Nên làm đề tài nghiên cứu khoa học (?)

Mình đang học năm 3, công nghệ thực phẩm ở đại học Nha Trang. Trường mình có khuyến khích sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học. Mình cũng muốn làm nhưng chẳng có hướng nào mà cũng chẳng biết làm có nổi không.Sức học cũng bình thường, cố mãi cũng chỉ mong đừng rớt môn nào, ngấp nghé 7.0 thôi.
Mình có ý tưởng làm "Sữa chua từ đậu nành có bổ sung rong biển", nhưng chẳng biết có nên đăng kí không. Hay để dành ý tưởng này cho đề tài tốt nghiệp luôn thể. Giờ chỉ nên tập trung học thôi làm đề tài mà chỉ làm mấy cái nhỏ thế này chắc cũng chẳng được duyệt.
 
Làm đề tài khoa học? Tại sao lại ko nhỉ? Nếu bạn đã có ý tưởng hay như vậy thì sao lại không thử nhỉ? Nghe cái tên đề tài này rất thú vị. Với lại nó đúng với chuyên nghànhh của bạn học rồi còn gì?
Vấn đề ko phải là bạn học có giỏi hay không? Chỉ cần bạn có quyết tâm, tâm huyết cho đề tài mình đang làm thì chẳng có gì trở ngại cả. Với lại bên cạnh bạn còn có thầy cô bạn bè nữa cơ mà. Mình tin chắc rằng sau khi bạn làm xong đề tài này cho dù kết quả thế nào thì bạn sẽ có 1 khối lượng kiến thức ko ít đâu. Như vậy sau này nếu có làm thêm cái nào nữa cũng sẽ dễ dàng hơn.
Rất vui vì mình cùng bạn học chung 1 trường đó. Mình học bên Nuôi Trồng Thủy Sản. Cũng năm 3 rồi
Chúc bạn thành côg với đề tài của mình.
 
Sữa chua từ đậu nành

Bạn không cần ngại vì điểm và sức học của mình. quan trọng là sức sáng tạo. Thực ra, sữa chua từ đậu nành hiện giờ đã có và rất tốt cho sức khỏe, I là ng già. Tuy nhiên cho thêm rong biển thì m nghĩ bạn nên xem lại thử là 2 thứ đó có tạo ra độc khi kết hợp với nhau? Liệu hương vị có đủ kích thích không? Sau đây mình cung cấp cho bạn công thức làm sữa chua đậu nành.
Liều lượng cụ thể: Người lớn mỗi ngày dùng 500 ml, trẻ em từ 13 đến 20 tháng tuổi ngày ăn 150 ml, chia làm 2 bữa (8 giờ sáng và 3 giờ chiều). Các bữa ăn khác vẫn đảm bảo bình thường. Các nghiên cứu cho thấy, trên 90% bệnh nhân dùng sữa chua đậu nành đã hết loạn khuẩn đường ruột (cả về dấu hiệu lâm sàng và vi khuẩn chí).

Cách làm sữa chua từ đậu nành:

1. Làm từ hạt đậu nành: Đậu 100-150 g, đường 50-70 g, men (lactobacillus) 20 g, nước (thêm cho vừa đủ 1 lít). Làm sạch đậu, ngâm nước ấm 20-30 độ C trong 6-8 giờ, đãi sạch vỏ, xay nước (bằng máy xay sinh tố, máy xay thịt quay tay hoặc cối đá), lọc bỏ bã qua vải phin mỏng, cho đường. Đun sôi dịch sữa rồi để nguội còn 30-40 độ C. Đánh men nhuyễn, cho vào dịch sữa.

Đổ sữa vào cốc sạch, ủ ấm ở nhiệt độ 40-50 độ trong 2 giờ. Khi mặt sữa đông mịn đều là được. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 1-2 ngày. Sữa chua đậu nành có màu trắng, đông mịn, đều từ đáy cốc lên mặt sữa, vị hơi chua, béo ngậy.

2. Làm từ bột đậu nành sống: Bột đậu 60-65 g, đường 50-70 g, men (lacctobacillus) 20 g, nước (thêm cho vừa đủ 1 lít). Hòa tan bột đậu nành sống trong nước ấm 30-35 độ C rồi lọc qua vải phin mỏng. Sau đó tiếp tục làm như trên.

Chúc bạn thành công!^_^:hoanho:
 
Mình nghĩ nếu bạn có hướng sau này làm công việc của 1 nhà khoa học, hay làm trong các viện nghiên cứu thì mình nghĩ nên làm.
Khi làm nghiên cứu mình sẽ củng cố và tiếp thu thêm các kiến thức.
Còn nếu ko bạn có thể theo hướng thiết kế mình thấy cũng hay ( trường mình có đồ án thiết kế ko biết trường bạn thế nào?)
Nhưng bạn phải xác định tham gia nghiên cứu là cũng tốn thời gian và cũng hơi mệt đấy ( kinh nghiệm làm ncuu dc 6 tháng của mình)
Quan trọng là bạn phải có say mê và nhiệt tình.
 
Tuy nhiên cho thêm rong biển thì m nghĩ bạn nên xem lại thử là 2 thứ đó có tạo ra độc khi kết hợp với nhau? Liệu hương vị có đủ kích thích không?
Đương nhiên khi đưa 1 loại rong biển vào thì sẽ phải biết được laọi nào độc hay không? Ở Việt Nam có rất nhiều laọi rong dùng làm thực phẩm, làm keo. Có loại người ta còn ăn sống nữa mà bạn. Mình nghĩ khi kết hơp kiểu này sẽ tạo được 1 mùi vị rất đặc biệt đó
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top