Đại cương về nấm

fall_river_9x

Senior Member
hi,m đang cần tài kiệu về nấm (sinh trưởng,sinh sản,phân loại về nấm,ứng dụng của nấm) ,ai có tài liệu về nấm post lên cho m với (y)(y)(y) m lên google search rồi nhưng mà toàn nói về nấm men thôi nhưng mà m cần tài liệu mang tính khái quát về giới nấm,ai bik júp m với nha! (y)
 
sinh sản
hầu hết nấm đều sinh sản theo hai cách khác nhau hữu tính & vô tính, Hệ sợi của nhiều loại nấm tạo ra cấu trúc hữu tính và bào tử vô tính. các bào tử vô tính từ 1 loại phấn hoa hình thành nên các phân tử li ti,chúng được gọi là bào tử đính (conidium), khi các bào tử này nảy mầm, chúng sản sinh ra một hệ sợi tương tự như hệ sợi mà chúng hình thành bào tử đó. bào tử đính phân bố rộng nhờ gió, mưa, côn trùng...Nhiều bào tử đính có khả năng chịu đựng đến nỗi chúng có thể bị thổi đi hàng tră, hàng nghìn km mà không mất khả năng sinh sản .
quá trình sinh sản hữu tính của nấm rất khác nhau , tuy nhiên trongtaats cả các trường hợp, nét đặc trưng cơ bản là hai nhân tế bào tiếp xúc và kết hợp với nhau, trong nhiều trường hợp thì nấm bậc cao thì các bào tử sinh sôi được hình thành dưới dạng các thể sinh bào mà ta dễ thấy được , thể sinh bào chỉ là một phần của thực vật hoàn chỉnh ,nó xuất hiện từ các sợi nấm dưới đất hoạc trong gỗ của các khúc cây phân hủy :akay: có gì sai sót mong mọi người chỉ bảo:tutu:
 
Hiện tại các nhà khoa học chia nấm thành 2 loại: Nấm bậc thấp (còn gọi là vi nấm) và nấm bậc cao (nấm lớn)
- Vi nấm là thuật ngữ chỉ tất cả các loài nấm có cấu trúc hiển vi không sinh quả thể lớn (mũ nấm). Tuy nhiên, ở các giai đoạn chưa sinh mũ nấm thì khuẩn ti thể của nấm lớn vẫn được coi là nấm mốc và là đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật học.
- Phân loại:
Vi nấm có một số nhóm ngành chính:
+ Nhóm nấm nhày (Myxomycota)
+ Nhóm nấm roi (Blastocladiomycota)
+ Nhóm nấm noãn (OOmycota)
+ Nhóm nấm tiếp hợp (Zygomycota)
+ Nhóm thích ti (Chytridiomycota)
+ Nhóm Glomeromycota
+ Nhóm nấm túi (Ascomycota)
+ Nhóm nấm đảm (Bacidomycota)
+ Nhóm nấm bất toàn (Deuteromycota)
2 loài vi nấm được biết phổ biến nhất là nấm men (Yeast) và nấm sợi (Filamentpus fungi)

Bạn lên google gõ tên la tinh của các loài nấm là tìm ra được thôi.
 
Giúp em với

Em đang cần tìm gấp :
"Cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của nấm ăn + nấm dược liệu. Nêu giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu của Nấm ".
Ai có tài liệu gì hay biết ở đâu có tài liệu về phần này thì post cho em với.Thanks mọi người(y)(y)(y).
 
Giá trị dinh dưỡng của nấm ăn

Nam_0.jpg




Các loại nấm phổ biến
Nấm hương: Hình như chiếc ô, màu nâu sậm, có thể dùng dưới dạng tươi hoặc dạng khô. Loại này được mệnh danh là vua các loài nấm vì mùi thơm đặc biệt hấp dẫn sau khi chế biến. Đồng thời, nó còn chứa nhiều đạm, vitamin C, B, tiền Vitamin D, can-xi, nhôm, sắt, ma-giê... Nấm có tác dụng điều hoà khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch, trợ giúp tiêu hoá.
Nấm rơm: Dạng tròn dài, gồm hai màu: trắng hoặc trắng xám. Cánh nấm mỏng, xốp, giòn, có nhiều lớp. Có thể kết hợp xào, nấu nấm rơm với thịt để thay rau. Loại nấm này rất tốt cho người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, ung thư hoặc cách bệnh về tim mạch.
Nấm mèo (mộc nhĩ đen): Trông giống tai người, màu nâu sẫm hoặc đen, chứa nhiều protid, khoáng chất. Nó rất tốt với người cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não.
Nấm sò (nấm bào ngư): Mũ màu xám, sẫm nâu hoặc nâu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Thực phẩm này thích hợp với người bị rối loạn tiêu hoá, giúp phục hồi chức năng gan.
Nấm kim châm: Màu trắng, thân dài khoảng 20cm, mũ nhỏ. Nấm kim châm chứa nhiều vitamin, axít amin. Đặc biệt, chất lysine giúp cải thiện chiều cao, trí tuệ của trẻ em.
Nấm mỡ: Mũ tròn, chân ngắn, màu trắng. Nấm có tác dụng làm giảm lượng đường, cholesterol trong máu và phòng chống ung thư.
 
Ngoài giá trị cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nấm ăn còn có nhiều tác dụng dược lý khá phong phú như:

Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể: Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B. Nấm linh chi, nấm vân chi, nấm đầu khỉ và mộc nhĩ đen còn có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của đại thực bào. Kháng ung thư và kháng virus: Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Với nấm hương, nấm linh chi và nấm trư linh, tác dụng này đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng. Nhiều loại nấm ăn có công năng kích thích cơ thể sản sinh interferon, nhờ đó ức chế được quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus.

Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch: Nấm ăn có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Các loại nấm như ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), mộc nhĩ đen, nấm đầu khỉ, nấm hương, đông trùng hạ thảo... đều có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh. Ngoài ra, nấm linh chi, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, ngân nhĩ, mộc nhĩ đen còn có tác dụng làm hạ huyết áp.

Giải độc và bảo vệ tế bào gan: Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều loại nấm ăn có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt. Ví như nấm hương và nấm linh chi có khả năng làm giảm thiểu tác hại đối với tế bào gan của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan. Nấm bạch linh và trư linh có tác dụng lợi niệu, kiện tỳ, an thần, thường được dùng trong những đơn thuốc Đông dược điều trị viêm gan cấp tính.

Kiện tỳ dưỡng vị: Nấm đầu khỉ có khả năng lợi tạng phủ, trợ tiêu hóa, có tác dụng rõ rệt trong trị liệu các chứng bệnh như chán ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng. Nấm bình có tác dụng ích khí sát trùng, phòng chống viêm gan, viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi mật. Nấm kim châm và nấm kim phúc chứa nhiều arginine, có công dụng phòng chống viêm gan và loét dạ dày.

Hạ đường máu và chống phóng xạ: Khá nhiều loại nấm ăn có tác dụng làm hạ đường máu như ngân nhĩ, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi... Cơ chế làm giảm đường huyết của đông trùng hạ thảo là kích thích tuyến tụy bài tiết insulin. Ngoài công dụng điều chỉnh đường máu, các polysaccharide B và C trong nấm linh chi còn có tác dụng chống phóng xạ.

Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa: Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá trình chuyển hóa tế bào. Nhiều loại nấm ăn như nấm linh chi, mộc nhĩ đen, ngân nhĩ... có tác dụng thanh trừ các sản phẩm này, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

Ngoài ra, nhiều loại nấm ăn còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, rất có lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Gần đây, nhiều nhà khoa học còn phát hiện thấy một số loại nấm ăn có tác dụng phòng chống AIDS ở mức độ nhất định, thông qua khả năng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top