ADN ở thực vật và ADN ở động vật có gì khác nhau?

Thành viên cũ

Senior Member
ADN ở thực vật và ADN ở động vật có gì khác

Tui muốn hỏi là ADN ở thực vật và ADN ở động vật có gì khác nhau hay không?
Vì tui thấy thường người ta chỉ phận biệt ADN ở sinh vật chưa có nhân chính thức và sinh vật có nhân chính thức thôi
:roll:
 
Thế theo bạn thì có kô? Bạn thử khẳng định xem nào rồi chứng ?minh ?cái nhận định đó, SHVN sẽ giúp bạn nhìn thấu vấn đề sau khi bạn đã đưa ý kiến riêng của bạn.
 
Theo mình thì nếu đã có sự phân biệt giữa ADN giữa sinh vật chưa có nhân - có nhân chính thức rồi thì tại sao lại không có sự phân biệt giữa ADN động vật - thực vật (bộ chúng không phải là sinh vật chưa có nhân - có nhân hoàn chỉnh sao ? nếu xét cụ thể thì cùng một nội dung nhưng chỉ khác cách dùng từ để hỏi thôi) vấn đề này không cần bàn cãi gì hết. ?:x ?:evil:
 
ý bạn nói là một trong hai thằng động vật, thực vật thì 1 thằng là "sinh vật chưa có nhân" còn thằng còn lại thì là "có nhân hoàn chỉnh sao". Xin lỗi, tui đọc nội dung bạn viết, tôi hiểu vậy; nếu sai xin sửa giùm.
 
Không !!! Ý mình nói là trong thực vật lẫn động vật đều có dạng sinh vật chưa có nhân và có nhân chính thức.
 
Mình ví dụ như vi khuẩn lam (hay tảo lam) các thể ăn khuẩn - vi khuẩn. Ở động vật có nhiều hơn ở thực vật
 
Good!!!!

Bạn cố gắng nhớ lại xem coi là có con động vật nào là chưa có nhân hoàn chỉnh kô. Tui rất mong nghe ví dụ này.
 
Trần Hoàng Dũng said:
Good!!!!

Bạn cố gắng nhớ lại xem coi là có con động vật nào là chưa có nhân hoàn chỉnh kô. Tui rất mong nghe ví dụ này.

:D ?:D ?:D ?:D ?:D ?:D ?:D ?:D ?:D ?:D

? ? Bác Dũng định cho mọi người cười bể bụng mà chết hả? nmtoanvl đã không biết bác lại khích. nmtoanvl mà kể thêm được vài con nữa thì chắc em chết vì cười quá! Mà bác ác thật người ta nói sai mà bác khen Good!
? ?To nmtoanvl: cho bạn một vài thông tin để biết phân biệt giữa các loài nè. Hic mà bạn đi tranh cãi với bác Dũng chỉ chuốt họa vào thân thôi!
 
Thêm nữa về câu hỏi của CAMELGORILA!
? ? ?DNA là DNA bất kể nó có nguồn gốc từ đâu. Không có sự khác biệt về cấu trúc vật lý và thành phần hóa học giữa chúng!Nếu có chăng cũng chỉ là sự khác biệt về trình tự DNA mà sự khác biệt này ở tất cả sinh giới đâu chỉ riêng động vật và thực vật.
? ? Xét về cả bộ gene thì có một sự khác biệt tuy không rõ ràng đó là bộ gene của thực vật thường lớn hơn vì thế chúng cũng có nhiều các đoạn intron hơn.
 
01- To Bảo: Tui có tranh luận gì đâu, nói vậy thiên hạ tưởng tui là ông kẹ hay sao. Tui chỉ đang hỏi để cho ra vấn đề thôi mà.

Mấy cái hình của Bảo nhìn nhức đầu quá.

02- To nmtoanvl: bạn cứ bình tĩnh, Bảo nó cà khịa đó. Tui nhắc lại câu hỏi nhé

Bạn cố gắng nhớ lại xem coi là có con động vật nào là chưa có nhân hoàn chỉnh kô. Tui rất mong nghe ví dụ này.
 
Bác có nhã hứng thì em không can thiệp!
? Còn cái hình qua ngày rồi em định làm thummail cho nó nhỏ lại ?nhìn cho gọn mà hết quyền sửa rồi! :oops:
 
THD chỉ đang cố giúp bạn gì đó tìm được cách hiểu một vấn đề thôi Bảo ạ, không phải là tranh cãi hay có ý đồ xấu đâu. Tôi nghĩ bạn gì nên theo sát những câu hỏi đó, bạn sẽ vỡ ra nhiều vấn đề và nhớ lâu hơn. Đến cuối cùng, bạn sẽ hiểu tại sao THD lại đặt những câu hỏi như vậy. ?:wink:

Bản thân tôi cũng ủng hộ cái cách để người hỏi "tự đi tìm câu trả lời" trên các gợi ý. Khi nào bí quá thì mới nhờ đến câu trà lời chính thức. không nên đưa các bạn vào "lối mòn kiến thức". Tôi biết nhiều bạn có những câu trả lời rất hay của cùng một chủ để khi các bạn tự tìm tòi.
 
ADN Ở ĐỘNG VẬT _THỰC VẬT

TRƯỚC TIÊN TUI ?NGHĨ LÀ KHÔNG CÓ SỰ PHÂN BIỆT ADN Ở ĐỘNG VẬT+ THỰC VẬT
CAU HỎI TUI NÊU RA CHỈ LÀ NHẤT THỜI KHÔNG SUY NGHĨ KĨ THÔI

CÒN Ở ĐỘNG VẬT MÀ ?KO CÓ NHÂN CHÍNH THỨC NGHĨ LÀ .............HOÀN TOẢN KHÔNG CÓ :(
 
Bài của Hoàng rất có giá trị. Để anh làm rõ hơn bố cục, ý tứ của công trình.

Thứ nhất: Cần phân biệt rõ ràng 2 khái niệm gene gối lên nhau (overlap)gene nằm trong gene (gene within gene). Hai hiện tượng này là khác biệt. Hoàng kiếm đâu được từ chồng lấp rất không rõ nghĩa.

Gene gối lên nhau thì người ta đã tìm thấy ở virus, ngày trước anh học đại học cũng đã biết đến hiện tượng này, bạn nào làm ơn bổ xung reference cho cái kết luận này nhé. Gối lên nhau tức là chỉ chồng lên nhau 1 phần.

Gene nằm trong gene là hiện tượng mới mà bài báo này điểm lại. Ở đây, trong hầu như tất cả các loài thuộc chi Thermus, có hiện tượng là gene rpmH nằm hoàn toàn trong gene rnpA. Nguyên văn trong bài:

A recent paper by Ralph Feltons et al. [8] from Roland Hartmann’s laboratory describes the unusual overlapping gene structure of rpmH and rnpA in bacteria of the genus Thermus (Figure 1). In Thermus, these genes begin with start codons separated by only four base pairs. The second of these start codons initiates the rpmH coding sequence, which encodes a typical L34 protein. The upstream start codon initiates the rnpA coding sequence in the same orientation, but in the 21 register relative to rpmH. The rnpA open reading frame continues entirely through rpmH, which is some additional distance, and finally includes sequences that are homologous to those of the rnpA genes of other bacteria. This overlapping rnpA gene results in an unusually long (e.g. 163 amino acids in Thermus thermophilus, compared with the usual ,120 amino acids), but functional RNase P protein. This overlapping arrangement does not result in compaction of the genes, which is commonly the case in the overlapping genes of viral genomes. The regions of homologous sequences occur in the genome much the same as in other bacteria, only the site of translation initiation of the rnpA gene has ‘moved’ ahead of the upstream gene.

Có nhiều chi tiết trong đoạn trích dẫn này bao gồm 2 bộ ba mở đầu cách nhau 4 nucleotides, khung phiên mã của hai thằng khác nhau, một số chi tiết so sánh mức độ tương đồng của trình rnpA giữa E. coliThermus, so sánh với cách bố trí bình thường của 2 gene này trên E. coli ... nhưng trước hết ta cần nhớ cái đoạn màu đỏ đã: gene rpmH nằm hoàn toàn trong ORF của rnpA. Hiện tượng 1 gene nằm trọn trong gene khác đã được mô tả rõ ràng.


Thứ 2: Hai genes được bố trí như vậy nhưng mức độ biểu hiện của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Gene rpmH được biểu hiện rất mạnh với sản phẩm là protein ribosome L34, còn gene rnpA lại biểu hiện rất yếu. Giải thích điều này như thế nào?

Trong số 3 lý do mà các tác giả đề xuất thì anh chỉ hiểu được ý số 3:

Khoảng cách từ RBS chung (ribosome binding site) cho đến codon mở đầu của gene rmpH (7nu) thuận lợi hơn so với rnpA (3nu), do đó rmpH được dịch mã dễ dàng hơn.

Third, the distance of the single ribosome-binding site shared by these two genes is apparently sub-optimally close (three base pairs) to the rnpA start codon, but optimally spaced (by seven base pairs) from the rpmH start codon. Competition between these start codons should favor translation of L34 over the RNase P protein.

Hai lý do còn lại anh cũng không hiểu chính xác nên không dám nói bừa. Muốn hiểu được 2 lý do này phải nhờ bạn nào có thời gian lần theo các references đọc kỹ hơn, sâu hơn. Các bạn sinh viên nếu có hứng thú có thể khai thác chủ đề này để làm semina:

Lý do 1:

Nguyễn Hữu Hoàng said:
Trên rnpA ước tính có từ 1 đến 4 vùng ái lực cao với nhân tố rho, kết thúc sự phiên mã ngay sau khi RNA polymerase vừa đi qua rpmH, dẫn đến thuận lợi khi tạo ra phân tử RNA rpmH nhưng lại rất khó tạo RNA của rnpA.

First, the presence of one-to four potential rho-dependent transcription-termination signals follow the rpmH sequence. If the ribosome(s) immediately following the RNA polymerase were translating in the rpmH reading frame, this would presumably trigger transcriptional termination at these sites, resulting in an mRNA encoding L34 but not RNase P.

Hoàng viết như vậy là sai. Không có cái gì gọi là vùng ái lực cao với nhân tố rho. Nghe bùng nhùng quá. Ở đây chỉ dựa trên phương diện chuyển ngữ thuần túy cũng phải hiểu đó là các tín hiệu kết thúc phiên mã phụ thuộc rho. Có từ 1 đến 4 tín hiệu này nằm ngay sau gene rpmH, tuy nhiên cơ chế chính xác của nó ra sao, tại sao lại có cái gì thấp thoáng ribosome follow RNA polymerase thì anh chịu.

Lý do 2: Unusual codons là gì và tại sao nó lại ảnh hưởng đến tốc độ phiên mã.

Một chi tiết cuối cùng là câu này của Hoàng viết "Gene overlap (gene chồng lấp) là hiện tượng khá phổ biến ở virus do cơ chế đơn giản hoá bộ gene, thích ứng với cuộc sống ký sinh." Như topic bên kia đang tranh luận thì virus sống ký sinh là cụm từ rất nhạy cảm, riêng anh đánh giá là sai. Nếu Hoàng có thể tìm được reference cho điều này thì anh cảm ơn, còn nếu không thì nên thận trọng hơn. Em có thể chỉ viết là "Gene overlap (gene chồng lấp) là hiện tượng khá phổ biến ở virus do cơ chế đơn giản hoá bộ gene, thích ứng với cuộc sống đặc biệt của chúng".
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top