Thầy mà nhận tiền của trò thi...

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Viện trưởng Viện Toán học: "Thầy đã nhận tiền của trò thì..."
26/11/2009 11:02:21
bee_logo.png
- Nếu cứ đà này, Viện Toán học - cơ quan đầu ngành về toán học của Việt Nam, trong khoảng 5 - 10 năm nữa sẽ mất đi nhiều chuyên ngành do thiếu người kế cận.

Đó là tâm sự của PGS.TS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, người vừa nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt cho lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Đại học bây giờ...

Tôi xin chúc mừng những người làm nghiên cứu cơ bản nói chung, chúc mừng ông và ngành toán học nói riêng vì đã được tôn vinh trong giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm nay.


Xin cảm ơn. Tôi nghĩ đó là một tín hiệu mừng. Xã hội đã có những quan tâm hơn dành cho lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều điều đáng nói.
images184617_1.jpg
PGS.TS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam. Tôi đến đây với mong muốn được chúc mừng những người làm khoa học như ông. Nhưng như ông đã chia sẻ thì tôi muốn được "thỉnh giáo" những điều mà mình chưa biết?

Chính sách nhà nước đối với nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế. Lương bổng quá thấp đã làm cho các ngành khoa học cơ bản mất đi tính hấp dẫn. Giới trẻ bây giờ gần như không đi theo ngành toán nữa. Nếu có thầy giỏi mà không có học trò thì bức tranh tương lai không thể tươi sáng.

Thực tế, toán học đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác như công nghệ thông tin, tài chính, an ninh, quốc phòng... Thiếu toán học thì các sản phẩm công nghệ sẽ không thể cạnh tranh được. Hãy nhìn vào chính sách khoa học của Hàn Quốc sẽ hiểu được tại sao Hàn Quốc trở thành một cường quốc kinh tế từ gần 20 năm nay rồi. Nếu Nhà nước không quan tâm đến phát triển khoa học cơ bản nói chung và toán học nói riêng, thì mãi mãi Việt Nam sẽ không bao giờ đuổi được họ.

Tôi đang thắc mắc rằng, nếu thực trạng này còn tiếp diễn ở các năm tiếp theo thì điều gì sẽ xảy ra?


Hiện nay, chúng ta có nhiều trường đại học. Nhưng thực tế chất lượng đội ngũ thầy dạy toán của nhiều trường đại học bây giờ chỉ bằng các trường cao đẳng trước kia. Tôi có cảm giác trường đại học mới được lập ra chỉ để cấp bằng chứ không phải để nâng cao kiến thức người học.
Trong khi đó, một bộ phận các thầy thì theo một nghĩa nào đó đã bị suy đồi. Đồng lương thấp khiến họ không thể giữ được mình! Mà khi thầy đã nhận tiền của trò thì quan hệ đó hỏng mất!
"Tôi rất buồn cười..."

Mặc dù được nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt nhưng ông cho rằng đây là giải thưởng nên dành cho lớp trẻ.
"Nếu tôi được chọn lại thì tôi vẫn sẽ chọn toán. Đơn giản vì tôi đam mê nó từ nhỏ. Hoặc nói cách khác: tôi chẳng biết làm gì ngoài toán cả".
Tôi thấy rằng dường như có mâu thuẫn trong quan điểm của ông với thực tế. Rõ ràng xã hội Việt Nam đang phát triển! Nếu như ông nói thì xã hội phải đi xuống hoặc giậm chân tại chỗ.

Đúng là Việt Nam đang phát triển. Nhưng là sự phát triển không bền vững. Tại sao Singapore hay Hàn Quốc phát triển nhanh? Đó là vì họ đặt trọng tâm vào giáo dục và con người. Chính con người có trí thức sẽ tạo ra của cải cho xã hội.
Ở mình, trường đại học thành lập thì nhiều nhưng chất lượng đội ngũ giáo viên chưa thực sự được quan tâm. Viện Toán học là nơi đào tạo ra nhiều giảng viên cho các trường đại học mà lương trung bình của Viện Toán chỉ khoảng 2,5 triệu đồng/tháng.
Với mức lương đó ai có thể an tâm làm việc? Đồng lương thấp như thế thì mấy người có thể giữ được mình trong sạch! Mà khi thầy đã nhận tiền của trò thì thầy sẽ không còn là thầy nữa và trò cũng không còn là trò.

Tôi thực sự không bao giờ nghĩ rằng một viện nghiên cứu hàng đầu lại có thể có mức thu nhập thấp đến vậy?


Sự thực đang là như vậy. Chúng tôi có 70 cán bộ nghiên cứu. Trong đó có 16 người là giáo sư, 12 người là phó giáo sư. Đại đa số là tiến sĩ ở nước ngoài về. Tất cả đang hưởng mức lương "ưu đãi" đó.

Ông công tác trong Viện đã bao nhiêu năm rồi?


Tôi làm ở Viện từ năm 1978. Đã 31 năm rồi.

Tôi nói ông là người có tố chất cam chịu, mong ông đừng giận. Nhưng tôi nói vậy bởi đã 31 năm trong cuộc đời, ông chấp nhận sự "ưu đãi" đó?

Những người học toán thế hệ tôi còn có chút may mắn. Những năm 80, kiếm nhà cửa cũng không phải là khó lắm. Có chốn dung thân rồi thì yên tâm công tác hơn.

Những người làm chuyên môn tốt thì còn được mời đi nước ngoài thực tập hay giảng bài. Mỗi chuyến đi giảng những năm đó chỉ cần tiết kiệm khoảng 100 đô là có thể nuôi cả gia đình 2 - 3 tháng.

Nhưng lớp trẻ về Viện công tác sau tôi thì kiếm được một căn hộ là rất rất khó. Nhà nước có chính sách bán nhà giá rẻ cho người nghèo, thì cũng có thể áp dụng chính sách đó với những nhà khoa học.

Trung Quốc hay Ấn Độ đều ưu tiên cấp hoặc bán nhà giá rẻ cho cán bộ khoa học. Nếu không giải quyết được chuyện nhà cửa thì sẽ không thu hút được giới trẻ làm khoa học. Tôi rất buồn cười khi Nhà nước kêu gọi các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài quay trở về nước làm việc. Nếu họ nhìn thấy chính sách khoa học của mình như thế này thì còn ai muốn về.
"Đào tạo thầy của thầy mà giá rẻ mạt"

images184618_2.jpg
Nếu như những gì ông trăn trở là đúng thì bao nhiêu năm nữa Viện Toán học sẽ không còn người?

Người thì còn. Nhưng vấn đề là chất lượng người như thế nào. Đào tạo thầy của thầy mà giá rẻ mạt vậy sao?

Đã biết vậy chẳng lẽ ông cứ ngồi để chờ đợi điều đó đến? Ông không làm gì để thay đổi kết cục đó?

Ở nước nào cũng vậy, đầu tư cho khoa học cơ bản là vấn đề của Nhà nước vì nó đem lại những lợi ích dài hạn. "Quỹ nghiên cứu khoa học cơ bản" của Việt Nam quản lý một số tiền là 200 tỷ đồng cho 2 năm.

Nghe thì to nhưng theo tôi tính số tiền đó chỉ bằng xây dựng 10km đường cao tốc. Tính ra, mỗi năm đầu tư cho hàng nghìn người làm nghiên cứu cơ bản chỉ bằng 5km đường! Sao lại có sự vô lý như vậy?

Ai cũng biết rằng nói thì dễ, chỉ ra nhược điểm thì dễ. Nhưng bắt tay vào làm thì khó. Nếu có đủ thẩm quyền ông có thay đổi được không?

Tôi sẽ thay đổi. Có thể không thay đổi được tất cả ngay. Nhưng sẽ phải kiên quyết thay đổi và làm dần dần. Không thể để tồn tại thực trạng như hiện nay.

Tôi không phủ nhận những điều ông nói là sai. Nhưng xã hội vẫn có những mảng màu hồng. Nhìn nhận như ông nói thì có tiêu cực quá không?

Không hề. Thực tế đúng là như vậy. Bạn hãy sống và đi qua những trải nghiệm như tôi thì bạn cũng sẽ thấy như thế thôi.

Vâng. Nhưng tôi rất mong là tôi sẽ không phải có những trải nghiệm đó. Tôi mong xã hội thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cảm ơn ông vì sự thẳng thắn đó.

  • Nguyên Tô (thực hiện)
Trích báo KH&ĐS
Cái cậu phóng viên này đúng là "gà công nghiệp" thật.
 
Lại có mấy người nói lung tung rồi, sao mọi người biết mềm nhiều hơn cứng? Thu nhập của nhiều người ở viện toán 1 năm cũng chỉ bằng lương 1 tháng của nhiều người khác thôi nhé, chuyện ăn tiền ở đấy có lẽ cũng ít hơn hẳn các trường/viện khác. Đấy là lý do chả ai thèm học Toán đấy ạ!

P/S Phóng viên viết lăng nhăng cái gì mà PGS-TS thế nhỉ? Chú NVTrung là GS từ không biết bao nhiêu năm nay rồi !
 
Chú phóng viên này cực kỳ dễ kích động. Chú ấy hy vọng một nhà khoa học được vinh danh sẽ ca ngợi lãnh đạo, cảm tạ ơn trên, hoặc nói những câu sáo đại loại "làm khoa học là không phải vì danh vọng hay tiền tài"...v.v. Gặp GS Trung quá thẳng thắn (vốn chất của dân Toán mà), nên chú ấy vừa shock và cũng vừa nổi cáu.
Trong bài về GS Châu, GS Trung cũng đã kịp cài vào một câu móc các vị chóp bu về việc đào tạo Toán ở VN. Thế thì cả bài phỏng vấn mình tại sao lại không nhân dịp đó móc càng nhiều càng tốt.:mrgreen:
 
Hí hí, công nhận chú phóng viên này dại, đúng ra trước khi phỏng vấn phải tìm hiểu trước là 2 đứa con của GS Trung đều đang học đại học ngành kinh tế sau khi học xong chuyên Toán cấp 3 :cool:
 
Quỹ nghiên cứu khoa học cơ bản của VN có 1 điểm sáng (so với phần còn lại của VN) là chỉ những TS có bài báo quốc tế trong vòng 5 năm trở lại mới được đứng tên đăng ký chủ đề tài. Cũng chỉ những người có tiêu chuẩn tương tự mới được mời làm thành viên hội đồng xét duyệt.

Tuy nhiên phần đầu ra vẫn còn kẽ hở: Công bố 1 công trình quốc tế HOẶC 2 bài quốc gia.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top