Tại sao cá hồi lại phải di cư về nơi nó đẻ ra.

Khuất Đình Quyết:Cá hồi trở lại nơi sinh ra là vì:
Mỗi năm, con cá trải qua một giai đoạn phát triển nhanh, thường vào mùa hè, và một giai đoạn phát triển chậm, thường vào mùa đông. Việc này tạo ra các hình vòng tròn quanh xương tai được gọi là otolit, (annul) tương tự với các vòng tăng trưởng ở thân cây. Giai đoạn tăng trưởng ở nước ngọt là những vòng dày đặc, giai đoạn tăng trưởng ở biển là những vòng rộng; việc đẻ trứng được đánh dấu bằng sự ăn mòn đáng kể khi khối lượng cơ thể được chuyển thành trứng và tinh dịch.Các dòng suối nước ngọt và các cửa sông cung cấp môi trường sống quan trọng cho nhiều loài cá hồi. Chúng ăn cả côn trùng sống trên cạn, côn trùng sống dưới nước và côn trùng lưỡng cư, và các loại giáp xác khi còn nhỏ, và chủ yếu ăn các loại cá khác khi lớn. Trứng được đẻ ở những vùng nước sâu hơn với những viên sỏi lớn hơn, và cần nước mạt và dòng chảy mạnh (để cung cấp ôxi) để phôi phát triển. Tỷ lệ chết ở cá hồi trong những giai đoạn sống đầu tiên thường cao vì bị ăn thịt tự nhiên và những thay đổi do con người tác động tới môi trường sống của chúng, như sự lắng bùn, nhiệt độ nước cao, tập trung ôxi thấp, mất các lùm cây tại suối, và giảm tốc độ dòng chảy của sông. Các cửa sông và các vùng đất ướt gần chúng cung cấp môi trường phát triển sống còn cho cá hồi trước khi di cư ra biển khơi. Các vùng đất ướt không chỉ là nơi đệm cho cửa sông khỏi phù sa và các chất ô nhiễm, mà còn là những khu vực sinh sống và ẩn nấp quan trọng.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top