Thư viện Khoa học VLoS miễn phí

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Staff member
Tôi vừa xây dựng xong Thư viện Khoa học VLoS (http://tusach.thuvienkhoahoc.com/) với kết cấu tương tự Wikipedia tiếng Việt và liên kết chặt chẽ với các bài viết trên Wikipedia Việt, Anh ..Tuy nhiên, VLoS khác với Wikipedia ở những điểm căn bản sau:

1. VLoS theo luật bản quyền Creative Commons nên khác với GNUL ở chỗ giữ nguyên bản quyền tác giả. Do đó, các bài viết trên SHVN nếu đặt ở VLoS vẫn được ghi rõ tác giả và liên kết trực tiếp đến 4rum
2. Tác giả trên VLoS có quyền tương đối lớn đối với tác phẩm của mình. Họ có quyền như 1 sysop nghĩa là có thể khóa bài viết của mình, và cấm những thành viên phá hoại bài viết của họ
3. VLoS chỉ tập trung vào khoa học mà ko muốn dính gì đến chính trị, xã hội, giải trí .v.v.

Tôi mong có được sử ủng hộ và tham gia giúp đỡ của các thành viên biopro & friends, mọi ng sẽ là những thành viên ?đồng sáng lập ra VLoS và trở thành sysop (admin) của VLoS cũng như có địa chỉ email xx@khoahocvietnam.com ngay lập tức.

Hiếu,
 
Như vậy điều cơ bản nhất mà anh Dũng không thích WIKI là ai cũng có thể chỉnh sửa bài viết thì đã được khắc phục ở VLoS. Hơn nữa nó lại được đặt trên một domain rất Việt Nam. Những điểm này cộng với ưu điểm của WIKI là đủ để anh em yên tâm về nền tảng của VLoS.

Em xem đã thấy có tên anh TH Dũng trong danh sách sáng lập, vậy trước mắt cứ chuyển các bài của anh Dũng lên đã (cũng khá nhiều). Các bài của Hưng, Khương cũng kha khá.

Anh Hiếu nên đưa bài này ra ngoài, dán thành thông báo chung cho mọi thành viên được biết. Chắc sẽ có nhiều người ủng hộ.

Về phần mình, bài viết của em thì anh Hiếu cứ thoải mái đưa lên VLoS. Tuy nhiên em sẽ chỉ vào đó để xem bài, đọc bài chứ không tham gia phát triển được. Thời gian online của em chỉ đủ để trực chiến ở SHVN.
 
Bài của Hòa, Hùng, Nga, Bảo, Lương ... cũng nên đưa qua đó nếu H liên hệ các bạn này và họ đồng ý.
 
Em xin trả lời thư nhắn của anh Dũng ở đây luôn. Đây là một số kế hoạch đã phác ra.

1. Em định bụng đầu tiên tập trung vào dịch 3 quyển Biochem Langer 4th, quyển Immu. 5th và 1 quyển sinh học đại cương. 3 phát súng này dựa chính vào Hùng Việt và nhóm bạn trường ĐH Vinh. Họ đang kiểm quân số.

2. Anh Đạt ở Harvard Med. muốn em hỗ trợ chuyển ngữ các bài giảng của anh về BI, hơi advance 1 tí nhưng ko sao. Anh đó cũng muốn khởi thảo cuốn Beginning of BI. Cần 1 vài ng hợp tác. Nếu anh Dũng có điều kiện trao đổi với Vinh và Minh cũng thầy Bảo, mời họ tham gia sáng lập VLoS với anh em mình. Lời nói của anh có giá trị hơn em trong nhóm thầy Bảo.

3. Em và các bạn bè Greifswald cũng sẽ khởi thảo một số sách về SHPT khác.

4. Em cũng đang cùng kêu gọi tất cả mọi ng cùng xây dựng thư viện các protocols trứoc tiên cứ sưu tầm về bằng cả tiếng Anh và Việt sau đó chuyển ngữ.

5. Một gene dictionnary cũng đang được xây dựng đồng thời thu thập cả gene /protein / enzyme (E.C) / GO / Cái này có 2 khả năng, 1 là dựa chính vào tiếng Việt và giới hạn cộng đồng ng Việt sử dụng hoặc chuyển hoàn toàn dùng English và offer cho cả ng nước ngoài.

6. Do VLoS mang tính phi lợi nhuận và phục vụ mục đích học tập, đồng thời tôn trọng bản quyền tác giả (VLoS ko tự đóng copyright của mình vào bài viết) do đó về nguyên tắc, VLoS có thể đăng tải tất cả các bài viết khoa học mà sưu tầm được trên internet.

7. Phần về Tin học và Tư duy sáng tạo sẽ do anh Nhân (HP, USA) đảm nhận còn phần Vật lý là anh ZaTrach ở ĐH KHTN quản lý. Rất mong là DDTH và VLVN sẽ tham gia cùng với biopro. Lời mời cũng đã gửi đến VnGG nhưng nhóm quản lý này hiện giờ nội bộ đang "nhạy cảm", họ thảo luận rất nhiều về LMKH mà ko có kết quả nên ko biết có hứng thú với VLoS ko?

VLoS mới xây dựng nên rất cần sự đóng góp của tất cả mọi ng. Hoạt động với mã wiki tuy thuận tiện nhưng lúc ban đầu cũng hơi khó hình dung, các tài liệu hướng dẫn trên Wikpedia cũng được chuyển vào VLoS.
 
Em thấy nếu huy động được số sách tiếng việt có sẵn từ giáo trình của các trường đại học có dạy sinh học sẽ đỡ công sức rất nhiều cho mọi người, em ko biết gì về các điều khoản của quyền tác giả vì ko có tài liệu :D , em chỉ hỏi một câu với các sách xuất bản trong nước, nếu mình muốn đăng lên thì phải làm thủ tục gì? Thoả thuận với nhà xuất bản, tác giả ra sao?

Đọc sơ thảo về ưu điểm của nó thì em sợ ko có ai tham gia mất.

Còn đối với các sách ở trên các trang web ví dụ: http://www.hau1.edu.vn/giaotrinh/giaotrinh_index.htm
Hay là http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/

thì sẽ giải quyết như thế nào?
 
về mặt quyền tác giả, chúng ta có thể đưa giáo trình này lên VLoS chỉ cần em ghi rõ chi tiết về tác giả và bản quyền thôi.

Anh đã tham khảo cả Dự thảo luật bản quyền đang trình QH, cũng như thông tin bản quyền trên các site đều cho phép sử dụng với mục đích hỗ trợ học tập, giáo dục và phi lợi nhuận. Điều này phù hợp với tiêu chí của VLoS.

Nếu em cất công đưa các giáo trình này lên VLoS, wiki hóa, tạo liên kết với wikipedia tiếng Việt và Anh thì rất tuyệt vời cho HS, SV đây. SV giữa các trường có điều kiện tham khảo giáo trình của nhiều trường ĐH trên cả nước cùng 1 lúc.
 
01- ?18-11 V đã sang Mỹ rồi, có lẽ sẽ cần thời gian ổn định. Tôi đã liên hệ với VINH, mọi thứ OK. Vinh sẽ chủ động liên hệ với a Đạt sau khi ổn định ở Mỹ để xúc tiến chuyện dịch sách. Mọi việc bên nhóm sinhtin do Vinh lo. Tui chỉ làm "thầy dùi" thôi.

02- Tui đề xuất dịch 2 cuốn là GENE VIII và The CELL, hai cuốn được sử dụng nhiều ở các trường ĐH phía NAM.

03-Về Protocol, tui nghĩ kô cần sưu tầm đâu, cuốn Molecular Cloning (bản offline tui có user và pass để vào) hoặc bộ Current Protocol (bản PDF), đưa được 2 bộ này lên là ... đáng giá lắm đấy.
 
1. 2 vấn đề trên tùy anh làm chủ

Trần Hoàng Dũng said:
03-Về Protocol, tui nghĩ kô cần sưu tầm đâu, cuốn Molecular Cloning (bản offline tui có user và pass để vào) hoặc bộ Current Protocol (bản PDF), đưa được 2 bộ này lên là ... đáng giá lắm đấy.

3. Về protocols, bản Current Protocol có sức mạnh cực lớn vì nó update theo từng ?quý. Với sức mạnh của mã wiki, protocol cần được update liên tục với tất cả các loại variation của 1 protocol, Việt hóa (ko phải ngôn ngữ) để phù hợp với đk VN, và sưu tầm cả những thông tin kinh nghiệm hữu ích từ các 4rum và website của các hãng. Đó mới thực là ngân hàng protocols mà em muốn cùng mọi ng sưu tầm. Điều này cần phải có công sức của nhiều ng. Nếu được them Hưng, ruồi giấm và (..svngheo ??) chịu giúp thì tốt biết bao.
 
Tui thì đang busy lắm lắm.

ĐH Vinh đã lên tiếng nhận 1 phần nhiệm vụ.

ĐH Nông Lâm của Bảo và KHTN của Hòa có ý kiến gì kô?

Theo ý tôi nếu có dịch thì sẽ kô dịch theo lối từ A đến Z mà sẽ làm theo kiểu "da beo" tức là SV học đến đâu trong những cuốn sách (bất kỳ cuốn nào cũng được) đều có thể ngồi và viếtra lại thành tiếng Việt và đưa lên TVKH, phần cón thiếu sẽ từ từ bổ sung sau.
 
Trần Hoàng Dũng said:
ĐH Vinh đã lên tiếng nhận 1 phần nhiệm vụ.

ĐH Nông Lâm của Bảo và KHTN của Hòa có ý kiến gì kô?

Liên chi đoàn CN TP và CNSH của Viện ĐH Mở chỗ Minh thì thế nào?

Theo ý tôi nếu có dịch thì sẽ kô dịch theo lối từ A đến Z mà sẽ làm theo kiểu "da beo" tức là SV học đến đâu trong những cuốn sách (bất kỳ cuốn nào cũng được) đều có thể ngồi và viếtra lại thành tiếng Việt và đưa lên TVKH, phần cón thiếu sẽ từ từ bổ sung sau.

đúng rồi. Chỗ nào cần thì xào nấu trước.

Ngoài ra, các tiểu luận KH của SV mà có chất lượng thì cũng có thể sử dụng được. Việc công bố trên VLoS thì sẽ hạn chế phần nào hiện tượng đạo văn chăng?
 
Tôi thấy VLoS là một ý tưởng rất hay. Tuy hiện tại rất bận nhưng sẽ cố gắng tham gia.

Về các bài viết nằm trong phòng đọc của tôi nếu cần thì hoàn toàn có thể sử dụng.

Bộ sưu tập Protocol hay các sách khác nên làm theo kiểu Wiki tức có thời gian thì đưa nguyên văn tiếng Anh lên rồi ngồi dịch dần.

Riêng phần protocol, một số thắc mắc hay mẹo vặt... có thể link thẳng đến topic trên các diễn đàn có phần trao đổi đó.
 
Tháng này em phải thi, cả tuần vừa rồi có lên mạng được 1 lần, tháng sau sẽ hoạt động tích cực hơn. Em còn nợ mấy bài dịch tiếng anh nữa, áy náy quá :( .

Trước hết em sẽ tập trung lập danh mục sách bằng tiếng việt đã, ít nhất là những cuốn mà em biết hoặc đã từng đọc. Nếu được có thể rủ một số bạn góp sức lập mục lục của từng cuốn như vậy, để mọi người biết là có phần đấy rồi thì khỏi dịch lại tốn công sức mà chỉ việc bổ sung thôi. Em nghĩ các anh, các chị ở nước ngoài có điều kiện tiếp xúc với máy móc, và công nghệ hiện đại, thì nên tập trung vào giới thiệu các cái mới đấy, những kỹ thuật hiện đại, đặc biệt về ưu nhược điểm, kinh nghiệm khi làm những cái đấy. Còn việc của chúng em ở các trường là bới, lục, tìm ngụp lặn trong các thư viện các phần, các giáo trình, các sách mà các thầy đã viết. Vì những cái này phần lớn là tâm huyết vài chục năm tìm tòi, chắt lọc của các thầy, các cô. Họ đã tốn cả đời để chắt lọc, cập nhật, sưu tầm, giảng dạy theo cách Việt Nam mà chúng ta lại bỏ phí ko chịu tìm, ko đánh giá đúng tầm của nó, mà lại đi bỏ qua rồi lại phải trả giá cho những bài học mà các thầy mắc phải do hạn chế của thời đó thì tiếc lắm; em chỉ tiếc là em ko đủ trình độ để đánh giá những cái đó thôi, nhưng kệ, em chỉ biết trước hết phải tập hợp lại đã ko thì nó mai một thì phí lắm, rồi sau này ai có đủ tầm, đủ trình độ, đủ khả năng để đánh giá nó thì công sức của họ thì họ sẽ được công nhận. Các anh các chị biết ai có thể góp sức được ở Hà Nội thì gửi cho em địa chỉ. Đây cũng là lý do em nêu ra mà anh Hưng bảo là em đang điều tra xã hội học khi mong các anh, các chị và các bạn tập hợp hộ địa chỉ của các thầy, các cô làm về sinh học, dạy môn có liên quan đến sinh học, bởi họ ko nhớ công trình của họ thì ai nhớ bây giờ, mà cho dù ko nhớ nổi thì các thầy các cô cũng cho biết tên những cuốn sách gối đầu giường của chuyên ngành đó, chúng ta chỉ việc tìm chứ ko mất công mò mẫm nữa. Lúc đó thì ta chỉ việc cập nhật kiến thức đến bây giờ là được.

Thời gian tới (sau khi thi xong, em còn 2 môn nữa là xong toàn bộ, nên thời gian tới đỡ mệt hơn, chỉ phải làm khoá luận thôi), em sẽ bắt đầu từ các giáo trình mà em đã học, sẽ viết lại thành những bài riêng lẻ, viết một cách nghiêm chỉnh. Các anh sửa hộ em, có thể có chỗ em ko nhớ được tài liệu nào, ở đâu, hay ai nói mà nếu nó sai thì các anh các chị sửa hộ em vì phần lớn là những cái em chép bằng tay hoặc tự suy nghĩ và suy ra, từ nhiều nguồn, mà hồi đấy lại ko chú ý đến vấn đề tài liệu tham khảo nên bây giờ muốn tìm lại cũng ko khả thi. Các bài của em anh cứ việc cho lên thư viện nếu thấy được, ko phải hỏi han gì cả.

Em hỏi câu nữa, ko biết quyền tác giả có giá trị trong bao nhiêu năm nhỉ? Tính từ lúc xuất bản hay là lúc tác giả mất! Theo em được biết thì hình như nó có giá trị trong 25 năm, tức là sau 25 năm thì nó thuộc sở hữu chung của nhân loại rồi, thì cứ việc sử dụng thoải mái, ko phải lăn tăn xin phép gì cả.
 
Ý tưởng của Minh rất hấp dẫn những phải liên kết được những bạn bè cùng tham gia. Theo anh thì em ưu tiên tập trung vào các mảng mà các GV Việt Nam có ưu thế trước ?như:

1) kiến thức tài nguyên sinh vật việt nam
2)kinh nghiệm về các quy trình sản xuất và chế biến thực phẩm
3)y học cổ truyền
...

còn các lĩnh vực khoa học chính thống thì cứ làm túc tắc ?

Tôi chuyển topic ra ngoài đế mời các thành viên khác cùng tham gia. những địa chỉ email xx@thuvienkhoahoc.com sẽ trao tặng cho những thành viên có 100 bài viết mới.
 
Anh Hiếu ơi !
Sao mấy hôm nay ko thể vào được trang này nhỉ ?? Em đang vận động các thầy cô tham gia nữa anh ah mọi người có vẻ sợ sệt chưa tự tin lắm ,em bảo họ cứ yên tâm có các anh giúp đỡ rồi ?:roll: ?:roll:
 
Em kiểm tra lại xem, em đã đăng ký nick rồi mà. VLoS bắt buộc thành viên phải đăng ký và đăng nhập mới có thể vào thư viện được. ĐỊa chỉ chính thức

http://www.thuvienkhoahoc.com (đừng thiếu chữ www)

thực ra trình độ về tin học, ngoại ngữ và chuyên ngành mọi ng ko khác nhau là mấy. Nếu ng này thiếu 1 tí cái này thì lại hơn ng khác ở chỗ khác. Cái quan trọng là quyết tâm vượt quá chính mình và ý thức rằng kiến thức ko thể độc chiếm. Mình đem kiến thức ra chia sẻ cho ng khác chính là để học hỏi được nhiều hơn. Đây chính là lý do mà tại sao các anh chị lại nỗ lực xây dựng SHVN, Wikipedia và giờ đây là VLoS.
 
Em muốn đưa sách hoặc các tài liệu lên thì phải làm thế nào ah ?(chỉ thấy có up ảnh thôi) ?sao cấu trúc Site hơi khó hiểu , chắc tại em mới làm quen .
 
Về hình thức của VLoS tui thấy cũng được, tuy nhiên do VLoS mới thành lập nên kô có nhiều bài vở, làm cho người đọc cảm thấy chán nản vì đi vô mà chẳng có gì. Trước mắt VLoS nên có những cái stick để người ta biết rằng Nơi nào đang có tài liệu, nơi nào kô. Giúp người đọc đỡ mất thời gian và dễ theo dõi rằng là VLoS đã và đang phát triển đến đâu.

Việt có thể post bài tạm bên SHVN, tui coi và sẽ giúp hiệu chỉnh (nếu cần thiết) sau đó Hiếu sẽ mang qua VLoS.
 
Đặng Đỗ Hùng Việt said:
Em muốn đưa sách hoặc các tài liệu lên thì phải làm thế nào ah ?(chỉ thấy có up ảnh thôi) ?sao cấu trúc Site hơi khó hiểu , chắc tại em mới làm quen .

ưh, chắc là em chưa quen làm với mã wiki, thực ra việc viết bài mới và sửa bài đơn giản như em đang soạn thảo word vậy. Em nên đọc những bài hướng dẫn ở phần trảo đổi với thành viên của em (tất cả các thành viên khi đăng ký đều sẽ nhận được tin nhắn với những hướng dẫn cần thiết tương tự).

Tốt nhất là bắt đầu bằng cách đọc bài viết này

Chào mừng người mới đến VLoS

Do mã wiki dễ tương tác và soạn thảo rất thích hợp cho việc viết lách nên sẽ là hạn chế nó khi chuyển về SHVN rồi lại chuyển qua VLoS.

VLoS chưa có bài nhiều vì tôi chỉ đảm nhận được việc dựng site trước mắt. VLoS cần rất nhiều ng nhiệt tình tiên phong xây dựng site. Nói chung số ng này ko nhiều nhưng ko phải là ko có, điều này phụ thuộc vào có duyên gặp hay ko? và phụ thuộc VLoS có hấp dẫn hay ko nữa. Wikipedia tiếng Việt được xây dựng 5 năm nay những 3 năm đầu chỉ có 100 bài viết chất lượng kém, tuy nhiên trong vòng 9 tháng qua số bài viết hiện nay đã gần 4000 và chất lượng cũng khó mà chê trách.

Cái mà VLoS muốn xây dựng ở đây chính là phong cách làm việc khoa học trực tuyến. 1 nhóm ng cũng viết chung 1 văn bản khoa học. Việc này có thể là dịch tài liệu, có thể là viết sách có thể chỉ là sưu tầm và chỉnh sửa. Nhưng bất kỳ ai cũng có thể tham gia và ý kiến của họ được tôn trọng.
 
Trần Hoàng Dũng said:
Về hình thức của VLoS tui thấy cũng được, tuy nhiên do VLoS mới thành lập nên kô có nhiều bài vở, làm cho người đọc cảm thấy chán nản vì đi vô mà chẳng có gì. Trước mắt VLoS nên có những cái stick để người ta biết rằng Nơi nào đang có tài liệu, nơi nào kô. Giúp người đọc đỡ mất thời gian và dễ theo dõi rằng là VLoS đã và đang phát triển đến đâu.

theo gợi ý của anh, tôi tạo thêm 1 chủ đề trên trang Chính là Những tài liệu mới, liệt kê những bài viết mới do chính các tác giả công bố và lựa chọn VLoS để đăng tải (vd. 3 bài của GS. Nguyễn Lân Dũng vừa gửi)
 
Hiện giờ, Thư viện VLoS mong muốn thiết lập cơ sở dữ liệu mọi loại đề thi. Tất cả các bài kiểm tra từ 45 phút đến bài thi học kỳ hay đề thi học giỏi quốc tế; tất cả các môn từ Kinh tế Chính trị đến Văn học, Toán học; tất cả các cấp học từ THCS đến Đại học và Sau Đại học; tất cả các trường trong và ngoài nước Việt Nam, tất cả đều có thể lưu trữ tại Thư viện VLOS.

Địa chỉ truy cập:

Thư viện Đề thi VLoS

Rất mong các thành viên SHVN giúp đỡ suy tầm những bài kiểm tra như vậy trong năm nay hoặc thậm chí nhiều năm về trước.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top