Unit four: Acid precipitation threatens the environment

Bùi Thúy Nga

Senior Member
:p
Mình dịch bài 4 cái nha.
Unit four: Acid precipitation threatens the environment
Bài 4: Acid lắng đe dọa môi trường.

Imagine arriving for a long-awaited vacation at a mountain lake only to discover that, since your last visit a few years ago, all fish and other forms of life in the lake have perished bcause of increased acidity of the water. Over the past two decades, thousands of lakes in North America, Europe, and Asia have suffered that fate, primarily as a ?result of acid precipitation, usually defined as rain or snow with a pH below 5.6. About 4% of the lakes in the U.S are now dangerously acidic, with the number close to 10% in the eastern part of the country.

Hãy tưởng tượng đến một kỷ nghỉ hè mà bạn đã mong đợi từ lâu ở bờ hồ cạnh núi, kể từ lần ghé cách đây vài năm, và thấy toàn bộ cá và những sv sống khác trong hồ đã chết cả vì độ axit trong nước tăng. Hơn hai thập kỷ qua, hàng ngàn hồ ở Bắc Mỹ, Châu âu, Á đã chịu sự hủy diệt đó một cách chủ yếu như là kết quả của sự lắng acid, thường là những cơn mưa, tuyết với pH<5.6. Khoảng 4% hồ ở U.S có tính axit nguy hiểm, với con số gần 10% phía đông của đất nước.

Effects of acid precipitation are also felt on land. There are dead spruce and fir trees on Mount Mitchell in North Carolina, where acid precipitation and acid fog have greatly reduced the numbers of these high mountain trees. In cities, acid in the air eats away the surfaces of buildings and contributes to smog.

Sự lắng acid cũng tác động đến đất. Cái chết của cây vân sam, cây thông trên núi Mitchell ở North Carolina, nơi mà acid lắng và acid sương mù đã làm giảm phần lớn lượng cây trên những ngọn núi cao. Trong những thành phố, acid trong không khí ăn mòn bề mặt của những tòa nhà cao ốc và góp vào sương.

Acid precipitation resuls mainly from the presence in the air of sulfur oxides and nitrogen oxides, air polluting compounds composed of oxygen combined with sulfur or nitrogen. These oxides react with water vapor in the air to form sulfuric and nitric acids, which fall to the earth in rain or snow. Rain with a pH between 2 and 3 – more acidic than vinegar 0 have been recorded in the eastern U.S. Acid fog of pH 1.7, approaching that of the digestive juices in the human stomach, has ben recorded downwind from Los Angeles.

Nguyên nhân chính của sự lắng acid là do sự có mặt của SO2 và NO2 trong ko khí, hợp chất ô nhiễm không khí gồm hỗn hợp O2 kết hợp với S hay N. Những hợp chất oxit này phản ứng với hơi nước trong không khí hình thành axit lưu huỳnh và nitrit, tạo thành mưa hay tuyết và rơi xuống mặt đất. Mưa có độ pH khoảng 2 và 3 – tính axit còn hơn cả giấm, đo được ở phía Đông nước Mỹ. Sương mù acid có pH khoảng 1.7, gần bằng dịch tiêu hóa dạ dày người, được đo ở theo hướng gió ở Los Angeles.


Sulfur and nitrogen oxides arise mostly from the burning of fossil fuels (coal, oil, and gas) in factories and automobiles. Electrical power plants that burn coal produce more of these pollutnats than any other single source. Itonically, the tall smokestacks built to reduce local pollution by dispersing factory exhaust help spread airborn acids. Winds carry the pollutants away, and acid rain may fall thousands of miles away from industrial centers.

SO2 và NO2 bắt nguồn hầu hết là do sự đốt nhiên liệu (than đá, dầu, gas) trong nhà máy và xe ô tô. Điện năng … sự đốt than đá sản sinh nhiều chất ô nhiễm hơn các nguồn khác. Đống khói cao làm giảm ô nhiễm bằng cách phân tán khói nhà máy giúp acid lan tràn trong không khí. Gió mang chất ô nhiễm đi và mưa acid rơi xuống hàng ngàn dặm khỏi trung tâm công nghiệp. ??? ?

The effect of acid in lakes and streams is most pronounced in the spring, as snow begins to melt. The surface snow melts first, drains down, and sends much of the acid that has accumulated over the winter into lakes and streams all at once. Early meltwater often has a pH as low as 3, and this acid surge hits when fish and other forms of aquatic life are producing eggs and young, which are especially vunerable to acidic conditions. Strong acidity can break down the molecules of living organisms. And even if the molecules remain intact, they may not be able to carry out the essential chemical processes of life at very low pH.

Ảnh h ưởng của acid ở ao hồ và sông suối hầu hết là vào mùa xuân khi tuyết bắt đầu tan chảy. Đầu tiên bề mặt tuyết tan chảy, rơi xuống và tống acid mà đã tích tụ vào mùa đông vào ao hồ và sông suối. Lúc đầu, nước mới tan chảy có pH =3, và tính acid tăng khi cá và những dạng sv nước khác đang trong thời kỳ đẻ trứng và con, đặc biệt là những thời kỳ này rất dễ bị hủy hoại trong điều kiện acid. Tính acid mạnh có thể phá vỡ cấu trúc phân tử của sinh vật sống. Và thậm chí nếu phân từ vẫn còn nguyên, thì nó ko thể thực hiện những quá trình hóa học cần thiết của sự sống ở pH thấp như thế. ?

While acid precipitation can clearly damage lakes and streams, its effects on forests and other land life are controversial. The damage to the forest on Mount Mitchell, on one hand, almost certainly results from acid fog and precipitation. The acid apparently causes changes in the soil that lead to mineral imbalances, lowered tolerance to cold, and general weakness in the trees. On the other hand, careful studies over the past decade seem to show that the vast majority of North American forests are not suffering substantially from acid precipitation.

Trong khi việc acid lắng làm hủy hoại ao hồ và song suối đã thể hiện một cách rõ ràng thì những tác động của nó đến rừng và đất vẫn còn là vấn đề đang tranh cãi. Một mặt rừng bị phá hủy trên núi Mitchell, hầu hết là do sự lắng acid và acid sương mù. Dường như acid gây ra những thay đổi trong đất, làm mất cân bằng khoáng, làm giảm sức chịu lạnh, và làm cây yếu đi. Mặt khác, theo những nghiên cứu từ những thập kỷ qua cho thấy phần lớn những khu rừng ở Bắc Mỹ về căn bản ko fải do sự lắng acid.

Many questions remain. We do not know for sure what the long-term effects of acid precipitation may be on plants and soils. Nor do we know much about the effects of air-borne acid on terrestrial animals, including humans. Perhaps most importantly, we do not know how much we must reduce fossil-fuel emission in order to prevent more damage.

Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có trả lời. Chúng ta ko biết chắc rằng ảnh hưởng dài hạn của acid lắng lên cây cối và đất. Chúng ta cũng ko biết nhiều về sự tác động của acid trong ko khí với động vật trên cạn, gồm cả con người. Quan trọng nhất có lẽ là chúng ta ko biết làm thế nào để giảm chất đốt phát ra để nga9n ngừa nhiều hiểm hoả hơn nữa.

As with most environmental issues, there are no easy solutions to the acid precipitation problem. There is some hopeful news, however. In the united States, Canada, and Europe, emissions of sulfur oxides have declined signficantly in recent decades, causing a decrease in acid precipitation. Laws that require reductions in emissions are thus already helping to alleviate the problem. But just as important is energy conservation. We all need to realize that unless we decrease our consumption of electricity and our dependence on gasoline-powered automobiles, we will continue to contribute to acid precipitation and other threats to the environment.
Cũng như hầu hết những vấn đề về môi trường, ko có giải pháp dễ dàng nào cho vấn đề lắng acid này. Tuy nhiên, cũng có vài tia hy vọng. Ở Mỹ, Canada, Châu Âu, lượng SO2 tỏa có dấu hiệu giảm trong vài thập kỷ này, làm giảm lượng acid kết tủa. Quy định luật pháp yêu cầu giảm lượng tỏa đã giúp làm nhẹ bớt vấn đề. Nhưng quan trọng là bảo tồn năng lượng. Chúng ta cần nhận ra rằng trừ phi chúng ta giảm lượng tiêu thụ điện và giảm sự phụ thuộc vào xe ô tô, chúng ta sẽ tiếp tục góp phần làm tăng lượng acid kết tủa và đe doạ môi trường.

Rearrangements of atoms
Sự sắp xếp lại của nguyên tử

The basic chemistry of life has an overriding theme: the structure of atoms and molecules determines the way they behave. As we have seen, the chemical properties of an atom are determined by the number and arrangement of its subatomic particles, particularly its electrons. Other properties emerge when atoms combine to form more complex substances, such as liquid water. Water is good example, because its unusual properties form the foundation of life.
Hóa học căn bản của sự sống là đề tài quan trong hơn bất cứ một nhận định nào khác: cấu trúc của nguyên tử và phân tử xác định cách sống của chúng. Như chúng ta thấy, thành phần hóa học của một nguyên tử được xác định bởi con số và sự sắp xếp bởi những phần tử bên trong, đặc biệt là electron của nó. Những thành phần khác hiện lên khi nguyên tử nối với nhau hình thành những chất phức tạp hơn, như chất lỏng. Ví dụ điển hình là nước, bởi vì những thành phần của nó hình thành nên sự sống.

Water can be made from hydrogen and oxygen:
2H2 + O2 = 2 H2O
Nước được cấu tạo bởi H2 và O2: 2H2 + O2 = 2H2O

This is a chemical reaction, a process leading to chemical changes in matter. In this particular case, two molecules of hydrogen (2H2) react with one molecule of oxygen (O2) to give two molecules of water (2H20). The arrow indicates the conversion of the starting materials, calls reactants (H2 and O2) to the resulting product (H2O) Đây là một phản ứng hóa học, một quá trình dẫn đến sự biến đổi trong chất. Trong những trường hợp đặc biệt, hai phân tử hydro (2H2) phản ứng với một phân tử oxy (O2) hình thành 2 phân tử nước (2H2O). Nủi tên chỉ sự biến đổi từ vật chất ban đầu, gọi là chất phản ứng (H2 và O2) tạo nên sản phẩm H2O.


Notice that the same numbers of hydrogen and oxygen atoms appear on the right and left sides of the arrow, although they are grouped differently. Chemical reactions do not create or destroy matter; they only rearrange it in various ways. Chemical reactions involve the making and breaking of chemical bonds. In the example above, the bonds holding hydrogen atoms together in H2 and those holding oxygen atoms together in O2 are broken, and new bonds are formed to vield the H2O product molecules.
Lưu ý những con số giống nhau của nguyên tử hydro và oxy xuất hiện bên trái và bên phải của mũi tên, mặc dù chúng thuộc nhóm khác nhau. Phản ứng hóa học không tạo hay phá hủy chất, nó chỉ sắp xếp lại theo nhiều cách. Phản ứng hóa học bao gồm cả việc hình thành và phá vỡ cầu nối hóa học. Trong ví dụ trên, cầu nối giữ nguyên tử hydro trong H2 và những cầu nối giữ nguyên tử oxy trong O2 bị phá vỡ, và cầu nối mới xuất hiện hình thành phân tử H2O.

Organisms can not make water from H2 and O2 but they do carry out a great number of chemical reactions that rearrange matter in significant ways. Let’s examine one that relates to the chapter’s opening essay. Much of the yellow color in autumn leaves is from molucules of pigments called carotenoids. These organic molecules are important in photosynthesis, absorbing solar energy as chlorophyll does. One of the most common carotenoids is beta-carotene. Beta-carotene is also abundant in carrots and many green vegetables and is sold in concentrated form as a food supplement. This substance can be important in our diet as a source of vitamin A, which is essential for normal vision and healthy skin. Our cells can make vitamin A from beta-carotene in the following way:

C40H56 + O2 + 4 H = 2C20H30O
Beta-carotene ? ? ? ? ? ? Vitamin A

Sinh vật ko thể tạo nước từ H2 và O2 nhưng chúng nó thể thực hiện một số lượng lớn phản ứng hóa học mà có thể sắp xếp chất theo nhiều cách đáng kể. Hãy thử kiểm tra một ví dụ liên quan đến vấn đề mở này. Màu vàng của lá thu là từ những phân tử sắc tố gọi là carotenoids. Những phân tử hữu cơ này rất quan trọng trong quang hợp, hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời như chất diệp lục. Một trong những carotenoid phổ biết là beta-carotene. Beta-carotene có nhiều trong cà-rốt và rau cải xanh và được bán ở dạng cô đặc như một loại thức ăn bổ sung. Chất này rất quan trọng trong ăn kiêng, như là nguồn vitamin A, rất cần thiết cho thị lực và làn da khỏe.
C40H56 + O2 + 4 H = 2C20H30O ?????
Beta-carotene ? ? ? ? ? ? Vitamin A

Although there are many atoms in beta-carotene and vitamin A, the chemical reaction that converts one to the other is essentially a simple one. Two molecules of vitamin A are made from each beta-caotene molecule by spliting the beta-carotene molecule in half. Notice that beta-carotene has 40 carbon (C) atoms, where as each vitamin A molecule has 20 carbons. The other reactants are a molecule of O2 and 5H atoms contributed by other molecules in the cell. If you count up all the atoms, you will see that the same number of each type appears on each side of the reaction.

Mặc dù có nhiều nguyên tử trong beta-caroten và vitamin A, nhưng phản ứng hóa học làm biến đổi cái này thành cái khác thì chỉ cần có 1. Hai phân tử vitamin A được hình thành từ một phân tử beta-carotene bằng cách tách đôi phân tử beta-carotene ra một nửa. Lưu ý rằng beta-carotene có 40 nguyên tử C trong khi đó vitamin A có 20 nguyên tử carbon. Những chất tham gia phản ứng khác là phân tử O2 và 5 nguyên tử H góp phần bởi những phân tử khác trong tế bào. Nếu bạn đếm tất cả những nguyên tử, bạn sẽ thấy con số giống nhau của mỗi loại xuất hiện ở mỗi bên phản ứng.

The conversion of beta-carotene to vitamin A is only one example of the thousands of chemical reactions routinely caried out in living cells. Like most of these reactions, our example involved compounds of the element carbon. We look at the carbon compunds of cells in more detail in Chapter 3.

Sự biến đổi beta-carotene thành vitamin A chỉ là một ví dụ trong hàng ngàn phản ứng hóa học thông thường được thực hiện trong tế bào sống. Cũng như hầu hết những phản ứng hóa học, ví dụ của chúng tôi bao gồm những hợp chất về nguyên tố C. Chúng tôi sẽ đề cập chi tiết về hợp chất C ở Chương 3.

Xem lại hộ em với. Thanks! :p
 
Chữ acid precipetation trong bài này nên dịch là "sự ngưng tụ acid" vì chữ tủa thường dùng cho chất rắn còn ngưng tụ mới dùng cho thể khí, hơi.


EM có kế hoạch dịch bài nào nữa kô?
 
:roll:
Vậy ngoài việc sửa thành "Acid ngưng tụ đe dọa môi trường" không cần chỉnh sửa gì thêm nữa hả anh?

Sulfur and nitrogen oxides arise mostly from the burning of fossil fuels (coal, oil, and gas) in factories and automobiles. Electrical power plants that burn coal produce more of these pollutnats than any other single source. Itonically, the tall smokestacks built to reduce local pollution by dispersing factory exhaust help spread airborn acids. Winds carry the pollutants away, and acid rain may fall thousands of miles away from industrial centers.

SO2 và NO2 bắt nguồn hầu hết là do sự đốt nhiên liệu (than đá, dầu, gas) trong nhà máy và xe ô tô. ?:cry: Điện năng … sự đốt than đá sản sinh nhiều chất ô nhiễm hơn các nguồn khác. Đống khói cao làm giảm ô nhiễm bằng cách phân tán khói nhà máy giúp acid lan tràn trong không khí. Gió mang chất ô nhiễm đi và mưa acid rơi xuống hàng ngàn dặm khỏi trung tâm công nghiệp. ??? ?


Đoạn này em dịch lọng cọng, ?ko được, anh xem hộ.

À, anh bảo bài dịch của em khá tốt, trừ một số lỗi về từ là chỉ có mỗi từ "ngưng tụ" thôi àh? Vậy em cần chú ý gì nữa khi dịch anh văn?

Do đang thi thực hành, nên tiến độ dịch bài 5 của em tạm sì tốp lại (dịch được hơn 1/2 rồi). Em sẽ tiếp tục vào thứ 3 tuần sau, dự kiến thứ 5 sẽ đưa lên. Mà đưa tiếp lên đây hay mở một topic mới ạh?

Em đang cố gắng ngâm cứu cách phân tích về cấu trúc anh văn để có thể tự phân tích bài mình và thử phân tích một số bài dịch của bạn khác. Nhờ anh mãi (anh cũng bận cơ mà) thấy sao ấy!!

À, quên. Cám ơn anh vì đã chỉnh bài cho tụi em nhé. Học được nhiều điều lắm đây. Thanks! :)
 
Bác Dũng đang bận nên không thể giúp bạn sửa bài thui chịu khó chờ đi! Mình cũng đang bận nên không giúp gì được. Nhưng đọc đoạn văn trên của bạn ngứa nghề quá sửa chút chơi mong mọi người cho ý kiến. Nếu bạn muốn dịch thoát ý thì nên hành văn theo ý mình đừng phụ thuộc vào cách dùng từ của bọn Mẽo. Mình chưa đọc hết bài nhưng mỗi đoạn này thui thì thấy bài bạn chắc cũng có nhiều chỗ để sửa lém
:) ?:)

Mình sửa thử đoạn từ Sulfur.....centers

SO2 và NO2 bắt nguồn hầu hết là do sự đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu, gas v.v... trong các nhà máy công nghiệp và phương tiện giao thông. Điện năng được sản xuất từ ngồn carbonhydate như sự đốt than đá thải ra nhiều chất ô nhiễm hơn các nguồn khác. Tuy việc xây dựng các ống khói cao có thể giảm ô nhiễm cục bộ bằnng cách đưa khí thải lên cao va làm loãng nồng độ acid. Nhưng gió lại mang chất ô nhiễm đi và có thể gây mưa acid xa hàng ngàn dặm từ những trung tâm công nghiệp.

:oops: ? :oops:
Vẫn chưa hài lòng với đoạn này lém nhưng bận quá nên phải nghỉ thui! Ý giữa các câu vẫn không logic mỗi câu 1 kiểu đúng là bọn Mẽo???
 
Bạn Nga thân mến, bạn làm ơn đừng post riêng ra thành một chủ đề như thế vì như vậy rất khó tập trung và khó nhìn ra chỗ sai, và khó so sánh nữa. Mất nhiều công sức truy cập lắm. Mong bạn hiểu!

gửi Bảo: từ automobiles ấy, mình thắc mắc xe đạp có phải là phương tiện giao thông ko nhỉ !
 
Hoàng Đức Minh said:
gửi Bảo: từ automobiles ấy, mình thắc mắc xe đạp có phải là phương tiện giao thông ko nhỉ !

:D ?:D
?Đúng thì automobiles là xe hơi nhưng như ở VN mình thì phải kể cả xe máy vì bọn Mẽo chúng có đi xe máy nhiều đâu! Mình cũng chả kiếm được từ nào hay hơn. Mà nói chung khi đọc thế thì mọi người đều hiểu là các xe chạy bằng xăng dầu vì mình đang đề cập đến vấn đề đó mà nếu đem cụm từ "các xe chạy bằng xăng dầu" thì nghe không hay! Ai có từ nào hay hơn thì cho ý kiến.'
 
Bùi Thúy Nga said:
:roll:

Sulfur and nitrogen oxides arise mostly from the burning of fossil fuels (coal, oil, and gas) in factories and automobiles. Electrical power plants that burn coal produce more of these pollutnats than any other single source. Itonically, the tall smokestacks built to reduce local pollution by dispersing factory exhaust help spread airborn acids. Winds carry the pollutants away, and acid rain may fall thousands of miles away from industrial centers.

Ôxít nitơ và ôxít lưu huỳnh chủ yếu sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trong nhà máy và xe cộ. Các nhà máy điện sử dụng than đá thải ra những chất này nhiều nhất. Điều trớ trêu là những ống khói cao vốn được xây để giảm ô nhiễm trong khu vực bằng cách phát tán khí thải nhà máy lại giúp cho việc phát tán acid theo đường không khí. Gió phát tán các chất ô nhiễm đi xa và có thể gây mưa acid ở cách hàng ngàn dặm từ các nhà máy công nghiệp.
? ? ? ? ? ? Phải công nhận hồi xưa các tiền bối của chúng ta tuy vốn ngoại ngữ rất khiêm tốn nhưng họ dịch rất hay. Kể từ thời kinh tê thị trường trở đi sách dịch ngày càng nuốt không trôi, kể cả giáo trình đại học cũng như sách giải trí. Có lẽ hồi xưa các bác tiền bối đã phải đọc đi đọc lại, chỉnh sửa rất nhiều lần. Chỉ có cách lý giải đó mới giải thích được chất lượng sách dịch hồi xưa.
? ? ? ? ? ? ?To ThuyNga: dịch tiếng Anh ra tiếng Việt cũng như tiếng Việt ra tiếng Anh (đặc biệt là cái sau) nên chú ý đến từ đồng nghĩa để tránh cứng nhắc, lặp lại. Giới thiệu với bạn từ điển Oxford talking dictionary. Nó có phần thesaurus để ta tham khảo từ đồng nghĩa phản nghĩa. Ví dụ từ mostly có thể đồng nghĩa với từ mainly, vậy thì dịch ra tiếng Việt sẽ xuôi hơn.
 
Dạ thưa anh Nguyễn Ngọc Lương ạ: Anh có biết cái "vốn ngoại ngữ khiêm tốn ?của các bậc tiền bối" là như thế nào ko mà phát biểu hùng hồn thế. Không biết anh đã nghe kể hay đọc về cách học thời xưa chưa mà nghe phát biểu sợ ghê.

Không hiểu các bậc tiền bối là những người của thời nào năm nào nhỉ?

Còn việc ngồi so sánh từ điển thì chỉ giúp được phần nhỏ thôi, cái quan trọng để nâng cao vốn từ tiếng việt là đọc sách hay (nhất là sách về phong tục, ngôn ngữ, văn hoá) và giao tiếp bằng tiếng việt cơ, chứ quyển từ điển chỉ giúp được hiểu về con chữ chứ ko thể hiểu về ngữ nghĩa và cắt nghĩa, liên tưởng, gợi hình ảnh được.
 
Nguyễn Ngọc Lương said:
Phải công nhận hồi xưa các tiền bối của chúng ta tuy vốn ngoại ngữ rất khiêm tốn nhưng họ dịch rất hay. Kể từ thời kinh tê thị trường trở đi sách dịch ngày càng nuốt không trôi, kể cả giáo trình đại học cũng như sách giải trí. Có lẽ hồi xưa các bác tiền bối đã phải đọc đi đọc lại, chỉnh sửa rất nhiều lần. Chỉ có cách lý giải đó mới giải thích được chất lượng sách dịch hồi xưa.
          ?.

Tôi hoàn toàn phản đối cái phát biểu đầy cảm tính này. Vừa sai logic vừa ?... kém hiểu biết.
 
Ah, đúng là kém hiểu biết và kém logic thật:
Thực ra các tiền bối này "dịch sách từ tiếng Nga" chứ không phải tiếng Anh. Bản họ có là bản tiếng Nga dịch từ tiếng Anh sang. ?Mà các bác đó tiếng Nga thì chắc là siêu rồi. Tôi hơi nhầm một tí.
Tuy nhiên tôi có đọc mấy tiểu sử của mấy nhà dịch sách xuất thân thương binh quân đội. Họ tự học ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga) thì rõ ràng về mức độ nào đó không thể bằng một số dịch giả hôm nay được đào tạo bài bản, đi đây đi đó. Chỉ có thể đổ lỗi là dịch giả ngày nay không có trách nhiệm nghề nghiệp nên mới dịch kém. Ngoài ra thời buổi này là thời buổi loạn tiếng Việt. Các từ trừu tượng được đưa vào một cách bừa bãi. Văn phong hành chính thiếu logic. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho các bản dịch mất đi tính hấp dẫn. Nói các bác hồi xưa trình độ tiếng Anh khiêm tốn có lẽ hơi quá nhưng rõ ràng về vốn tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt các bác đó giỏi hơn bây giờ. Ngoài ra lương tâm nghề nghiệp chắc chắn cũng cao hơn bây giờ. Cám ơn bạn Dũng chỉ ra.

To bạn Hoàng Đức Minh: tiếng Việt kém là một sự thực. Không phải ai cũng giỏi về ngôn ngữ. Không biết tiếng Việt thế nào chứ tiếng Anh hoặc tiếng Trung (có chuẩn mực cao hơn tiếng Việt) người ta thường ca ngợi những người hay chữ (họ dùng số từ vựng gấp 2 đến 3 lần người bình thường). Đọc nhiều có thể cải thiện nhưng cái khả năng thì không dễ vượt qua đâu.
Còn tra từ điển thì tôi đã có nhấn mạnh là "đặc biệt dịch từ Việt sang Anh" chắc mắt cậu có vấn đề nên không chú ý.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top