Lâu lâu lục lại bài này. Có 2 điều đáng chú ý
1. Phân tích 1 bài báo xuất bản được trích dẫn bao nhiêu lần thì được gọi là có tầm ảnh hưởng.
2. Hơi lạ là qua ISI tác giả nhận định "Riêng hai ngành toán và kĩ thuật số lần trích dẫn không cao và có thể chẳng có ảnh hưởng gì lớn trên thế giới."
Vậy sao bấy lâu nay VN vẫn tự hào là giỏi toán bậc nhất thế giới nhỉ?
Nghiên cứu khoa học: Cần cả số lượng và chất lượng
Bài đã được xuất bản.: 29/11/2008 08:53 GMT+7
Trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta cần nâng cao cả hai phần số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học. Nâng cao số lượng ấn phẩm khoa học cũng là một cách cải tiến chất lượng khoa học. - Ông Nguyễn Văn Tuấn phản biện quan điểm của Gs. Bùi Trọng Liễu về số lượng và chất lượng trong nghiên cứu khoa học.
>> Chấn hưng giáo dục: Chớ để số lượng đè chất lượng
>> 20.000 tiến sĩ - 1 bài báo: Thầy và trò!
Trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta cần nâng cao cả hai phần số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học. Nâng cao số lượng ấn phẩm khoa học cũng là một cách cải tiến chất lượng khoa học.
Trên bình diện quốc gia, hai chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá năng suất khoa học của một nước là số lượng bài báo khoa học được công bố trên các tập san khoa học quốc tế có hệ thống bình duyệt (peer reviewed journals), và số lần trích dẫn (citations) của những bài báo khoa học.
Số lượng bài báo phản ảnh “sản lượng” nghiên cứu khoa học và mức độ đóng góp vào tri thức toàn cầu của một nước. Nhưng số lượng chỉ phản ảnh một phần của tình trạnh hoạt động khoa học, một khía cạnh khác cũng không kém phần quan trọng là chất lượng nghiên cứu khoa học, vốn chưa được quan tâm đúng mức.
Gần đây có vài ý kiến cảnh báo không nên quá quan trọng số lượng mà quên phần chất lượng, vì một xu hướng như thế có thể tác động tiêu cực đến khoa học nước nhà.
Quan tâm đến chất lượng nghiên cứu khoa học không phải là một điều mới, nhưng ít ai định nghĩa cụ thể chất lượng là gì. Chất lượng nghiên cứu khoa học là một khái niệm phức tạp, bởi vì nó có liên đới đến ý nghĩa xã hội, triết lí, và đạo đức khoa học. Có người đề nghị hiểu chất lượng khoa học qua hai nghĩa: một bên là “ý nghĩ nội tại” của chuyên ngành, và một bên là “ý nghĩa ngoại tại” chuyên ngành.
Đối với những người trực tiếp làm nghiên cứu khoa học chuyên ngành (tức là những người thiết kế và thực hiện công trình nghiên cứu) thì chất lượng của một công trình khoa học là giá trị khoa học của nó. Chất lượng khoa học trong trường hợp này là phản ảnh đánh giá của đồng nghiệp trong chuyên ngành, vá đó chính là ý nghĩa nội tại. Còn ý nghĩa ngoại tại đề cập đến tác động hay ảnh hưởng của công trình nghiên cứu đến xã hội và kinh tế.
Theo khái niệm chất lượng như vừa đề cập, thì việc đo lường chất lượng là một vấn đề rất khó khăn. Cho đến nay, vẫn chưa có một thước đo nào là hoàn hảo cả. Tuy nhiên, giới khoa học dễ dàng nhất trí với nhau những thước đo tương đối khách quan là dựa vào chỉ số trích dẫn cho mỗi bài báo khoa học, hay trong trường hợp cá nhân thì thước đo là chỉ số H mà tôi đã có dịp giới thiệu trước đây.
Số lượng
Nước ta hiện nay có 38.217 giảng viên dạy đại học; trong số này có 303 giáo sư, 1805 phó giáo sư, 5643 tiến sĩ. Năm 2008, tổng số bài báo khoa học trên các tập san quốc tế xuất phát từ Việt Nam là khoảng 910 bài, tức chưa đầy 10% tiềm năng của số lượng giáo sư và tiến sĩ! Ngay cả trong thưc tế có 70% các tiến sĩ giữ chức vụ quản lí cũng không thể nào biện minh được tình trạng yếu kém về năng suất khoa học như vừa trình bày.
Con số ấn phẩm khoa học ở nước ta chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 1/5 của Singapore. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, 20 năm nữa, con số bài báo khoa học nước ta có thể chỉ 2500 bài, tức chỉ bằng phân nửa con số của Singapore hay 20% thấp hơn Thái Lan của năm 2008.
Tuy nhiên, so sánh tỉ lệ tăng trưởng trong thời gian 2004 đến 2008, năng suất khoa học Việt Nam có chiều hướng tích cực. Con số bài báo khoa học của Việt Nam trong năm 2008 phản ảnh một tỉ lệ tăng trưởng gần 2 lần so với năm 2004. Trong cùng thời gian này, Thái Lan tăng 78%, Malaysia tăng 95%, và Singapore tăng 21%. Các nước như Philippines và Insonesia có tỉ lệ tăng trưởng khoảng 30 đến 40%
Phần lớn các ấn phẩm khoa học của Việt Nam là do hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài. Chỉ có khoảng 30% công trình là do tác giả người Việt Nam đứng tên đầu hay chịu trách nhiệm chính. Dù hợp tác khoa học là xu hướng toàn cầu, nhưng sự thật trên cho thấy chúng ta vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào ngoại quốc, và chúng ta có nguy cơ mất quyền làm chủ tri thức liên quan đến khoa học Việt Nam.
Chất lượng
Chẳng những số lượng thấp và chất lượng cũng không cao so với thế giới. Đại đa số các công trình nghiên cứu từ Việt Nam chỉ công bố trên các tập san có chỉ số ảnh hưởng (impact factor) thấp, thậm chí những tập san địa phương như của Hàn Quốc và Nhật!
Để đánh giá cụ thể chất lượng (vì trích dẫn cần thời gian) tôi chọn những công trình công bố trong thời gian 2000-2001. Có 675 bài báo khoa học từ Việt Nam được công bố trên các tập san quốc tế. Tổng số lần trích dẫn trong thời gian 2001 đến 2006 là 6576 lần; do đó, chỉ số trích dẫn trung bình là 9,74 lần cho mỗi bài báo.
So sánh với các nước trong vùng cho thấy chỉ số trích dẫn các bài báo Việt Nam cao nhất so với Thái Lan (9,09), Singapore (9,26), Indonesia (9,47) và Philippines (9,33). Nếu dựa vào chỉ số RCI để đánh giá chất lượng và ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học, Việt Nam có chỉ số RCI (0,59) cao nhất trong vùng. Ngay cả Trung Quốc hàng năm "sản xuất" trên 20.000 bài báo khoa học trên các tập san trong danh bạ ISI, nhưng chỉ số RCI chỉ 0,27.
Tuy chỉ số RCI của Việt Nam cao hơn các nước trong vùng, nhưng vẫn còn quá thấp so với trung bình trên thế giới. Thật vậy, chỉ số RCI = 0,59 của Việt Nam cho biết chất lượng và tầm ảnh hưởng của các nghiên cứu khoa học Việt Nam thấp hơn mức độ trung bình trên thế giới khoảng 40%. Ở các nước có nền khoa học tiên tiến như Mĩ và phương Tây, chỉ số RCI thường cao hơn 1 (cao hơn trung bình thế giới).
Số lần trích dẫn bao nhiêu là cao? Không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này, nhưng theo phân tích của ISI, trong tất cả các bài báo khoa học công bố trên thế giới, có khoảng 55% không bao giờ được ai (kể cả chính tác giả) trích dẫn hay tham khảo sau 5 năm công bố. Trong các ngành như kĩ thuật tần số không trích dẫn lên đến 70%.
Ngay cả được trích dẫn và tham khảo, con số cũng rất khiêm tốn: chỉ có trên dưới 1% bài báo khoa học được trích dẫn hơn 6 lần mà thôi (trong vòng 5 năm. Do đó, có người đề nghị là một bài báo được trích dẫn một cách độc lập (tức không phải chính tác giả tự trích dẫn) hơn 5 lần được xem là "có ảnh hưởng". Những công trình có ảnh hưởng lớn thường có số lần trích dẫn 100 lần trở lên.
Do đó, nếu tính theo số lần trích dẫn trên 5 lần trong vòng 5 năm thì có thể nói rằng chất lượng các nghiên cứu từ Việt Nam cũng có phần khả quan. Tính trung bình, khoảng 42% các bài báo từ Việt Nam được trích dẫn trên 5 lần, tức là cao hơn số trung bình trên thế giới.
Các ngành khoa học Việt Nam có trích dẫn cao thường là các ngành khoa học thực nghiệm như y sinh học, hóa học, nông nghiệp, môi trường và công nghệ sinh học. Riêng hai ngành toán và kĩ thuật số lần trích dẫn không cao và có thể chẳng có ảnh hưởng gì lớn trên thế giới.
Điều đáng quan tâm là 41% các bài báo về kĩ thuật từ Việt Nam chưa bao giờ được trích dẫn sau 5 năm công bố. Nói cách khác, có khá nhiều nghiên cứu từ nước ta hoặc là không được đồng nghiệp quốc tế quan tâm, hoặc không có giá trị đáng kể cho chuyên ngành.
Mối tương quan giữa số lượng và chất lượng
Một thực tế ở nước ta là nhiều trung tâm nghiên cứu và đại học Việt Nam chưa có văn hóa công bố nghiên cứu trên các tập san quốc tế. Thật vậy, rất nhiều nghiên cứu sinh chưa biết đến công bố quốc tế là gì, bởi vì một phần ngay cả người hướng dẫn luận án cũng chưa từng có kinh nghiệm công bố kết quả nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học quốc tế.
Do đó, chúng ta cần nâng cao số lượng ấn phẩm khoa học và chất lượng nghiên cứu khoa học. Theo tôi, cần phải trước mắt tập trung vào việc nâng cao số lượng trước để tạo một “văn hóa công bố quốc tế” trước, và sau đó là nâng cao chất lượng nghiên cứu.
Câu hỏi đặt ra là nâng cao số lượng có liên quan với chất lượng hay không? Câu trả lời ngắn gọn là: có.
Phân tích số và chất lượng công trình nghiên cứu về ung thư của 19 nước Âu Mĩ cho thấy nước nào có nhiều công trình thường là những nước có nghiên cứu chất lượng cao (nhưng không phải tuyệt đối). Ở mức độ cá nhân, phân tích số lượng ấn phẩm của 26 nhà vật lí cấp giáo sư cho thấy người có nhiều ấn phẩm cũng thường là người có chỉ số H cao (xem Biểu đồ dưới đây). Chỉ số H là một thước đo chất lượng nghiên cứu khoa học cho một cá nhân. Các dữ liệu này cho thấy tuy có ngoại lệ, nhưng số lượng ấn phẩm khoa học thường đi song song với chất lượng nghiên cứu khoa học.
Biểu đồ trên cho thấy mối tương quan giữa xếp hạng về số lượng ấn phẩm khoa học và chất lượng nghiên cứu khoa học của 19 nước Âu Mĩ (nguồn: Lawani, Scientometrics 1996;9:13-25).
Biểu đồ dưới cho thấy mối tương quan giữa số lượng bài báo và chỉ số H (phản ảnh chất lượng nghiên cứu) của 26 giáo sư vật lí (nguồn: M Schreiber, Ann Phys (Leipzig) 2007;9:640-652).
Thật ra, điều này cũng không khó hiểu. Nghiên cứu khoa học là một quá trình tích lũy kiến thức. Khi sự tích lũy đến mức độ “critical mass” (đầy đủ thực lực) thì mới có thể cho ra một công trình có giá trị lớn. Rất hiếm, nếu không muốn nói là chưa thấy ai đùng một cái cho ra một công trình có giá trị cao mà trước đó chưa bao giờ có công bố.
Một nhà khoa học bình thường phải góp mặt trên trường quốc tế một thời gian, phải khởi đầu với những công trình trung bình (nếu không muốn nói là dưới trung bình) một thời gian rồi mới dần dần tìm ra một định hướng mới cho riêng mình và có đóng góp quan trọng.
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học là một đầu tư lâu dài. Nhưng không có nhà tài trợ (trong trường hợp Việt Nam là Nhà nước) cho nghiên cứu phải chờ đến 20 năm để cho nhà khoa học cho ra một công trình có giá trị lớn. Cũng không thể biện minh rằng vì cần có công trình có chất lượng cao nên nhà khoa học không cần công bố những nghiên cứu “tầm thường”, vì nói như thế là... ngụy biện.
Có ý kiến cho rằng nếu tập trung khuyến khích số lượng thì sẽ gây nguy cơ gian lận khoa học. Tôi e rằng ý kiến này thiếu tính thuyết phục. Thật ra, có thể lí giải ngược lại: chính những nhà nghiên cứu có ít bài báo khoa học nên phải cố gắng ngụy tạo số liệu để có công trình có chất lượng. Trường hợp của Hwang Woo-Suk là một ví dụ cho những người chạy theo hào quang bằng ngụy tạo trong khi không có thực lực.
Mặt khác, những người đã có nhiều công trình (số lượng), thì họ không có nhu cầu ngụy tạo mà cần nâng cao chất lượng khoa học hơn. Nhìn vấn đề theo cách này, số lượng là một động cơ để nâng cao chất lượng. Và, điều này phù hợp với dữ liệu thực tế mà tôi trình bày trên.
Chưa có bằng chứng nào cho thấy gian lận khoa học và chất lượng khoa học có liên quan với nhau. Khó có thể lấy vài trường hợp gian lận trong khoa học để biện minh rằng không cần số lượng mà chỉ cần chất lượng, vì trong thực tế, gian lận khoa học xảy ra ở bất cứ nơi nào trong bất cứ thời đại nào và ở bất cứ ngành khoa học nào.
Nói tóm lại, trong bối cảnh Việt Nam, tôi nghĩ cần phải khuyến khích để nâng cao số lượng và cải tiến chất lượng nghiên cứu. Tôi cho rằng tập trung vào chất lượng để xem nhẹ số lượng là một xa xỉ trong tình hình hiện nay, trong khi cả hai phần này đều thiếu ở nước ta.
1. Phân tích 1 bài báo xuất bản được trích dẫn bao nhiêu lần thì được gọi là có tầm ảnh hưởng.
2. Hơi lạ là qua ISI tác giả nhận định "Riêng hai ngành toán và kĩ thuật số lần trích dẫn không cao và có thể chẳng có ảnh hưởng gì lớn trên thế giới."
Vậy sao bấy lâu nay VN vẫn tự hào là giỏi toán bậc nhất thế giới nhỉ?
Nghiên cứu khoa học: Cần cả số lượng và chất lượng
Bài đã được xuất bản.: 29/11/2008 08:53 GMT+7
Trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta cần nâng cao cả hai phần số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học. Nâng cao số lượng ấn phẩm khoa học cũng là một cách cải tiến chất lượng khoa học. - Ông Nguyễn Văn Tuấn phản biện quan điểm của Gs. Bùi Trọng Liễu về số lượng và chất lượng trong nghiên cứu khoa học.
>> Chấn hưng giáo dục: Chớ để số lượng đè chất lượng
>> 20.000 tiến sĩ - 1 bài báo: Thầy và trò!
Ảnh: LAD
Gần đây có ý kiến cho rằng cần phải quan tâm đến chất lượng nghiên cứu khoa học hơn là số lượng ấn phẩm khoa học. Đồng tình với ý kiến đó, nhưng người viết bài này cho rằng tập trung vào chất lượng để xem nhẹ số lượng là một xa xỉ trong tình hình hiện nay, trong khi cả hai phần này đều thiếu ở nước ta.Trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta cần nâng cao cả hai phần số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học. Nâng cao số lượng ấn phẩm khoa học cũng là một cách cải tiến chất lượng khoa học.
Trên bình diện quốc gia, hai chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá năng suất khoa học của một nước là số lượng bài báo khoa học được công bố trên các tập san khoa học quốc tế có hệ thống bình duyệt (peer reviewed journals), và số lần trích dẫn (citations) của những bài báo khoa học.
Số lượng bài báo phản ảnh “sản lượng” nghiên cứu khoa học và mức độ đóng góp vào tri thức toàn cầu của một nước. Nhưng số lượng chỉ phản ảnh một phần của tình trạnh hoạt động khoa học, một khía cạnh khác cũng không kém phần quan trọng là chất lượng nghiên cứu khoa học, vốn chưa được quan tâm đúng mức.
Gần đây có vài ý kiến cảnh báo không nên quá quan trọng số lượng mà quên phần chất lượng, vì một xu hướng như thế có thể tác động tiêu cực đến khoa học nước nhà.
Quan tâm đến chất lượng nghiên cứu khoa học không phải là một điều mới, nhưng ít ai định nghĩa cụ thể chất lượng là gì. Chất lượng nghiên cứu khoa học là một khái niệm phức tạp, bởi vì nó có liên đới đến ý nghĩa xã hội, triết lí, và đạo đức khoa học. Có người đề nghị hiểu chất lượng khoa học qua hai nghĩa: một bên là “ý nghĩ nội tại” của chuyên ngành, và một bên là “ý nghĩa ngoại tại” chuyên ngành.
Đối với những người trực tiếp làm nghiên cứu khoa học chuyên ngành (tức là những người thiết kế và thực hiện công trình nghiên cứu) thì chất lượng của một công trình khoa học là giá trị khoa học của nó. Chất lượng khoa học trong trường hợp này là phản ảnh đánh giá của đồng nghiệp trong chuyên ngành, vá đó chính là ý nghĩa nội tại. Còn ý nghĩa ngoại tại đề cập đến tác động hay ảnh hưởng của công trình nghiên cứu đến xã hội và kinh tế.
Ảnh: LAD
Theo khái niệm chất lượng như vừa đề cập, thì việc đo lường chất lượng là một vấn đề rất khó khăn. Cho đến nay, vẫn chưa có một thước đo nào là hoàn hảo cả. Tuy nhiên, giới khoa học dễ dàng nhất trí với nhau những thước đo tương đối khách quan là dựa vào chỉ số trích dẫn cho mỗi bài báo khoa học, hay trong trường hợp cá nhân thì thước đo là chỉ số H mà tôi đã có dịp giới thiệu trước đây.
Số lượng
Nước ta hiện nay có 38.217 giảng viên dạy đại học; trong số này có 303 giáo sư, 1805 phó giáo sư, 5643 tiến sĩ. Năm 2008, tổng số bài báo khoa học trên các tập san quốc tế xuất phát từ Việt Nam là khoảng 910 bài, tức chưa đầy 10% tiềm năng của số lượng giáo sư và tiến sĩ! Ngay cả trong thưc tế có 70% các tiến sĩ giữ chức vụ quản lí cũng không thể nào biện minh được tình trạng yếu kém về năng suất khoa học như vừa trình bày.
Con số ấn phẩm khoa học ở nước ta chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 1/5 của Singapore. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, 20 năm nữa, con số bài báo khoa học nước ta có thể chỉ 2500 bài, tức chỉ bằng phân nửa con số của Singapore hay 20% thấp hơn Thái Lan của năm 2008.
Tuy nhiên, so sánh tỉ lệ tăng trưởng trong thời gian 2004 đến 2008, năng suất khoa học Việt Nam có chiều hướng tích cực. Con số bài báo khoa học của Việt Nam trong năm 2008 phản ảnh một tỉ lệ tăng trưởng gần 2 lần so với năm 2004. Trong cùng thời gian này, Thái Lan tăng 78%, Malaysia tăng 95%, và Singapore tăng 21%. Các nước như Philippines và Insonesia có tỉ lệ tăng trưởng khoảng 30 đến 40%
Phần lớn các ấn phẩm khoa học của Việt Nam là do hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài. Chỉ có khoảng 30% công trình là do tác giả người Việt Nam đứng tên đầu hay chịu trách nhiệm chính. Dù hợp tác khoa học là xu hướng toàn cầu, nhưng sự thật trên cho thấy chúng ta vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào ngoại quốc, và chúng ta có nguy cơ mất quyền làm chủ tri thức liên quan đến khoa học Việt Nam.
Chất lượng
Chẳng những số lượng thấp và chất lượng cũng không cao so với thế giới. Đại đa số các công trình nghiên cứu từ Việt Nam chỉ công bố trên các tập san có chỉ số ảnh hưởng (impact factor) thấp, thậm chí những tập san địa phương như của Hàn Quốc và Nhật!
Để đánh giá cụ thể chất lượng (vì trích dẫn cần thời gian) tôi chọn những công trình công bố trong thời gian 2000-2001. Có 675 bài báo khoa học từ Việt Nam được công bố trên các tập san quốc tế. Tổng số lần trích dẫn trong thời gian 2001 đến 2006 là 6576 lần; do đó, chỉ số trích dẫn trung bình là 9,74 lần cho mỗi bài báo.
So sánh với các nước trong vùng cho thấy chỉ số trích dẫn các bài báo Việt Nam cao nhất so với Thái Lan (9,09), Singapore (9,26), Indonesia (9,47) và Philippines (9,33). Nếu dựa vào chỉ số RCI để đánh giá chất lượng và ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học, Việt Nam có chỉ số RCI (0,59) cao nhất trong vùng. Ngay cả Trung Quốc hàng năm "sản xuất" trên 20.000 bài báo khoa học trên các tập san trong danh bạ ISI, nhưng chỉ số RCI chỉ 0,27.
Tuy chỉ số RCI của Việt Nam cao hơn các nước trong vùng, nhưng vẫn còn quá thấp so với trung bình trên thế giới. Thật vậy, chỉ số RCI = 0,59 của Việt Nam cho biết chất lượng và tầm ảnh hưởng của các nghiên cứu khoa học Việt Nam thấp hơn mức độ trung bình trên thế giới khoảng 40%. Ở các nước có nền khoa học tiên tiến như Mĩ và phương Tây, chỉ số RCI thường cao hơn 1 (cao hơn trung bình thế giới).
Số lần trích dẫn bao nhiêu là cao? Không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này, nhưng theo phân tích của ISI, trong tất cả các bài báo khoa học công bố trên thế giới, có khoảng 55% không bao giờ được ai (kể cả chính tác giả) trích dẫn hay tham khảo sau 5 năm công bố. Trong các ngành như kĩ thuật tần số không trích dẫn lên đến 70%.
Ngay cả được trích dẫn và tham khảo, con số cũng rất khiêm tốn: chỉ có trên dưới 1% bài báo khoa học được trích dẫn hơn 6 lần mà thôi (trong vòng 5 năm. Do đó, có người đề nghị là một bài báo được trích dẫn một cách độc lập (tức không phải chính tác giả tự trích dẫn) hơn 5 lần được xem là "có ảnh hưởng". Những công trình có ảnh hưởng lớn thường có số lần trích dẫn 100 lần trở lên.
Do đó, nếu tính theo số lần trích dẫn trên 5 lần trong vòng 5 năm thì có thể nói rằng chất lượng các nghiên cứu từ Việt Nam cũng có phần khả quan. Tính trung bình, khoảng 42% các bài báo từ Việt Nam được trích dẫn trên 5 lần, tức là cao hơn số trung bình trên thế giới.
Các ngành khoa học Việt Nam có trích dẫn cao thường là các ngành khoa học thực nghiệm như y sinh học, hóa học, nông nghiệp, môi trường và công nghệ sinh học. Riêng hai ngành toán và kĩ thuật số lần trích dẫn không cao và có thể chẳng có ảnh hưởng gì lớn trên thế giới.
Điều đáng quan tâm là 41% các bài báo về kĩ thuật từ Việt Nam chưa bao giờ được trích dẫn sau 5 năm công bố. Nói cách khác, có khá nhiều nghiên cứu từ nước ta hoặc là không được đồng nghiệp quốc tế quan tâm, hoặc không có giá trị đáng kể cho chuyên ngành.
Mối tương quan giữa số lượng và chất lượng
Một thực tế ở nước ta là nhiều trung tâm nghiên cứu và đại học Việt Nam chưa có văn hóa công bố nghiên cứu trên các tập san quốc tế. Thật vậy, rất nhiều nghiên cứu sinh chưa biết đến công bố quốc tế là gì, bởi vì một phần ngay cả người hướng dẫn luận án cũng chưa từng có kinh nghiệm công bố kết quả nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học quốc tế.
Do đó, chúng ta cần nâng cao số lượng ấn phẩm khoa học và chất lượng nghiên cứu khoa học. Theo tôi, cần phải trước mắt tập trung vào việc nâng cao số lượng trước để tạo một “văn hóa công bố quốc tế” trước, và sau đó là nâng cao chất lượng nghiên cứu.
Câu hỏi đặt ra là nâng cao số lượng có liên quan với chất lượng hay không? Câu trả lời ngắn gọn là: có.
Phân tích số và chất lượng công trình nghiên cứu về ung thư của 19 nước Âu Mĩ cho thấy nước nào có nhiều công trình thường là những nước có nghiên cứu chất lượng cao (nhưng không phải tuyệt đối). Ở mức độ cá nhân, phân tích số lượng ấn phẩm của 26 nhà vật lí cấp giáo sư cho thấy người có nhiều ấn phẩm cũng thường là người có chỉ số H cao (xem Biểu đồ dưới đây). Chỉ số H là một thước đo chất lượng nghiên cứu khoa học cho một cá nhân. Các dữ liệu này cho thấy tuy có ngoại lệ, nhưng số lượng ấn phẩm khoa học thường đi song song với chất lượng nghiên cứu khoa học.
Biểu đồ dưới cho thấy mối tương quan giữa số lượng bài báo và chỉ số H (phản ảnh chất lượng nghiên cứu) của 26 giáo sư vật lí (nguồn: M Schreiber, Ann Phys (Leipzig) 2007;9:640-652).
Thật ra, điều này cũng không khó hiểu. Nghiên cứu khoa học là một quá trình tích lũy kiến thức. Khi sự tích lũy đến mức độ “critical mass” (đầy đủ thực lực) thì mới có thể cho ra một công trình có giá trị lớn. Rất hiếm, nếu không muốn nói là chưa thấy ai đùng một cái cho ra một công trình có giá trị cao mà trước đó chưa bao giờ có công bố.
Một nhà khoa học bình thường phải góp mặt trên trường quốc tế một thời gian, phải khởi đầu với những công trình trung bình (nếu không muốn nói là dưới trung bình) một thời gian rồi mới dần dần tìm ra một định hướng mới cho riêng mình và có đóng góp quan trọng.
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học là một đầu tư lâu dài. Nhưng không có nhà tài trợ (trong trường hợp Việt Nam là Nhà nước) cho nghiên cứu phải chờ đến 20 năm để cho nhà khoa học cho ra một công trình có giá trị lớn. Cũng không thể biện minh rằng vì cần có công trình có chất lượng cao nên nhà khoa học không cần công bố những nghiên cứu “tầm thường”, vì nói như thế là... ngụy biện.
Có ý kiến cho rằng nếu tập trung khuyến khích số lượng thì sẽ gây nguy cơ gian lận khoa học. Tôi e rằng ý kiến này thiếu tính thuyết phục. Thật ra, có thể lí giải ngược lại: chính những nhà nghiên cứu có ít bài báo khoa học nên phải cố gắng ngụy tạo số liệu để có công trình có chất lượng. Trường hợp của Hwang Woo-Suk là một ví dụ cho những người chạy theo hào quang bằng ngụy tạo trong khi không có thực lực.
Mặt khác, những người đã có nhiều công trình (số lượng), thì họ không có nhu cầu ngụy tạo mà cần nâng cao chất lượng khoa học hơn. Nhìn vấn đề theo cách này, số lượng là một động cơ để nâng cao chất lượng. Và, điều này phù hợp với dữ liệu thực tế mà tôi trình bày trên.
Chưa có bằng chứng nào cho thấy gian lận khoa học và chất lượng khoa học có liên quan với nhau. Khó có thể lấy vài trường hợp gian lận trong khoa học để biện minh rằng không cần số lượng mà chỉ cần chất lượng, vì trong thực tế, gian lận khoa học xảy ra ở bất cứ nơi nào trong bất cứ thời đại nào và ở bất cứ ngành khoa học nào.
Nói tóm lại, trong bối cảnh Việt Nam, tôi nghĩ cần phải khuyến khích để nâng cao số lượng và cải tiến chất lượng nghiên cứu. Tôi cho rằng tập trung vào chất lượng để xem nhẹ số lượng là một xa xỉ trong tình hình hiện nay, trong khi cả hai phần này đều thiếu ở nước ta.
- Nguyễn Văn Tuấn