BT Sinh vật và Môi trường

Câu 29: Trong một hồ nước bị nhiễm độc thuốc trừ sâu do một số người dân rửa bình phun xuống đó. Chuỗi thức ăn nào sau đây có hại nhất đối với sức khỏe của con người ?
A. Tảo đơn bào -> động vật phù du -> cá -> người.
B. Tảo đơn bào -> động vật phù du -> giáp xác -> cá -> chim -> người.
C. Tảo đơn bào -> cá -> người.
D. Tảo đơn bào -> thân mềm -> cá -> người
đáp án là B có ai giải thích dc ko???

câu này phải là C chứ nhỉ? qua càng ít chuỗi t/ăn thì càng có hại cho con người chứ?
 
câu này phải là C chứ nhỉ? qua càng ít chuỗi t/ăn thì càng có hại cho con người chứ?

Cả 4 chuỗi thức ăn đều không có hại cho sức khỏe con người. Người ra đề thi có sự nhầm lẫn khá nghiêm trọng ở đây.
Để hiểu rõ hơn tôi có thể bắt đầu giải thích như sau:
Thông thường với các độc tố như kim loại nặng tồn tại trong môi trường nó sẽ được các cơ thể sinh vật hấp thụ trực tiếp từ môi trường. Khi đã vào trong cơ thể sinh vật với một lượng nhất định (đủ gây tác động xấu đến cơ thể), cơ thể sinh vật sẽ tìm cách khử độc (detoxification) để tạo ra các hợp chất không độc hoặc cô lập các kim loại này trong một bào quan hoặc cơ quan nào đó để giảm thiểu tác động xấu tới cơ thể. Mặt khác sinh vật cũng tìm cách đào thải ra ngoài môi trường. Ở đây nếu quá trình đảo thải < quá trình hấp thụ, sinh vật sẽ bị tích lũy các kim loại đó. Giả sử sinh vật này là tảo và tảo tích lũy kim loại nặng, như thế một con động vật nổi (ngoài quá trình tích lũy kim loại từ môi trường theo cơ chế chung như ở tảo) lại ăn rất nhiều tảo (đã nhiễm độc) và dẫn tới nồng độ kim loại nặng trong động vật nổi bị khuếch đại lên nhiều lần. Điều tương tự cũng xảy ra với các bậc dinh dưỡng tiếp theo và hiện tượng này gọi là khuếch đại sinh học. Theo cơ chế này, chuỗi thức ăn tự nhiên càng dài thì mức độ khuếch đại càng tăng và nguy cơ xảy ra với sức khỏe con người càng lớn.

Tuy nhiên, với thuốc trừ sâu, điều này gần như sẽ không đúng vì những lý do sau:
1) thời gian phân hủy của thuốc trừ sâu trong môi trường rất nhanh, độc tố của các loại thuốc trừ sâu thường rất mạnh và thường gây chết ngay cho các sinh vật nhiễm độc ở một nồng độ rất thấp.
2) nếu nồng độ thuốc trừ sâu trong môi trường thấp và không đủ gây chết cho sinh vật: khi sinh vật hấp thụ vào một loạt các loại enzymes trong cơ thể sinh vật sẽ được kích hoạt để giải độc và thuốc trừ sâu khi đó sẽ bị quá trình trao đổi chất biến thành các chất khác, cực khó để có thể tồn tại và chuyển qua bậc dinh dưỡng tiếp theo
 
1. Cùng loại ĐV nhưng ở khu vực khí hậu nhiệt đới và ở khu vực khí hậu hàn đới thì SV đó có số thế hệ thay đổi ntn? giải thích.

Lại thêm một cao thủ nữa đặt câu hỏi, hix.
Cùng một loại ĐV = cùng một loài hay một nhóm loài động vật có họ hàng gần nhau?
Số thế hệ = số thế hệ trong một năm hay trong nhiều năm (10 năm, 20 năm hay 50 năm)?

Đối với những loài có vòng đời ngắn (nếu là một người làm khoa học sẽ đặt ngay ra câu hỏi ở đây thế nào là vòng đời ngắn?) ví dụ như < 2 năm/thế hệ khi đó có một qui luật khá rõ gọi là voltinism (không biết dịch ra tiếng Việt là gì) ở nhiều loài côn trùng như sau:

cùng một loài nếu phân bố ở vùng nhiệt đới (vĩ độ thấp) có thể có nhiều thế hệ (>=2 thế hệ)/năm: multivontine, phân bố ở vùng vĩ độ trung bình (45 - 52oN) thường có 1 thế hệ/năm: univoltine và vùng hàn đới (có vĩ độ > 52oN) thường chỉ có 1 thế hệ/2 năm: Semivoltine:

Ví dụ: loài chuồn chuồn kim: Ischnura elegans
 
Last edited:

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top