Học là gì?

Hoàng Đức Minh

Senior Member
Staff member
Mọi người suốt ngày nghe thấy từ học, nào là học chính, học thêm, học phụ đạo, học thạc sĩ, học nghiên cứu sinh... Rồi bố mẹ bắt các em học sinh phổ thông è cổ với hàng đống môn học: toán, lý, hóa, văn, anh, sinh... Khi được hỏi học để làm gì thì thường trả lời để củng cố và nâng cao kiến thức. Đến khi nó hỏi tiếp củng cố cái gì? nâng cao cái g?ì thì bố mẹ lắc đầu và thường nạt con: học đi, thắc mắc nhiều lắm chuyện, tao cho ăn roi bây giờ. Rồi lại bảo: " Cố lên con nhé! Con là niềm hy vọng của cả nhà phải cố lên, ko học thì sau này chỉ có mà chết đói"

Vậy cho em hỏi: Học là gì? Và nên học theo phương pháp nào cho phù hợp để có thể vận dụng linh hoạt trong các trường hợp khác nhau.
 
Trong chùm bài viết về "Người Việt trẻ xấu xí" họ có đưa ra nhận định về người Việt có khá nhiều điểm tương đồng với người Trung Quốc, mục đích của sự học là để kiếm gạo mà không phải là mụch đích nâng cao hiểu biết. Thế nên mặc dù với một tỷ lệ người tốt ngiệp đại học cao so với mặt bằng chung nhưng một anh tiến sĩ Việt Nam ra đường vẫn không biết dừng trước đèn đỏ, một thạc sĩ xã hội học không biết xếp hàng mua vé tàu...và vân vân những trường hợp xả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm...vẫn xuất hiện trong thành phần trí thức Việt ta. Liệu ở đây, có thật là do dân trí thấp?


Còn nếu hỏi tại sao chúng ta phải ngày ngày cắp sách tới trường để học thì có thể nhìn lại những người không có học được xã hội nhìn nhận thế nào. Mấy tay cầu thủ, vận động viên cá độ, mất đoàn kết thì dư luận đều kết lại một điều là mấy tay đó mới chỉ tốt ngiệp hết cấp hai, cấp 3, đầu đất cũng phải. Tại sao dư luận luôn đánh giá con người qua cái sự học thức như vậy.

Có thể thấy là không phải tất cả những người có học vấn cao luôn luôn thể hiện là người có hiểu biết, một người nông dân không biết chữ nhưng vẫn nhã nhặn, khéo léo trong quan hệ xã hội, quan tâm tới mọi người. Một anh tiến sĩ tốt ngiệp nước ngoài gọi bố mẹ là ông bà già, xử sự thì thô lỗ cục cằn, với đồng ngiệp thì ích kỷ nhỏ nhen... Cái sự học không cứ phải là trường lớp bằng cấp, trường đời là cả một vốn kiến thức đa dạng và khổng lồ mà chúng ta luôn phải không ngừng học tập phải không ạ.

Học để làm gì ư? Học để biết được đúng sai trong các quan hệ xã hội hằng ngày, để không bị kiện tụng vì thiếu hiểu biết luật pháp, để biết giao tiếp khi đi ra nước ngoài, để mỗi khi tham gia forum không bị người ta gọi là em chã, hiểu biết chuyên môn để có thể giải quyết công việc hằng ngày....Học để giảm cái phần chã trong mỗi con người phỏng có đúng không ạ?
 
Đúng là cái tư tưởng học để kiếm cơm thật vừa có cái hợp lý của nó nhưng cũng dễ bị hiểu méo mó.
Các bậc phụ huynh vừa muốn con học thành tài, nhưng cũng muốn phải đảm bảo bát cơm về sau. Vì thế đa số bậc phụ huynh chỉ thúc dục con cái học đến lớp 12. Vào đại học học như thế nào là chuyện của chúng nó. Ra trường có tấm bằng để chúng tao xin việc cho (mà có ai học mà không ra trường...ở VN)
? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Luận ngữ có câu rất hay: học mà không suy nghĩ thì không hiểu biết, suy nghĩ mà không học thì luôn nghi ngờ.
? ? ? ? ? ? ? ? ? Cuốn sách có tác động lớn nhất đến tôi trong việc học là một cuốn sách của một nhà sư phạm nổi tiếng thế giới. Đó chính là cuốn How to solve it của G.POLYA. Mặc dù cuốn này nói về toán nhưng ứng dụng của nó rộng hơn nhiều. Trên thực tế tôi thấy dân chuyên Toán ở VN mình thực chất là có cái đầu thông minh chứ đam mê Toán thuần túy thì chỉ một số nhỏ. Mà cái đầu thông minh này một phần do di truyền, một phần do nuôi dưỡng mà làm toán là một bài luyện tập trí óc không gì có thể thay thế được (kiểu chạy jogging đối với việc duy trì sức khỏe).
? ? ? ? ? ? ? ? ?Cuốn sách này có giá trị như thế nào đối với việc học: nó chỉ cho ta cách giải quyết các vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống. Quan trọng hơn chính là nó nói ra thành lời, viết ra thành bước những tư duy logic của chúng ta khi đứng trước một vấn đề. Tôi đã quan sát hai người bạn vốn giỏi Toán của tôi: một người chỉ giỏi Toán và một hai môn Tự nhiên khác có liên quan (Hóa, Lý, Tin), người kia giỏi toàn diện không chỉ trong học tập mà trong chơi bời (nắm bắt vấn đề nhanh, đam mê, độ tập trung cao, có phương pháp...). Người sau đã được rèn từ nhỏ về làm Toán.
? ? ? ? ? ? ? ?Trong một bài mới tôi sẽ copy lại cái phần mở đầu của cuốn sách để các bạn tham khảo:
 
Em cũng biết mấy quyển nhưng đọc chỉ hiểu lơ mơ thôi, viết tên ra đây ai đọc hiểu thì chỉ cho em biết với nhé!

1. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo. Học và dạy cách học. NXB: Đại học sư phạm, 2004. Cuốn này đọc tuyệt vời, chỉ có điều vận dụng thì mệt lắm.

2. Jeannette Vos - Gordon Gryen. Người dịch: Vương Tuấn Anh. Cách mạng trong học tập những yếu tố và phương pháp học hướng dẫn học tập tốt. NXB: Văn hóa thông tin, 2004.
Cuốn này được dịch từ bản tiếng anh: Success way for learning in the new century.

Phương pháp được chỉ dạy trong cuốn này tuy hay nhưng xa vời với Việt Nam quá. Nhất là về học ngoại ngữ, không biết nếu em muốn tự học theo trực tuyến kiểu như vậy thì nên học ở đâu.
 
Nguyễn Đình Phương said:
Trong chùm bài viết về "Người Việt trẻ xấu xí" họ có đưa ra nhận định về người Việt có khá nhiều điểm tương đồng với người Trung Quốc, mục đích của sự học là để kiếm gạo mà không phải là mục đích nâng cao hiểu biết. Thế nên mặc dù với một tỷ lệ người tốt ngiệp đại học cao so với mặt bằng chung nhưng một anh tiến sĩ Việt Nam ra đường vẫn không biết dừng trước đèn đỏ, một thạc sĩ xã hội học không biết xếp hàng mua vé tàu...và vân vân những trường hợp xả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm...vẫn xuất hiện trong thành phần trí thức Việt ta. Liệu ở đây, có thật là do dân trí thấp?


Học để làm gì ư? Học để biết được đúng sai trong các quan hệ xã hội hằng ngày, để không bị kiện tụng vì thiếu hiểu biết luật pháp, để biết giao tiếp khi đi ra nước ngoài, để mỗi khi tham gia forum không bị người ta gọi là em chã, hiểu biết chuyên môn để có thể giải quyết công việc hằng ngày....Học để giảm cái phần chã trong mỗi con người phỏng có đúng không ạ?

Quá hay anh ạ. Em nghĩ còn học để hiểu, để làm, để hợp tác, cùng chung sống và quan trọng nhất là học để làm người. Trong đó học để làm người là mức cao nhất khó đạt nhất, do nội dung và phổ của nó quá rộng.

Làm thế nào để tìm được quyển "Người Trung quốc xấu xí" bằng tiếng anh hoặc tiếng việt bây giờ, ở chỗ em không thấy bán :D .
 
The verb learn has 6 meanings:

Meaning #1: acquire or gain knowledge or skills
?Synonym: larn


Meaning #2: get to know or become aware of, usually accidentally
?Synonyms: hear, get word, get wind, pick up, find out, get a line, discover, see


Meaning #3: commit to memory; learn by heart
?Synonyms: memorize, memorise, con


Meaning #4: be a student of a certain subject
?Synonyms: study, read, take


Meaning #5: impart skills or knowledge to
?Synonyms: teach, instruct


Meaning #6: find out, learn, or determine with certainty, usually by making an inquiry or other effort
?Synonyms: determine, check, find out, see, ascertain, watch


--------------------------------------------------------------------------------

Mỗi giai đoạn đi học có những cách học khác nhau.Học thế nào đừng để khi có người hỏi đến những kiến thức mình đã học mà mình lại trả lời là không nhớ.Không nên học nhiều quá mà chỉ nên học sâu một vài vấn đề mà mình tâm đắc và có niềm say mê."Một nghề cho chín còn hơn chín nghề."
 
Lê Đoàn Thanh Lâm said:
Học thế nào đừng để khi có người hỏi đến những kiến thức mình đã học mà mình lại trả lời là không nhớ.

Lâm có chắc không thế?

Tôi từng được khuyên 1 câu, rằng phải học cách quên, cách vứt bỏ những cái đã học. Mặc dù chưa có thử nghiệm (cái sự quên nó đến tự nhiên chứ chả cần phải học cách quên), chưa suy nghĩ về lời khuyên này nhưng tôi vẫn nhớ như in trong đầu câu nói đó.
 
Lê Đoàn Thanh Lâm đã viết :
Học thế nào đừng để khi có người hỏi đến những kiến thức mình đã học mà mình lại trả lời là không nhớ.

Bạn có nhầm không vậy???
Nếu mà mình nhớ được hết những gì mình đã học thì bạn tưởng tượng xem mình sẽ là người như thế nào? Chắc lúc đó cái đầu của mình phải to lắm nhỉ.
 
Quên có nghĩa là nó thấm vào ta rồi đấy, mà không cần phải để tâm mà nó tự được đem ra sử dụng khi thích hợp mà chính ta cũng không biết nữa.

Học là để làm việc, để vận dụng trong cuộc sống, cho dù mình có biết nhiều đến đâu đi chăng nữa, có biết sâu, hiểu rộng đến thế nào đi nữa mà không vận dụng, không đem cái đã học ra làm việc thì cũng chỉ là thứ vứt đi mà thôi. Kiến thức cụ thể thì sẽ quên hết, nhưng phương pháp tư duy, cách giải quyết vấn đề, cách nhìn vấn đề sẽ luôn luôn đọng lại. Đi học là đi học cái này chứ không phải hoàn toàn là kiến thức, kiến thức chỉ là phương tiện để đạt được cái này thôi.

Em nghe hay đọc được một câu nói rất hay của một nhà văn không nhớ ở đâu nữa đại ý rằng: Lúc nhỏ thì phải học cho rộng giống như khai thác quặng vậy, lúc trẻ thì càng có nhiều quặng càng tốt, học càng rộng càng tốt nên lúc trẻ hay dùng từ hiểm hóc, càng khó, càng nổi càng hay. Khi lớn hơn thì mới đào sâu và tinh luyện, chọn lọc tinh hoa của các loại quặng rồi qua lò luyện của cuộc sống mà tinh lọc dần, lúc này câu chữ đã bớt hoa mỹ hơn, đã dễ nghe hơn đã thân thuộc hơn. Đến khi lớn tuổi, chỉ còn lại những gì tinh hoa nhất, là vàng mười. Đến lúc này thì nó lại gần gũi nhất với tiếng nói của nhân dân, ngôn ngữ hàng ngày. Cho nên lúc trẻ mà không chịu khó đào xới, thu thập kiến thức, vốn liếng (quặng) thì sau này lấy gì mà tinh luyện, lấy gì mà dùng.
 
hihi, mọi người hiểu sai ý em rồi. Không nhớ ở đây là không biết mình đã học ở đâu, muốn tra cứu chỗ nào, nằm ở vấn đề nào mà không biết được.
Em ngẫm ra một vòng tuần hoàn về sự học: Học --> Làm việc --> Sống --> Học.
Bây giờ em đang là sinh viên, cần phải học thì mới ra làm việc được, học để làm việc.Có làm việc mới nuôi sống trước hết được bản thân mình ( còn đóng góp cho xã hội thì ai giỏi giang sẽ đóng góp được nhiều, ai vừa vừa thì đóng góp vừa vừa).Và khi đã sống được rồi thì ta lại học vì kiến thức là vô hạn, và càng hiểu biết nhiều trái tim ta càng thêm hứng thú.
 
Em nói mấy bác đừng la con nít biết gì mà nói.Em thấy không nên thảo luận học để làm gì  nên thảo luận học sinh học để làm gì,coi bộ thực tế hơn.
 
Thế nhưng khi qua được cái ải ĐH ,thoát khỏi 12 năm trời bị gò ép thì chúng ta thu được gì ?

Thu được rất nhiều thứ, chỉ có điều ta quên đọc lại, điểm lại, nhớ lại, ghi lại những thứ ta thu được mà thôi. Cách đây mấy tháng tôi có đọc lại sách giáo khoa của phổ thông thì thấy quả thực bây giờ mình mới hơi hơi hiểu những gì viết ra trong đó theo một hệ thống rất chặt chẽ, cái nó liền mạch với cái kia, khó có thể tách một bài nào ra khỏi bài nào được, mà mãi sau này mới lờ mờ nhận ra. Hồi đi học, mình ko bao giờ nhận ra cái kết cấu đó trong mỗi quyển sách giáo khoa.

Hy vọng cải cách giáo dục sẽ toàn diện hơn và hy vọng thế hệ lãnh đạo ngành giáo dục sau này sẽ thực tế hơn(vì chính họ đã nếm qua những năm tháng mài đũng quần trên ghế nhà trường bây giờ ko phải là sung sướng gì)

Đợi họ cải cách thì lâu lắm, tôi ko trông đợi gì ở những cái ngoài khả năng của mình, ta phải tự cải cách, tự tìm phương pháp cho phù hợp với chính mình thôi, vì thời này mà ko rèn được khả năng tự học thì có mà chết, vì ko ai có thể học hộ học thay cho ta được.

Internet và nhiều phương tiện phụ trợ đã sẵn rồi, điều kiện mở rộng giao lưu, học hỏi đã vươn ra rất xa, chứ ko còn bó hẹp như hồi trước nữa, có rất nhiều tài nguyên ở đó, vấn đề là biết cách chọn và hạn chế những gì cần biết và muốn biết ở đó thôi.

Vì khía cạnh kiến thức thì đã đáp ứng được nhưng khía cạnh đạo đức đan bị bỏ lơ.

Kiến thức ko quan trọng mà phải học được cách suy nghĩ, cách hỏi tại sao lại như thế. Vì kiến thức học 1 lần ko thuộc thì 10 lần có thể thuộc, nhưng hiểu được nó thì ko phải ai cũng hiểu, cũng vận dụng được. Học là cần hiểu, cần vận dụng chứ ko phải là học xong rồi để đấy, để trả bài được điểm cao.
 
ơ anh Hoàng Đức Minh đặt tình huống ba mẹ đe nẹt con cái học rất thực tế và khá ngộ. uh đúng đấy, bàn về việc học thì bít lời giải nào cho thỏa đáng, mà có thiệt thì ai hỉu cho mình. người cần hỉu thì chẳng hỉu, chán thiệt! cũng có đôi lúc em tự hỏi, mình học thế này để làm j nhỉ, sao cứ phải theo một khuôn mẫu mà xã hội đã định ra để kiếm ra bát cơm nhỉ. ơ thì học hết 12 năm học rùi try vào cái trường ĐH nào đó rùi ra ngoài kiếm việc, huhu. em nghĩ mà thấy sợ quá!
à anh Nguyễn Ngọc Lương nhớ load cái sách đó lên nhé, nghe có vẻ rất hấp dẫn và hay đó, nhớ đấy nhá
 
Theo em thì học để nhằm hai mục đích:lợi và danh
1.LỢI: ai sống mà không cần ăn, không cần cho các nhu cầu hàng ngày luôn luôn tăng của mình. Học là để miếng ăn, kiếm tiền. Vì anh có học thì anh sẽ biết nghề để làm ra của cải. Anh học giỏi hơn người khác thì anh sẽ biết được nhiều hơn...> cơ hội đến với anh nhiều hơn.
2.DANH : Em thì rất thích nổi tiếng rồi, thích được người khác trọng vọng. Học là một con đường để đạt được cái đó. Ai mà không thích cha mẹ bạn bè khen là mình học giỏi, anh nào không thích các cô gái xinh đẹp ngưỡng mộ là người có học thức cao.
HỌC LÀ HỌC CẢ Ở TRƯỜNG CẢ Ở ĐỜI.
Khi đói thì đầu gối phải bò, không có gì phải sợ cả
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top