Tổng hợp những câu hỏi hay và bài tập khó về quy luật di truyền

concuong

Junior Member
Xin chào mọi người !
Xin lỗi vì đã đặt chủ đề cho topic kêu quá, nhưng tôi rất muốn được đưa ra, xem và cùng suy nghĩ để trả lời những câu hỏi và những bài tập hay về tính quy luật của hiện tượng di truyền. Nên tôi lập topic này để mọi người cùng xây dựng, vì tôi thấy mặc dù trong diẽn đàn đã có rất nhiều câu hỏi và bài tập QLDT nhưng nó tản mát quá không hệ thống thế nên rất khó tham khảo.
* Có 1 câu hỏi sao trong sgk SH 12 là " làm thế nào để chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50 cM lại cùng nằm trên 1 NST".
- Câu hỏi này đã có người đưa ra cùng thảo luận rồi nhưng tôi thấy vẫn chưa thống nhất được câu trả lời. Chúng ta cùng phân tích câu hỏi nhé (hãy chú ý những từ gạch chân). Tôi đang băn khoăn từ "lại cùng" nếu theo tôi hiểu người ta dùng từ đó phải chăng là có những gen không cùng nằm trên 1 NST vẫn có thể có khoảng cách 50 cM ?
- Có người lại cho rằng không cần phải chứng minh vì 2 gen mà cách nhau 50 cM thì đương nhiên là cùng thuộc 1 NST vì nếu nằm trên 2 NST khác nhau thì khoảng cách là 0 cM.
- theo sgk thì 1% HVG = 1cM, mà tần số hoán vị gen lại không quá 50% => khoảng cách 2 gen không quá 50cM (tính chất bắc cầu). Vậy giả sử gen a và b ở 2 đầu mít của NST thì khoảng cách tối da của 2 gen này là 50cM ? => kích thước tối đa của 1 NST = 50cM ??????
Mọi người cùng nhau bàn luận tiếp đi và có câu hỏi quy luật di truyền nào hay thì đưa vô luôn nha
 
sao không ai tham gia trả lời câu hỏi này vậy nhỉ ?
- Vậy trả lời theo sách Gv là dùng 1 gen thứ 3 nằm giữa 2 gen đó và tính tần số hoán vị gen giữa gen thứ 3 này với mỗi gen trong 2 gen => Tổng tần số hvị của mỗi gen với gen thứ 3 = 50% => 2 gen đó cùng 1 NST cách nhau 50cM ????????????
- Hay theo cách trả lời của 1 GV nói là của trường Amterdam là dùng phép lai phân tích nếu kết quả phân li 1 : 1: 1 :1 => 2 gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau, nếu kết quả khác thì => cùng nằm trên 1 NST (vậy 50 cM trả lời như thế nào nhỉ)?????????????
Cùng đưa ra ý kiến đi mọi người ơi
 
Mình đã lập topic này lâu rồi vậy mà không thấy ai tham gia cả, chán quá
Hưởng ứng nhiệt tình đi pà con cho xom tụ
 
Xin chào mọi người !
Xin lỗi vì đã đặt chủ đề cho topic kêu quá, nhưng tôi rất muốn được đưa ra, xem và cùng suy nghĩ để trả lời những câu hỏi và những bài tập hay về tính quy luật của hiện tượng di truyền. Nên tôi lập topic này để mọi người cùng xây dựng, vì tôi thấy mặc dù trong diẽn đàn đã có rất nhiều câu hỏi và bài tập QLDT nhưng nó tản mát quá không hệ thống thế nên rất khó tham khảo.
* Có 1 câu hỏi sao trong sgk SH 12 là " làm thế nào để chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50 cM lại cùng nằm trên 1 NST".
- Câu hỏi này đã có người đưa ra cùng thảo luận rồi nhưng tôi thấy vẫn chưa thống nhất được câu trả lời. Chúng ta cùng phân tích câu hỏi nhé (hãy chú ý những từ gạch chân). Tôi đang băn khoăn từ "lại cùng" nếu theo tôi hiểu người ta dùng từ đó phải chăng là có những gen không cùng nằm trên 1 NST vẫn có thể có khoảng cách 50 cM ?
- Có người lại cho rằng không cần phải chứng minh vì 2 gen mà cách nhau 50 cM thì đương nhiên là cùng thuộc 1 NST vì nếu nằm trên 2 NST khác nhau thì khoảng cách là 0 cM.
- theo sgk thì 1% HVG = 1cM, mà tần số hoán vị gen lại không quá 50% => khoảng cách 2 gen không quá 50cM (tính chất bắc cầu). Vậy giả sử gen a và b ở 2 đầu mít của NST thì khoảng cách tối da của 2 gen này là 50cM ? => kích thước tối đa của 1 NST = 50cM ??????
Mọi người cùng nhau bàn luận tiếp đi và có câu hỏi quy luật di truyền nào hay thì đưa vô luôn nha
Mọi người ơi có ai đồng ý với lý giải của mình không? nếu không thì cũng trả lời 1 câu đi, ngày nào mình cũng vào topic này mấy lần mà ko thấy ai trả lời cả, chán qúa:buonchuyen:
 
Theo tớ,câu hỏi này ý của nó là ko phải bàn luận đến việc có hay k 2 gen thuộc 2 nst mà khoảng cách 50 như bạn nói.
Mà ý của nó,vấn đề ở đây là kết quả của pháep lai (nếu như 2 gen liên kết)nó giống với trg hợp phân li độc lập,,vậy chúng ta nhận biết bằng cách nào.
Theo t biết thì đó là dùng một gen thứ 3 mà ta đã xác định đựơc là nó đã liên kết với 1 trong 2gen đang xét(giả sử khoảng cách là x),sau đó sử dụng phép lai phân tích,từ tỉ lệ kiểu hình để suy ra
nếu như 3gen cùng một NST thì khoảng cách gen ta dùng và gen còn lại là 50-x
 
cM chỉ là một đơn vị quy ước,bạn có biết nó =? k,,đôi khi những tận cùng tận cùng của nst có khoảng trồng,,i think so...nhưng mà câu của bạn cũng khá hợp lí vì cM chẳng có đơn vị...
ví dụ nước 1000g/1lít thì k thể nói 1000g=1lít..
 
mình có câu hỏi này muốn nhờ mọi người cùng suy nghĩ:''nêu tiêu chuẩn của vật chất di truyền?".Mình học còn yếu nên mong mọi người giúp cho:???:(y)
 
...(thật ra trước khi post bài này mình đã suy nghĩ hơi ...lâu). Bạn concuong ơi, cái câu hỏi "Làm thế nào để cm 2 gen có khoảng cách = 50cM lại cùng nằm trên 1 NST" ấy là câu gây ra tranh cãi nhiều lắm đấy. Tốt nhất là bạn nên hỏi Gv dạy bạn, vì dù sao thì đây cũng là chương trình trong SGK, Gv sẽ có cách giải quyết hợp lý...

Mình là dân đến sau nhưng theo mình nhớ không lầm thì trong diễn đàn này đã từng có...một cuộc tranh cãi nảy lửa quanh cái câu ấy...hôm rồi tình cờ thấy...
 
Đồng ý với ý kiến của 1 bạn đưa ra

Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên quá đạt nặng vấn đề là các gen được đề cập có nằm trên NST hay ko? mà theo tôi hiểu thì chúng nên nghĩ theo hướng làm thế nào để nhận biết và phân biệt 2 trường hợp PLĐL và HVG với tần số 50%.
Tôi nghĩ là có 1 số cách nhưng cách mà 1 bạn nào đó đưa ra là khá hợp lý. Đó là so sánh với gen thứ 3.
Giả sử chúng ta đang nói đến 2 gen a và b, vậy tìm hiểu gen c. (Trong trường hợp này có thể hiểu gen c sẽ nằm giữa 2 gen trên).
- Nếu a liên kết với c và có thể HVG với c với tần số x (x < 50%)
- Và nếu b cũng liên kết với c và có thể HVG với tần số y (y < 50%)
--> vậy đương nhiên a và b cung nằm trên 1 NST và hvg với tần số 50% ( TÍnh chất bắc cầu).
Nhưng cũng có thể dùng trường hợp khác:
1, Cho cơ thể có kiểu gen Aa, Bb lai phân tích nhiều lần> vì veef lý thuyết, dù tần số là 50% thì không phải trong trường hợp nào cũng xảy ra HVG, vì vậy nếu gặp kết quả LKG có thể kết luận a và b thuộc cung 1 NST
2, Dùng phương pháp tế bào học, quan sát tế bào.
Còn sư khác nhau giữa HVG 50% và PLDL chỉ là PLDL mỗi gen trên 1 NST khác nhau. HVG, 2 gen cùng thuộc 1 nst
 
- Có người lại cho rằng không cần phải chứng minh vì 2 gen mà cách nhau 50 cM thì đương nhiên là cùng thuộc 1 NST vì nếu nằm trên 2 NST khác nhau thì khoảng cách là 0 cM.
đang phân biệt giữa cách 50 cM và PLĐL, có thể cách 50 cM cũng có thể PLĐL, không phải là đã biết chắc chắn cách 50 cM rồi
- theo sgk thì 1% HVG = 1cM, mà tần số hoán vị gen lại không quá 50% => khoảng cách 2 gen không quá 50cM (tính chất bắc cầu). Vậy giả sử gen a và b ở 2 đầu mít của NST thì khoảng cách tối da của 2 gen này là 50cM ? => kích thước tối đa của 1 NST = 50cM ??????
tần số HVG không quá 50% không thể suy ngược là khoảng cách 2 gen không quá 50 cM. Nếu khoảng cách lớn hơn, số kiểu gen hoán vị chỉ có thể tối đa bằng như PLĐL, nên tỷ lệ so với kiểu gen ko hoán vị không thể hơn 50%.

Tôi nghĩ là có 1 số cách nhưng cách mà 1 bạn nào đó đưa ra là khá hợp lý. Đó là so sánh với gen thứ 3.
Giả sử chúng ta đang nói đến 2 gen a và b, vậy tìm hiểu gen c. (Trong trường hợp này có thể hiểu gen c sẽ nằm giữa 2 gen trên).
- Nếu a liên kết với c và có thể HVG với c với tần số x (x < 50%)
- Và nếu b cũng liên kết với c và có thể HVG với tần số y (y < 50%)
--> vậy đương nhiên a và b cung nằm trên 1 NST và hvg với tần số 50% ( TÍnh chất bắc cầu).

mình nghĩ cách này là được nhất, nhưng vẫn chưa biết A liên kết với B hay b, theo mình nên xét thêm kiểu hình
TH1:
A a
C c x aabbcc
B b
>>>> kiểu hình trội AaCc > 50%, BbCc > 50%
TH2:
A a
C c x aabbcc
b B
>>>> kiểu hình trội AaCc > 50%, BbCc < 50%
 
Last edited:

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top