rồi, chịu khó tí nhé):mrgreen:
p/s: Chờ kết quả thi dài cổ, không biết có kiếm thêm được đồng nào cho năm học này không:mrgreen:
 
Câu 1: đồng ý. Mình sai.:akay::akay::akay:
Câu 2: nếu xét cả trường hợp đột biến thì 3 loại giao tử phải là thế này chứ:
(AbcdDE.FGH ABCDExFGH)
(aBCe.fgh abcdexfgh)
và 0
Vì trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu của giảm phân 1 chỉ xảy ra trên 1 cromatit của NST kép mà.
Bạn nghĩ sao??? :buonchuyen:
Uh, mình đồng ý vs ý kiến của bạn:mrgreen:
 
Đáp án:
a) - AbcdDExFGH: đột biến lặp đoạn. Vai trò: có ý nghĩa đối với sự tiến hóa của hệ gene và tạo ra vật chất di truyền bổ sung,...
- aBCexfgh: đột biến mất đoạn. Vai trò: sử dụng để xác định vị trí của gene trên NST,..
- Cơ chế hình thành: Xảy ra trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit không chị em của hai NST kép tương đồng
b) Các giao tử có thể được tạo ra:
- Giao tử có 2 NST của cặp là: ABCDExFGH, ABCDExFGH
- Giao tử: abcdexfgh, abcdexfgh
- Giao tử không có NST của cặp (giao tử O) :mrgreen:
Anh Phú ui, đáp án câu b em thấy ko ổn, đột biến xảy ra ở kỳ đầu GPI => các NST bị đột biến rồi mới bước vào GPII!!!
 
Anh ui, đột biến này chỉ có thể xảy ra ở kỳ đầu GPI, còn ở GPII đề bài cho là sự ko phân li của cặp NST đã bi đột biến này thôi.
 
Mọi ng ui, hôm nay em vừa làm 1 bài kiểm tra tồi tệ nhất lịch sử thi cử! Ko biết sau vụ này em còn gượng dậy được ko nữa:cry:. Muốn khóc nhưng ko sao khóc nổi. Lâu lắm rùi em chưa khóc về chuyện học hành. Cho em hỏi 1 câu về đột biến chuyển đoạn trong đề kt của em: Có 1 đột biến làm chuyển đoạn giữa 2 NST ko tương đồng, làm chuyển các đoạn NST "ko bằng nhau" giữa chúng. Vậy đột biến này là chuyển đoạn tương hỗ hay ko tương hỗ??? Em nghĩ đột biến này là đột biến chuyển đoạn tg hỗ nhưng cô giáo của em lại bảo là ko tg hỗ. Hix hix. Xin mọi ng cho em biết ai đúng được ko ạ.
Hiểu cơ bản là:
- Chuyển đoạn tương hỗ là cả 2 NST cùng đổi đoạn cho nhau
- Ko tương hỗ là Chỉ 1 cái cho còn cái kia thì chỉ nhận
=> chuyển đoạn giữa chúng thì là tương hỗ rồi
Cô giáo của bạn sai r :)) cãi cả sgk thì chịu :))
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top