Tại sao cá hồi lại phải di cư về nơi nó đẻ ra.

graphic-migrationmapBG.jpg


Các bạn các anh chị ơi mình có 1 câu hỏi. Ai cũng biết cá Hồi phải trở về nơi nó sinh ra để đẻ trứng, trứng sau đó nở ra con non và con non lại hành trình ra biển
Thức ăn chủ yếu của cá hồi lại chính là các động vật ở biển chứ không phải nước ngọt vậy tại sao nó lại phải trở về nước ngọt để đẻ trứng nhỉ. Xa xôi mà lắm gian nan và kẻ thù nữa
 
Ban than ca hoi la mot loai ca xuong di cu, chung co hai bo gene rieng biet tham gia vao viec dieu hoa viec di cu nay.
Bạn có thể giải thích thêm về hai bộ gene này được không, nghe lạ quá nhỉ? Mình rất muốn biết về cái gọi là bộ gen điều hòa việc di cư.
 
Tại vì cá hồi là cá xương xuất phát từ nước ngọt, khi di cư ra biển là môi trường nước mặn (môi trường ưu trương) nên cá sẽ co nguy cơ bị mất nước và chết. Ngày nay các nhà khoa học phát hiện ra rằng ngoài việc quá trình di cư được lập trình sẵn trong hệ gene của cá thì hai hệ gene này còn có tác dụng giúp cá hồi thay đổi môi trường bên ngoài từ nước mặn sang nước ngọt và ngược lại. Giúp cá không bị mất nước khi sống trong môi trường nước biển và cũng giúp cá thích nghi khi di cư về nơi chúng sinh ra để sinh sản :)
Đúng là thiên nhiên có nhiều điều kỳ thú, cảm ơn bạn đã chia sẻ. Nếu được rất mong được bạn chia sẻ cụ thể hơn là hệ gen đã lập trình và điều hòa quá trình di cư (câu hỏi của mình lần trước), và hệ gen giúp nó thích nghi được cùng lúc cả hai môi trường nước ngọt và nước mặn (vấn đề mà bạn vừa nêu ra) như thế nào?
 
Các bạn ơi. Các bạn nhớ lại định nghĩa về gen đi. 1 gen 1 protein. Các bạn có biết cái môn học gọi là tập tính học động vật không. Quá trình di cư được coi là tập tính của nó được hình thành để thích nghi với điều kiện sống. Có những tập tính di truyền được hình thành từ những tập tính có điều kiện. Vd: Cách cho rắn hổ mang chúa ăn thức ăn chết, Cóc ăn thực phẩn khô...
thế bây giờ nếu nói gen nào chỉ đạo cho tập tính này thì phải nói gen nào. Câu này phải đợi các nhà di truyền học phân tử giải mã đã nha.
Cái gì cũng có nguyên nhân của nó chứ không thể đổ hết cho gen quy dịnh ngay từ đầu được. Đây là yếu tố thích nghi.
 
bạn Thành Phú cho mình hỏi Bạn cứ căn cứ vào hệ gen để giải thích mình mình không đồng ý.
vậy mình xin hỏi bạn các điểm sau.
sự giống và khác nhau trong cấu trúc xương, và các cơ quan của cá con và cá trưởng thành để có thể thích nghi khác nhau với 2 môi trường nước. Nếu là gen thì tại sao nó không biểu hiện ngay từ đầu để thích nghi với môi trường nước mặn đi. lại phải quay về nước ngọt làm gì.
Minh cần 1 câu trả lời thật cặn kẽ. Câu trả lời của bạn không thích đáng và thiếu cặn kẽ
 
Mình xin viết lại cặn kẽ nguyên nhân trên đây như sau. Cá Hồi là loài cá nước ngọt nó di cư ra biển để kiếm ăn thôi và lại trở về môi trường ban đầu để sinh sản.
Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn tài liệu sau


Cá Hồi Salmon:
Bản năng, Trí tuệ hay Linh giác
(trích biên khảo "CHO CUỘC ĐỜI THƯỜNG" của Thái Thuỵ Vy)


Mùa Hè 97 năm, tôi đã nhận lời mời của một người bạn, đến tiểu bang Oregon. Đây là lần thứ hai tôi được viếng thăm xứ ngàn thông nổi tiếng mưa nhiều không khác như xứ Huế của ta ngày xưa. May mắn cho tôi là trời tháng chín trong xanh, chỉ hơi mát lạnh vào buổi sáng sớm, chứ không mưa nhiều như thế.

Người bạn tuổi thơ của tôi nói rằng: “Mùa này là mùa cá vượt vũ môn để về nguồn”. Không bỏ lỡ dịp may, tôi cụ bị máy ảnh lên đường. Trại dưỡng ngư Bonneville cách Portland mà tôi đổi tên là Poetland, độ 90 phút lái xe, dọc theo con sông Columbia là con sông rộng nhất và dài nhất ở bờ bể phía Tây Hoa Kỳ. Dọc hai bên bờ lòng sông toàn đá và thác, viền thông xanh trên các ghềnh đá uy nghi, hùng vĩ.

Có nhìn tận mắt từng đàn cá hồi vùng vẫy, tung hoành lội ngược giòng thác, phóng vượt trên làn nước dũng mảnh tung tóe trắng xóa, chúng ta mới thấy được sức mạnh “tình yêu nước” ở loài cá Hồi.

Ngoài hai giống cá thuộc loại có vú là cá voi (whale) và cá heo (dolphin) nổi tiếng rất thông minh như chúng ta đã biết. Cá hồi là một giống cá có những đặc tính lạ lùng gần như huyền bí và kỳ thú mà tôi cảm thấy có một sự thôi thúc phải tìm hiểu tường tận.

Tiểu sử của một loài cá:

Cá Hồi (Salmon) thuộc dòng họ cá (Genus) có tên là Salmonoids. Tổ tiên của cá hồi là một giống cá nước ngọt (freshwater), ăn rong rêu (vegetarian), dài đến 10 feet. Ngày nay, trải qua bao nhiêu thời đại Băng Thạch (Ice Age), cá hồi là dòng dõi trực tiếp của giống cá nước ngọt nêu trên, nhưng nhỏ con hơn và là loài ăn thịt (carnivorous). Dựa vào các di tích đã hoá thạch (fossil), người ta biết được chúng đã có mặt từ sáu triệu năm nay, tương đối cổ sơ so sánh với 80% các giống cá khác trên thế giới. Cá chép (carp), cá minnow, cá perch và cá thu, tất cả đều tiến hoá từ một tổ tiên chung là Salmonoid.

Tập quán và thói quen di cư từ nước ngọt đến vùng nước mặn rồi lại trở về nước ngọt (anadromous fish) đã tiến hóa từ hơn hai triệu năm, trải qua ít nhất là năm thời đại Băng Thạch chính. Cứ mỗi lần các tảng Băng Hà (glacier), Băng Sơn (iceberg) tan chảy, nước biển được pha loãng dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Tiếp theo đó, khoảng giữa hai thời đại Băng Thạch, các nguồn nước ngọt bị phong tỏa, lượng muối lại tăng lên, chỉ những giống cá nào thích nghi được với tỉ lượng muối mặn chứa trong nước mới sống sót mà thôi.

Sau bao nhiêu thế hệ theo thuyết Chọn Lựa Tự Nhiên (Natural Selection) của Darwin, cá hồi đã tự biến thể và biến dạng để thích nghi với sự di cư từ nước ngọt sang nước mặn. Với sự dồi dào về thực phẩm thiên nhiên sẵn có trong nước biển, các loại cá hồi đã hoàn tất cuộc hải hành, tăng trưởng rất nhanh và chế ngự các giống cá khác.

Tất cả giống Salmonoid vùng Thái Bình Dương đều xuất xứ từ giống cá miệt ôn đới, mặc dù chúng là hậu bối của giống Salmonoid từ thời đại Băng Thạch, thừa hưởng những di sản của một thời tiết tráo trở mà chúng đã làm quen.

Người Mỹ Da đỏ không những coi cá salmon là nguồn thực phẩm quan trọng, nhiều bộ lạc Da đỏ còn coi giống cá đó là trọng điểm của những lễ tục về tôn giáo. Vì thế chính phủ Liên bang phải ký hiệp ước công nhận quyền được tự do đánh cá trong lãnh địa cũng như lãnh hải của các bộ tộc Da đỏ thuộc các tiểu bang Oregon, Washington, và Idaho, vẫn còn hiệu lực cho tới ngày hôm nay.

Phân loại các Salmonoids:

Có năm loại cá hồi chính, có chung giống (Genus) tiếng La tinh là Oncorhynchus. Chúng cư ngụ nhiều nhất ở vùng biển Thái Bình Dương như loài (species)cá Chinook, Chum, Coho, Pink và Sockeyes. Ngoài ra còn có loài thứ sáu, cùng giống Salmonoid gọi là loại Steelhead, tuy nguyên gốc là cá trout (truite), nhưng lại bắt chước tập quán di cư ra vùng nước mặn của các giống Cá Hồi Salmon. Phần biển vùng Á châu còn có ba loài khác là Masu Salmon, Cherry Salmon và Amago Salmon.

1) Chinook Salmon (Oncorhynchus tschwytscha): được gọi là vua giống cá hồi, có con nặng đến 126 pounds. Dân đánh cá thương mại và thể thao đặt tên tục cho Chinook là Hog, Pig (cá heo), Smiley, Spring, và kính trọng hơn, Tyee, có nghĩa là “Chief”. Cá hồi Chinook còn là nguồn gốc của nhiều chuyện thần thoại, một phần có lẽ vì sức vóc, nhưng có lẽ vì chúng di chuyển 3,500 miles để trở về nguồn. Từ giòng sông Sacramento ở California cho đến giòng Yukon ở Alaska, Chinook ngự trị các sông lớn. Ít khi thấy chúng héo lánh đến vùng Bắc Băng Dương (Arctic Ocean).

Lịch sử loại Chinook gắn liền với lịch sử của thời đại Băng Thạch. Khi các băng thạch ở Bắc Mỹ tiến lên hướng Bắc Cực, giang sơn của Chinook bị cắt đôi. Loại Chinook thuộc biển Bering và vùng biển thuộc bắc Á châu gọi là loại ”stream type” vì chúng ở lại trong giòng nước ngọt một năm hay hơn nữa mới ra biển. Loại ở cực Nam của Băng Thạch thì chỉ ở có từ ba đến bốn tháng là ra khơi, nên chúng được liệt vào loại “ocean type”.

Giòng Columbia có đập nước Bonneville là tổ gốc, chiếc nôi của loại Chinook. Năm 1883, người ta lưới được 2,3 triệu cá Chinook, con nặng nhất cân 66 pounds. Mặc dù bị khai thác quá mức, ngạc nhiên thay, số lượng vẫn nẩy nở. Nhưng từ khi Đập Grand Coulee được xây, vì quá cao (500 feet), loại Chinook khó vượt qua, phải rời bỏ nôi sinh, di cư qua Gia Nã Đại, vùng sông Fraser, giáp vùng biển tỉnh Vancouver, thuộc miền Nam Britsh Columbia.

2) Coho Salmon (Oncorhynchus kisutch): Một họ hàng nhỏ con hơn loại Chinook, còn gọi là Salmon bạc (Silver Salmon), nặng 31 pounds, nhưng nổi tiếng vì lấp lánh bạc khi lên gần mặt nước và thường hay cắt đứt dây câu của ngư phủ. Giang sơn của loại Coho rải từ California đến Alaska, tuy nhiên con Coho lớn nhất lưới được ở giòng sông Cowchani trên đảo Vancouver.

Sau khi trứng nở, cá Coho sống trong các sông nhỏ hơn một năm (từ 12-24 tháng) mới di cư. Khi các giòng nước cạn vào mùa hè, Coho có thể sinh sống trong các hồ lân cận.

Đó là ngoại lệ cắt nghĩa được chiến lược sinh nhai của loại Coho, gọi là “jacking”, vì cá Coho nhỏ còn gọi là ”jacks”, đủ sức sinh sản chỉ cần một năm sau khi sống ngoài biển khơi. Nhỏ con cũng có cái lợi, chúng dễ lọt lưới và có nhiều cơ hội hơn về đến nguồn để truyền giống.

3) Pink Salmon (Oncorhynchus gorbuscha): còn gọi là Humpback Salmon, rất dễ nhận ra vì nó có cái gù trên lưng; là loại cá hồi nhỏ nhất của giống Thái Bình Dương, chỉ cân nặng 7 pounds. Chúng trưởng thành trong vòng hai năm ngoài biển. Chúng chu du ở cả hai bờ biển Đông và Tây của Thái Bình Dương, từ biển Bering cho chí đến biển Arctic. Một số nhỏ xuất hiện tại Oregon và bắc California, và có con xuống xa mãi tận sông Sacramento. Đại đa số sinh trưởng trên giòng Puyallup thuộc tiểu bang Washington và sông Fraser, thuộc British Columbia, Canada; dân số cá hồi Pink đông đảo nhất phải kể là tập trung miền Đông Nam Alaska. Chúng chỉ ở trên nguồn từ một tuần đến một tháng là ra biển.

Chu kỳ sinh sản hai năm tạo nên hai dòng con, nghĩa là các dòng sinh vào năm chẵn sẽ trở về nguồn năm chẵn, và các dòng con sinh vào năm lẻ chỉ về nguồn để sinh đẻ vào năm lẻ. Vì lẽ theo chu kỳ nên có năm rộ đến số triệu, tiếp theo là năm “tịt”, rất ít hoặc không có con nào.

Ở các dòng nước mạn Bắc, dòng dõi cá năm lẻ chế ngự, ở các dòng sông mạn Nam, dòng dõi cá năm chẵn ngự trị. Rất hiếm có sự ngoại lệ giữa hai dòng nêu trên. Các nhà nghiên cứu về hải dương học (oceanographer) đã thử trộn giống của hai loài khác chu kỳ sinh sản, chẵn và lẻ. Nhưng mọi cố gắng đều thất bại, vì cả hai dòng cá con Pink Salmon đều giữ vững chu kỳ sinh sống thiên nhiên của mình.

4) Chum Salmon (Oncorhynchus keta)là loại salmon phân phối đều nhất trên Thái Bình Dương. Nó còn có tên là Dog Salmon. Trung bình cân nặng 22 pounds, chúng sinh sống từ vùng sông Lorenzo ở California, tới các dòng sông dọc theo bờ biển Bắc Thái Bình Dương và mãi tận sông Mackenzie của Bắc Băng Dương. Chỉ được một tuần đến một tháng là chúng di cư ra biển.

Loại Chum Salmon thường di cư gần bờ hơn các loại khác, chúng sinh sản gần hạ lưu các con sông nơi có thủy triều dâng từ cửa biển; tuy có vài loại Chum ngao du xa hơn như lên tận thượng nguồn sông Yukon tới mấy trăm cây số.

Đông đảo nhất trong các loại salmon, nhưng giá lại thấp nhất chỉ bằng phân nửa so với các loại khác của Thái Bình Dương. Cá Chum có mùi vị hơi khác cá salmon khác, thịt tanh và ít chất béo hơn vì chúng ăn rong biển, dân Eskimo dùng Chum để làm thực phẩm cho loại chó kéo xe. Bên Nhật và miền Viễn Đông, cá Chum phổ biến hơn và được nuôi hàng triệu trong các trại dưỡng ngư.

5) Sockeye Salmon (Oncorhynchus nerka): Cá Sockeye Salmon bắt đầu di cư ra biển sau khi trưởng thành từ 12 tới 36 tháng. Chúng lội về hướng Đông vào vịnh Alaska. Và Sockeye từ Tây Bắc của Alaska có thể băng ngang qua biển Bering, đến tận vùng Kamchatka, thuộc Nga Sô. Sockeye sống lâu đến 7 năm. Một loại Sockeye khác có tên thứ (variety) là Kokanee (hay Silver Trout) vì bị đất sụp chận đường ra biển phải ở lại vùng nước ngọt cả cuộc đời nên chúng thường nhỏ con hơn; nhưng chúng vẫn giữ đặc tính chung của các giống Salmonoid là chết sau khi đẻ trứng. Loại Sockeye có thể lội mấy ngàn dặm từ lúc rời dòng sông quê cha đất tổ lúc trưởng thành cho đến lúc trở về nguồn để đẻ trứng và chết. Thời điểm Sockeye về tổ phụ là lúc thần chết bắt đầu điểm danh không thể nào đi ngược được. Trung bình, một con Sockeye mái sống được 17 ngày sau khi hồi hương, phần lớn thì giờ để chọn địa điểm làm tổ để đẻ. Cá Sockeye trống thì sống thêm được 19 ngày. Vào mùa hè, gần lúc hạ phân (summer solstice), cá Sockeye tới tuổi cập kê cảm thấy trưởng thành về mặt sinh lý, chúng biết đo lường thời gian bằng sự thay đổi chiều dài của ban ngày. Các nhà Hải Dương Học vẫn chưa thể hiểu tường tận vì sao, có thể là chúng đã dùng một loại địa bàn bẩm sinh (built-in), theo hướng từ trường để bơi thẳng một mạch về đến nơi sinh quán cũng là cửa tử của chúng. Họ thí nghiệm bằng cách rọng cá Sockeye vào một hồ bằng chất plastic, bọn Sockeye đã lội theo đội hình đúng theo hướng từ trường. Nhưng ngoài biển khơi mênh mông, làm sao để biết đúng lúc và đúng hướng để mà đi?

Khi gần đến bờ, chúng tùy thuộc ít hơn vào cái địa bàn thiên nhiên của chúng, và bắt đầu dùng các giác quan khác. Tuy loại Sockeye có nhãn quan rất sắc bén, lạ lùng thay chúng có các dụng cụ tinh vi khác là khứu giác và vị giác. Cách mấy trăm cây số, chúng có thể ngửi thấy và nếm mùi nước. Chỉ cần một vết nhỏ nhoi, mùi độc đáo của nguồn nước nơi chôn nhau cắt rún do sự tổng hợp các mùi rong mục nát, mùi các côn trùng, mùi cá và mùi bụi bặm dính trên đá. Chúng bơi gần mặt nước, lặn lên lặn xuống,đi theo vết mùi thơm yêu dấu của quê hương mà lần mò về tổ. Hình như chúng lưu trữ (imprint) hương vị quê cha đất tổ trong não bộ. Một vài nhà Hải Dương Học nêu ra thuyết là cá hồi có giác quan về đường hướng đặc biệt nhờ chúng biết xem hướng các vì sao. Cộng với sự nhớ mùi đã có trong di thể (yếu tố di truyền: genetically).

Trước khi lội ngược dòng lên thượng lưu, loại Sockeye dừng bước từ 2 đến 6 tuần. Đó là điểm đặc biệt của riêng loại Sockeye, vì chúng biết đợi nước ròng, mực nước thấp sẽ giúp chúng vượt dễ dàng hơn qua các chỗ hẹp của khe đá. Sự chờ đợi còn có nghĩa canh giờ (timing) để trứng được ấp hữu hiệu đúng vào mùa xuân. Sự chờ đợi còn có nghĩa nghỉ để lấy sức cho giai đoạn gian lao nhất: có thể phải thi triển thể lực lội ngược dòng thêm 300 miles đòi hỏi tới hơn 3 tuần lễ. Đầu tháng chín đến đầu tháng mười, chúng chen chúc nhau vượt vũ môn. Nhiều đoạn sông chúng trải ngang từ bờ nầy qua bờ kia, thành một cây cầu màu đỏ linh động. Sự thật thì chỉ có lớp nổi trên mặt nước, bên dưới là giòng nước chảy xiết, sâu đến 66 feet. Các thác nước và chướng ngại vật như thử thách sự khéo léo và thi triển bắp thịt ở phần vi xòe lớn gần cuối đuôi. Gặp chỗ khó vượt chúng đợi ban ngày để lựa đường tốt nhất dể khắc phục các chướng ngại vật. Ở các nút chận nước chảy ít xiết hơn, chúng vượt cả ngày lẫn đêm. Giữa tháng mười một, rất ít loại Sockeye còn sống sót.

Năm 1937, Gia Nã Đại và Hoa Kỳ đã thỏa thuận thành lập Ủy Ban Quốc Tế Ngư Nghiệp bảo vệ cá Salmon vùng Thái Bình Dương. Ủy ban đã ra công xây đường nước gồm một tá các lối về có bậc cấp để giúp cá Sockeye có đường nước vượt qua Hells Gate trên sông Fraser. Nơi đây chúng phải chạy đua với thời gian để hồi cố hương mặc dù những hiểm nguy, bất trắc, như bị ăn thịt, kiệt lực, chết vì nước quá ấm, hay mắc cạn trên hốc đá... Chúng không có cả thì giờ để dừng lại ăn, nên bọn người giăng câu ít có hy vọng bắt chúng trong giai đoạn nầy. Trước khi lọt vào sông có nước ngọt, cá Sockeye mái đã chuyển hoá các chất béo trong cơ thể thành lương thực cho buồng trứng chúng mang nặng. Cá trống cũng chuyển hóa một ít chất béo trong cơ thể chúng thành tinh dịch, thường con trống nhanh chân nhất về nguồn vào giữa tháng chín, nhưng chỉ bắt đầu cuộc đời tình ái và tình dục vào đầu tháng mười, cao điểm từ cuối tháng mười tiếp tục đến tháng mười một. Đặc tính của giống cá chết sau khi sinh sản để nối dõi lần thứ nhất các khoa học gia gọi là “Semelparous”. Bàn tay mầu nhiệm của Tạo Hóa đã sinh ra giống semelparous làm tăng thêm hy vọng sống còn của con cái chúng. Vì khi cá già chết, các dòng nước như bãi chiến trường, đầy dẫy xác cá, trứng cá tấp vào bờ hoặc trôi xuống dưới giòng, mỗi xác cá trung bình nặng 4 pounds, là nguồn chất đạm và chất béo, các loại khoáng chất và nhiều yếu tố khác để nuôi dưỡng cá Hồi con, các loại nấm, các côn trùng, các loài có vú như gấu, chim muông, và các loài cá khác. Chúng đóng góp vào vòng sinh hóa (food cycle), trợ giúp thực phẩm cho thế hệ cá trẻ mới lớn vào mùa xuân kế.

6) Steelhead”Salmon”(Oncorhynchus mykiss): đúng ra loại cá Steelhead không hẳn là cá Salmon mà là cá trout tuy cùng Genus với các Salmonoid là Oncorhynchus.

Nó chia xẻ theo cùng một lịch sử với cá hồi Coho, chúng sinh sống trong nước ngọt từ một đến bốn năm trước khi di cư ra biển. Một loại Steelhead khác sống suốt cuộc đời trong nước ngọt, được biết dưới tên tộc là cá cầu vồng (rainbow trout), loại dễ gây giống nhất trên địa cầu, có con cân nặng đến 40 pounds. Chúng được bồi dưỡng bằng thực phẩm giàu sinh tố của biển nên rất mạnh. Chúng có thể lội ngược giòng thác cao đến 3940 feet, để về nguồn tổ trên núi đặng sinh sản và lội xa ngoài biển đến 2,200 miles. Cá Steelhead trưởng thành được phát hiện sinh sản vào mùa đông và mùa xuân từ California đến Alaska, khi mực nước sông dâng lên do tuyết từ các đỉnh thấp tan chảy. Vào giữa hạ, cá con Steelhead đã thấy xuất hiện từ các tổ đào dưới sỏi. Bắt đầu từ giây phút đó, chúng đi theo đúng con đường lịch sử của giống Salmonoid. Thay vì di chuyển qua các hồ lân cận, cá con Steelhead thích ở lại nương náu trong các giòng nước chảy xiết. Ngay lúc mới dài được 1.2 inches, chúng đã tỏ ra sẽ cố thủ trên mảnh đất đó suốt cuộc đời.

Vì cùng giống tông tộc với nhau, cả năm loài chính đều chia xẻ lịch sử độc đáo chung: Một là chúng sinh trưởng trong cả nước ngọt và nước mặn. Hai là chúng chết sau khi sinh sản.

Các khoa học gia đã thử trộn các loài trứng giống cá salmon để gieo giống trên các phần đất khác trên hoàn cầu, như đã làm với loài Chinook ở Tân Tây Lan và vùng Ngũ Đại Hồ, khá thành công. Các sự cố gắng khác ít kết quả hơn, như loài Pink Salmon đem gây giống tại Newfounland (Canada) và tiểu bang Maine, có một số hồi cố hương trong vài năm, nhưng lại biến mất sau ba thế hệ. Dẫu sao điều đó cũng chứng minh là sự gầy giống thiên nhiên có thể thực hiện được.

Sau khi các khoa học gia tuyên bố thịt đỏ (red meat) ăn nhiều có hại cho sức khỏe, giới tiêu thụ có học chuyển khẩu phần và thói quen ẩm thực qua thực đơn có thịt trắng (white meat) như gà không da; nhất là cá, số lượng tiêu thụ cá đã tăng lên gấp bảy lần. Các cuộc phân tích cho ta thấy cá cũng đủ protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết, hơn nửa cá lại có chất omega-3 fatty acid, có hiệu lực làm giảm cholesterol trong máu. Omega-3 có công dụng ngừa sự sơ cứng các mạch máu, vì nó còn tập trung các chất béo không bảo hòa (unsaturated fatty acid).

Ngoài thị trường còn có loại thuốc bổ xương làm từ giống cá Hồi có tên là Calcitonin-Salmon, là loại thuốc bổ xịt vào mủi (Nasal solution spray) của nhà Miacalcin.

Một trong các loại cá được nhiều người ưa thích là cá Hồi. Cá Hồi có hương vị mạnh, khi nấu nướng sẽ đổi từ đỏ sang màu hồng. Màu của thịt cá Hồi có lẽ là đặc tính quan trọng nhất và kỳ diệu nhất cần tìm hiểu, vì màu đỏ tươi của cá hồi Sockeye là yếu tố khiến nó bán được giá. Đối với nhiều người, họ cho là mùi vị của Pink Salmon thì tanh hơn, trong khi mùi vị của Chum Salmon thì nhạt nhẽo hơn, kết quả do nó ăn toàn rong biển. Riêng Chinook Salmon có thể có màu đỏ, màu hồng và cả màu trắng.

Màu sắc của cá Salmon phần lớn tùy thuộc vào nhiễm sắc tố, nhưng cũng còn phụ thuộc vào loại thực phẩm chúng ăn. Loại thích ăn tôm thì thịt màu đỏ, loại thích ăn cá mòi (herring) và các loại cá khác thì thịt cho màu trắng. Coho Salmon có thịt đỏ và vị giống loài Sockeye, nhưng khi chúng trở vào vùng nước ngọt được vài ngày, thịt chúng sẽ có hương vị như dấm chua. Tất cả các loại Salmon thịt trở nên kém ngon khi ở trong vùng nước ngọt quá lâu.

Kỹ nghệ đánh cá Salmon hàng năm thu vào bạc tỷ khắp thế giới. Cá Salmon dư thừa còn đẻ ra kỹ nghệ đóng cá hộp và Salmon xông khói, rất được ưa thích vì để được lâu.

Năm 1996, thống kê của Bộ Canh Nông Mỹ đúc kết số lượng cá Hồi Thái Bình Dương riêng tại Mỹ đánh được là 877.1 triệu cân Anh trị giá 368.7 đô la.

Tại Alaska, số lượng thu hoạch là 854.8 triệu pounds trị giá $352.4 triệu.

Tiểu bang Washington số cá đánh được là 14.2 triệu lbs trị giá $6.9 triệu.

Tiểu bang Oregon thu 2.8 triệu lbs trị giá $3.3 triệu.

California thu hoạch 4.7 triệu lbs trị giá $6.0 triệu.

Kỹ nghệ đóng hộp cá Salmon là 243.6 triệu lbs trị giá $419.2 triệu cho năm 1995.


Chu kỳ sinh trưởng của giống Cá Hồi:

Khi cá hồi tìm về được cố hương, việc đầu tiên là phải tìm địa điểm thích nghi để xây tổ gọi là Redd. Chúng không ăn nữa ngay lúc chúng vào dòng nước ngọt, và hình dáng cũng thay đổi. Cá trống thì răng hàm phát triển lớn ra, da dầy hơn, vạm vỡ hơn; hàm trên có hình dáng như cái móc trông dữ dằn nên mới có tên La tinh là Oncorhynchus (hooked snout) mục đích là dùng trong cuộc tử chiến để dành người đẹp. Cả hai giống trống và mái đều đổi sang màu đỏ ửng xanh lục hay màu đậm hơn. Khi cá mái tìm được chỗ tốt, chúng nằm nghiêng mình và dùng đuôi vẫy để quạt đá cuội và đá sỏi dạt qua bên, sâu từ 6 tới 24 inches, tùy theo loại. Công việc xây tổ thường mất cả ngày. Con trống lúc nào cũng kè kè một bên để đánh đuổi cá khác lấn chiếm. Sau khi ve vãn cho cá mái đẻ trứng vào tổ Redd, cá trống sẽ xuất tinh như một đám mây đục sữa (milt) để gieo giống các trứng. Cá mái đợi trứng được thụ tinh chìm xuống mới quạt đá sỏi để lấp trứng lại. Cái gì khiến chúng khổ công vượt ngàn dặm ra đi rồi vượt ngàn dặm về đây, chiến đấu sống mái để dành đất, chỉ được hưởng có vài ngày cần lao, hạnh phúc (đau khổ và khoái lạc!!!), làm công việc nối dòng nối dõi để rồi chết bên nhau. Bản năng? Trí tuệ? hay Linh giác? Chưa ai trả lời được câu hỏi đó thật đầy đủ, và đời sống của salmon vẫn còn đầy bí ẩn với những huyền thoại và lãng mạn của riêng nó. Sau cuộc ân ái lý tưởng (không cần đụng chạm nhau: no body contact) chỉ vài giây, cả hai đều thở hơi cuối cùng trên thủy mộ quan. Vừa đầy lòng hy sinh cao cả, vừa lãng mạn (platonique). Cá con lớn lên, lập lại chu kỳ sinh trưởng mà tổ tiên chúng cũng đã lập đi lập lại mấy triệu năm qua.

Chu kỳ sinh nở chia ra làm ba giai đoạn:

1) Trứng (Fish eggs, Roes): Mỗi con cá hồi mái đẻ từ 3,000 đến 7,000 trứng trong hai ngày. Ngay sau khi trứng được thụ tinh, tế bào duy nhất bắt đầu chia đôi và nhân lên thành một đa tế bào động vật có xương sống, có các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh. Trong vài tuần lễ đầu, trứng rất mỏng manh, cho đến khi hai mắt bắt đầu thành hình, chúng sẽ bớt nhạy cảm hơn đối với ánh sáng và ảnh hưởng chung quanh. Trứng cần nước mát lạnh, tinh khiết, luôn luôn chảy xiết chung quanh màng trứng mới nẩy nở được. Trứng phát triển trong tháng cuối thu và suốt mùa đông, để rồi được ấp từ tháng giêng đến tháng ba. Cùng với sự phát triển các bộ phận, chúng cần thêm dưỡng khí, nếu nước quá nóng làm lượng dưỡng khí kém đi, trứng sẽ chết vì trong giai đoạn nầy, cá chưa có mang (gill) để thở. Thường độ 70-90% trứng sống sót. Cá mái đem mạng sống để bảo vệ tổ chứa đầy trứng, chống lại cá mái khác có ý định lấn chiếm, cũng như cá trống sẽ lăn xả vào các đối thủ với hàm răng bén nhọn để dành độc quyền ở gần con mái. Xong bổn phận công dân, chúng cùng chết bên nhau. Vì sanh ra đã mồ côi, lúc chúng còn trong trứng nước thì không còn có cha mẹ bên cạnh, cho nên có tác giả lý luận không thể có cái mà người ta gọi là dạy dổ (learned behavior), mà chỉ nằm trong yếu tố di truyền (genetic) trong tập quán di cư. Trứng cá vẫn còn đối đầu với nhiều hiểm nguy, có thể bị cá mái khác đến sau đào lên để đẻ vào đó, hoặc dòng nước quá nóng hay bị cạn, hoặc trở thành thực phẩm cho các giống khác, hay nước thiếu dưỡng khí, bị ô nhiễm...

2) Cá con (Alevin): Cá còn nằm trong bọc trứng có chứa thực phẩm (yolk-sacs), cung cấp năng lượng cần thiết cho cá con như protein, đường, sinh tố, và khoáng chất. Bọc trứng sẽ biến đi khi các alevin lớn hẳn ra.

3) Cá trào (Fry, Fingerling, Smolt): Khi bọn alevin lớn lên thành Fry, chỉ lớn bằng cọng lá thông (pine needle), chừng một năm sau chúng to bằng ngón tay và gọi là Fingerling hay Smolt, là lúc chúng bắt đầu cuộc hành trình ra biển đầy bất trắc và hiểm nguy.

Khi chúng lội đến cửa biển, nơi nước mặn và ngọt trộn lẫn thành nước lợ. Chúng phải trải qua nhiều sự thay đổi về cơ thể để chuẩn bị đời sống trong nước mặn. Đầu tiên hai cái mang (gill) dùng để thở trở thành đỏ đậm, (quá trình thay hình đổi dạng để thích nghi với môi sinh gọi là smoltification) sau đó, màu sắc trên lưng trở nên đậm hơn và hai bên hông và dưới bụng đổi thành màu bạc (silver). Các sọc rằn (parr) màu đen xuất hiện giúp thêm việc ngụy trang. Nếu kẻ thù nhìn từ dưới lên, cái bụng màu bạc sẽ trùng hợp với màu sáng của mặt nước. Nếu nhìn từ trên xuống, màu xậm trên lưng sẽ hòa hợp cùng màu tối của biển sâu.

Ngoài thiên nhiên thì chu kỳ sinh sống của loại Cá Hồi giống như Thuyết Định Mệnh Khắt Khe (Fatalistic Darwinism) mà Đấng Tạo Hóa đã đặt để.

Những gì tôi quan sát được tại trại dưỡng ngư Bonneville ở Oregon, khiến tôi phải thán phục trái tim của loài cá Hồi và nhất là bộ óc của loài người.

Đập nước Bonneville được công binh Mỹ xây năm 1938. Mục đích xây đập là để sản xuất thủy điện cho thủ đô tiểu bang Oregon là Portland. Vì sợ đập cao sẽ cản trở đường nước về nguồn để sinh đẻ của giống cá hồi, nên Công binh Mỹ đã xây cất một cái hồ nhân tạo gồm nhiều bậc thang với dòng nước chảy xiết như ngoài thiên nhiên để cá vượt lên theo tiếng gọi huyền bí của bản năng sinh tồn. Từ hai bờ cao chúng ta được mục kích hàng ngàn cá hồi màu đỏ và xanh lục chen chúc, giành nhau trong đường nước, với sức mạnh vô địch của cái vẫy đuôi, chúng phóng cao lên các bậc thang, lội ngược dòng thác như môn bơi thuyền thể thao kayak.

Xuống tầng dưới của Visitor Center là một phòng lớn bằng kính dày, chúng ta được ngắm rõ hơn sức nước mạnh đến thế nào, do cái máy bơm khổng lồ. Nhìn đàn cá dũng mãnh lội một chiều ngược dòng từ ngang hông, chúng không ngờ, hay linh tính cho biết trước mà vẫn phải lao đầu vào cửa tử. Ở cuối đường nước là cái bẫy, lớn bằng cái thang máy, chốc chốc lại nâng lên, lúc nhúc cá được tháo nước, đổ ra dây chuyền (conveyor belt). Nơi đó có hai hàng thợ làm cá chuyên nghiệp với con dao nhỏ, mỏng như lá lúa, chỉ rọc một đường là xong. Cá lớn lựa theo cá lớn, nhỏ để theo nhỏ; cá đực để lấy giống lựa để riêng; trứng cá mái để vào thùng đá riêng. Phần lớn cá được chất vào thùng chứa nước đá để chuyên chở ra các chợ còn tươi rói.

Cách đó vài gian nhà là lò ấp trứng (hatchery). Trứng cá được thụ thai nhân tạo (artificial insemination) với tinh dịch cá trống (sperm) rồi đưa vào các hồ nhân tạo với những điều kiện nhiệt độ, môi sinh giống ngoài thiên nhiên để ấp.

Các dãy hồ thì chứa đủ tuổi cá phân loại từ Alevin đến Fry, Fingerling, và Smolt. Tất cả các hồ dài đều đen kịt cá con, nhiều như lăn quăn.

Chúng được cho ăn theo chế độ ẩm thực có công thức (formula) đục như sữa gồm các hạt (granules, pellets) chứa bột cá, các loại rau cải và khoáng chất, nhiều lần trong ngày, càng ngày càng giảm đi số lần thăm nuôi nhưng lại tăng cỡ hạt lớn hơn theo với sức vóc tăng trưởng của cá con. Vì đầy đủ chất bổ dưỡng cần thiết hơn ngoài thiên nhiên, nên cá Hồi con nuôi trong trại rất chóng lớn. Hàng năm có độ 2 triệu cá Coho và 26 triệu cá Chinook được sản xuất tại lò Bonneville. Tùy theo loại, đến tuổi chúng lại được thả ra dòng sông Columbia để ra biển tái lập chu kỳ mới, cho thế hệ mới.

Trước khi được thả ra dòng sông, một số cá hồi con được đánh dấu bằng cách cấy vào mõm một cái thẻ kim bài li ti và bấm khuyết vào cái vi gần đuôi (adipose fin) để sau nầy có thể nhận diện bằng kính hiển vi mà theo dõi sinh hoạt và đường đi nưóc bước của chúng.

Nhờ nuôi dưỡng rất hữu hiệu theo phương pháp khoa học tối tân, nên không có sự phí phạm. Không có xác cá chết làm ô nhiễm dòng sông. Sản lượng càng cao theo mỗi năm.

Tại Bonneville còn có nuôi thí nghiệm giống cá mắc tiền Sturgeon (Acipenser transmontanus), là giống cá cho trứng làm món Caviar nổi tiếng trên thế giới. Giống cá mà các người thích Ice fishing đục lỗ trên mặt hồ đông đá để thả câu. Dáng cá Sturgeon dài thon giống cá mập, nhưng có hai loại: loại màu đen tuyền trên lưng và loại màu trắng ngà. Cá Sturgeon cũng thuộc loại anadromous, di chuyển từ nước ngọt ra nước mặn, chúng có thể sống đến trăm năm, có con dài đến 20 feet và cân nặng 1,800 pounds. Thịt cá Sturgeon ngọt lại không tanh và có nạm gân sụn dòn nên làm món gỏi cá sống trộn thính kiểu miền Bắc ta, ăn với rau kinh giới, cải bẹ xanh non nguyên rễ chấm nước sốt tương pha đậu phọng là tuyệt; hoặc để làm món sushi cá sống của Nhật Bản rất hợp.

Ngưòi Việt Nam chúng ta, ít có người thích vị của cá Hồi, thịt xạm, không ngon lại quá đắt, không hợp khẩu vị như cá bông lau là cá nước lợ (cùng gia tộc với cá dứa và cá úc ở nước mặn, cá tra và cá dồ ở nước ngọt); cá bông lau kho tộ và nấu canh chua me, bạc hà, thơm và đậu bắp, rau om, ớt hiểm, hành phi,tỏi phi là hai món quốc hồn quốc túy của miền Nam ta.

Thái thụy Vy
 
Nếu là gen thì tại sao nó không biểu hiện ngay từ đầu để thích nghi với môi trường nước mặn đi. lại phải quay về nước ngọt làm gì.
việc biểu hiện gen tùy thuộc vào quá trình tiến hóa, có thể chỉ dừng lại biểu hiện gen ở giai đoạn trưởng thành đã đủ cho cá hồi thích nghi rồi.

Về tiến hóa và lý do vì sao cá hồi phải di cư thì mọi người đã giải thích rồi. Em chỉ làm rõ hơn về "hai bộ gen thôi", cái này sách philip nói vào năm 1991,có lẽ lúc đó chưa nghiên cứu rõ về cơ chế thích nghi của cá hồi, còn như sách campbell gần đây, em chỉ có quyển 7 thôi, nó nói rằng :
ở biển, cá hồi điều hòa thẩm thấu giống như cá nước mặn-uống nước và thải muối thừa qua mang, còn khi ở môi trường nước ngọt, chúng lại điều hòa áp suất thẩm thấu giống cá nước ngọt-cá ngừng uống nước, thải nước tiểu loãng và hấp thu chủ động muối
Trong cuốn từ điển bách khoa sinh học nó nói rằng một số phân loài cá hồi đại tây dương đẻ xong lần đầu ko bao h quay trở lại biển nữa => em nghĩ rằng chúng ăn được thức ăn ở nước ngọt
 
việc biểu hiện gen tùy thuộc vào quá trình tiến hóa, có thể chỉ dừng lại biểu hiện gen ở giai đoạn trưởng thành đã đủ cho cá hồi thích nghi rồi.

Biểu hiện của gene không phải là tùy thuộc vào quá trình tiến hóa mà là tùy thuộc và điều kiện môi trường. Cái giá (cost) để biểu hiện một tính trạng nào đó từ gene ra kiểu hình không rẻ, thế nên không phải một lúc mà tất cả các gene trong cơ thể sinh vật đều biểu hiện ra kiểu hình với một tốc độ giống nhau. Việc tăng cường (upregulation) hay giảm (downregulation) của một tính trạng nào đó đều có ảnh hưởng đến các quá trình tương ứng của các tính trạng khác do qui luật bù trừ (trade-off) và liên quan trực tiếp tới nguồn năng lượng đầu vào mà sinh vật nhận được.




Trong cuốn từ điển bách khoa sinh học nó nói rằng một số phân loài cá hồi đại tây dương đẻ xong lần đầu ko bao h quay trở lại biển nữa => em nghĩ rằng chúng ăn được thức ăn ở nước ngọt

Chúng bị kiệt sức do không ăn trong suốt quá trình di cư vào nước ngọt, những con trưởng thành sau khi đẻ mà không quay lại biển nữa thì đều chết trong các sông suối.
 
bạn Thành Phú cho mình hỏi Bạn cứ căn cứ vào hệ gen để giải thích mình mình không đồng ý.
vậy mình xin hỏi bạn các điểm sau.
sự giống và khác nhau trong cấu trúc xương, và các cơ quan của cá con và cá trưởng thành để có thể thích nghi khác nhau với 2 môi trường nước. Nếu là gen thì tại sao nó không biểu hiện ngay từ đầu để thích nghi với môi trường nước mặn đi. lại phải quay về nước ngọt làm gì.
Minh cần 1 câu trả lời thật cặn kẽ. Câu trả lời của bạn không thích đáng và thiếu cặn kẽ

1) Tại sao bạn lại muốn so sánh về cấu trúc xương để đánh giá khả năng thích nghi khác nhau với 2 môi trường nước. Tại sao không phải là so sánh về cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu?

2) Nếu gene được biểu hiện ra ngay thành tính trạng "từ đầu" tức là từ khi cá mới nở "để thích nghi với môi trường nước mặn" nhưng thời điểm này chúng đang sống ở nước ngọt thì biểu hiện gene thích nghi với môi trường nước mặn mang ý nghĩa gì? Nhắc lại, cái giá để biểu hiện hoặc tăng cường biểu hiện một tính trạng nào đó là không rẻ xét trên đơn vị tổng chi phí năng lượng của sinh vật.

3) phân biệt rõ biểu hiện gene với các tính trạng thích nghi (khả năng bơi, điều hòa áp suất thẩm thấu etc) và sự di truyền tập tính động vật.

4) Có tính trạng nào của sinh vật mà không bị điều khiển bởi genes hay không? e rằng không. Sự điều khiển của genes qua các tập tính của động vật thường thông qua con đường hormones, pheromones, thần kinh ... thường là cả một phức hệ nhiều genes tham gia vào một tập tính nào đó.

5) Việc di cư sinh sản của cá hồi vào nước ngọt không phải là do cá hồi bố mẹ thích thế nên làm thế mà là vì sự sống còn của cá con được sinh ra. Cá con có thể sống được trong môi trường nào thì về nguyên tắc cá bố mẹ BUỘC phải thích ứng (được chọn lọc tự nhiên sàng lọc để thích ứng) di cư tới đó sinh sản. Thực tế, không có con nào di cư ra ngoài đại dương bao la để đẻ vì ngoài đó thiếu các loại plankton làm thức ăn cho cá con, thiếu chỗ trú ẩn và đầy dẫy kẻ thù.
 
Vd: Cách cho rắn hổ mang chúa ăn thức ăn chết, Cóc ăn thực phẩn khô...
thế bây giờ nếu nói gen nào chỉ đạo cho tập tính này thì phải nói gen nào. Câu này phải đợi các nhà di truyền học phân tử giải mã đã nha.
Cái gì cũng có nguyên nhân của nó chứ không thể đổ hết cho gen quy dịnh ngay từ đầu được. Đây là yếu tố thích nghi.

mình xin làm rõ ví dụ này của bạn. Cóc mẹ được tập cho ăn thực phẩm khô nhưng khi con của con cóc này sinh ra, nó không thể ăn như cóc mẹ ngay được, muốn như vậy bạn lại phải tập cho cóc con từ đầu. Điều này chứng tỏ tập tính ăn thực phẩm khô không được di truyền (qua gen) cho thế hệ sau mà chỉ là phản xạ có đk. Còn trường hợp của cá hồi thì chẳng ai dạy chúng cả vì khi ra đời đã mồ côi cả bố lẫn mẹ, nhưng khi lớn chúng tự biết tìm đường ra biển và đến mùa sinh sản lại quay về nơi mình ra đời, nên nếu ko có nghiên cứu nào mới ,tập tính đó chỉ có thể được di truyền qua gen thôi. hì.
 
mình vẫn chưa hiểu lý do tại sao nó lại ko đẻ ở biển mà lại fai quay về nơi nó sinh ra để sinh sản??
 
mình vẫn chưa hiểu lý do tại sao nó lại ko đẻ ở biển mà lại fai quay về nơi nó sinh ra để sinh sản??

1) nó đẻ ở biển
2) một logic đơn giản thế này nhé: nếu bạn là một con cá chình, bạn được sinh ra ở một bệnh viện uy tín bậc nhất thế giới (vùng biển sargasso), bệnh viện này đã chứng tỏ rằng đẻ con ở đây là một sự đảm bảo bởi tất cả mọi người trong làng xã của bạn đều thành công trong việc sinh sản ở đây. Bất lợi lớn nhất là nó ở xa quá, tận Sargasso cơ. Làng bên có một cái trạm y tế (một cái ao), nơi đó cá chép, cà mè cũng đẻ ngon lành. Bây giờ bạn đang có bầu và nghĩ đến việc đi đẻ, làng bên thì gần nhưng chưa ai dám thử xem ở đó có an toàn và tốt cho con hay không. Sargasso thì xa nhưng đó là nơi đã được kiểm định. Thôi thì tất cả vì con vậy, xa cũng đi cho nó đảm bảo, qua làng bên thì gần nhưng lỡ xảy ra chuyện gì thì có mà ân hận.
 
Last edited:
Lâu lắm ko vào lại trang diễn đàn của mình :D em nói thật với các bác chứ. CÁC BÁC CHẢ HIỂU CÂU HỎI CỦA EM CỤ THỂ LÀ GÌ.
Về gen thì em biết rồi. :D
Nhưng điều em quan tâm ko phải là về gen. Tìm ra cái gen thì dc cái gì. Uh thì biết là do gen đấy. Chả nhẽ các bác chỉ dừng ở thế thôi sao? Có bác nào nghĩ đến VÌ ĐÂU nó hình thành tập tính đó chưa? (mà từ tập tính mới ảnh hưởng tới gen do chọn lọc)
Cái ở đây là tập tính...(gen chỉ là sự hình thành các tính trạng, trạng thái giúp nó sống dc ở 2 môi trường. Vd: trao đổi muối).
ĐÍNH CHÍNH VỚI CÁC BÁC CHỦ ĐỀ EM MUỐN THẢO LUẬN LÀ...TẬP TÍNH..MÀ VÌ ĐÂU HÌNH THÀNH TẬP TÍNH ĐÓ.
ko phải vừa hình thành loài cá hồi là nó đã có đủ gen quy định tập tính đó đâu nhé. Nó là loài di cư từ nước ngọt ra biển.
Vậy 1 câu hỏi đặt ra là....lúc nó còn sống ở nước ngọt 2 cái gen đó là ko có.
vì 1 nguồn thức ăn dồi dào mà nó di cư ra biển (giả thuyết) và căn bản là vì sao nó có thể trở về đúng địa điểm nó sinh ra.
Cấu trúc nào giúp nó nhận diện dc phương hướng?
CHỨ NÓI LÀ GEN THÌ THẲNG NÀO CHẢ NÓI DC :D (em hởi mạnh mồm câu dưới) các bác thông cảm :D
 
Cảm ơn em nhiều, mình nhầm với con cá chình :)
Cá hồi đẻ trong nước ngọt, ra biển sống.
Cá chình sống trong nước ngọt, ra biển để đẻ.

Đây là loài cá chình nước ngọt, một loài trong họ cá chình. Loài này sống ở nước ngọt và ra biển đẻ. Theo mình biết thì đa số các loài trong họ cá chình đều định cư ở biển.
Còn có một loài có tập tính giống với tập tính của loài cá chình đó là loài lươn Thái Bình Dương, nó sống ở các sông hồ nước ngọt và ra biển đẻ trứng. Ở Úc và nhiều nước thì thịt loài lươn này là một đặc sản và rất được ưa chuộng :)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,654
Messages
71,604
Members
56,927
Latest member
88CLBbb
Back
Top