Giới thiệu sách "Công nghệ Tế bào gốc"

Tế bào gốc (stem cell) đang được cộng đồng xã hội và các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Với niềm hy vọng to lớn, đông đảo công chúng đang dõi theo những kết quả mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc. Tin tức về những đột phá, tiến bộ mới, về những thành tựu trong nghiên cứu tế bào gốc không chỉ xuất hiện trên các tạp chí khoa học chuyên sâu, mà còn xuất hiện trên các báo hằng ngày, trên ti vi, đài phát thanh, internet… Người ta bàn thảo, tranh luận về tế bào gốc không chỉ trong các phòng nghiên cứu, mọi người cũng thông tin cho nhau, thảo luận sôi nổi về tế bào gốc tại Liên hiệp quốc, trên phố tài chính Wall, trong nhiều phiên họp của chính phủ, quốc hội. Giải thưởng Nobel năm 2007 được trao cho 3 nhà khoa học: Mario Capecchi, Martin Evans và Oliver Smithies là những người có liên quan mật thiết với lĩnh vực tế bào gốc.
Cho đến nay chúng ta có thể khẳng định diện mạo tế bào gốc có những đặc điểm chính như sau:
- Tế bào gốc là những tế bào có tiềm năng phát triển, tự làm mới và biệt hóa thành nhiều loại tế bào bình thường khác của cơ thể, chúng có thể bù đắp, thay thế các tế bào bị chết hoặc bị bệnh.
- Tế bào gốc tạo nên một lĩnh vực khoa học rất đặc biệt, rất chuyên sâu liên quan đến hầu hết các lĩnh vực y sinh học; lĩnh vực này đã biết đến từ lâu nhưng chỉ mới phát triển mạnh gần đây; tế bào gốc là vấn đề lý luận sinh học nhưng có tầm ứng dụng rộng lớn; nghiên cứu tế bào gốc đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền bạc, sức lực, nhưng hứa hẹn nhiều lợi nhuận.
- Nghiên cứu tế bào gốc không chỉ là nghiên cứu về sinh học tế bào, việc nghiên cứu này phải kết hợp với nghiên cứu sinh học phân tử, kỹ nghệ di truyền (genetic engineering), thao tác tế bào, chuyển gen… Nghiên cứu tế bào gốc cũng đang kết hợp với những nghiên cứu về kỹ nghệ mô (tissue engineering).
- Tính ứng dụng của tế bào gốc ngày càng rõ rệt. Bước đầu đã có một số bệnh nhân bị liệt tủy sống, tiểu đường, động mạch vành, ung thư… được điều trị có kết quả khả quan bằng công nghệ tế bào gốc.
- Nhiều chuyên gia về tế bào gốc hy vọng sẽ có một dự án tế bào gốc toàn cầu theo kiểu dự án bộ gen người (human genome project) mà đã được thực hiện thành công.
Ở Việt Nam, một số các nhà khoa học đã và đang bắt tay vào nghiên cứu tế bào gốc. Một số nhóm nghiên cứu tế bào gốc đã hình thành. Bộ Khoa học Công nghệ đã quan tâm đến lĩnh vực này và đầu tư cho các nghiên cứu. Mặc dù kết quả nghiên cứu còn khiêm tốn nhưng hy vọng tương lai gần, các nhà khoa học Việt Nam có thể đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong ứng dụng điều trị một số bệnh.
Các sách chuyên đề và thông tin về tế bào gốc ở nước ta còn rất hạn chế.
Trên tay của bạn đọc là quyển sách “Công nghệ tế bào gốc” đầu tiên ở Việt Nam. Nhà nghiên cứu Phan Kim Ngọc cùng các đồng nghiệp trẻ tuổi với nhiệt huyết và cố gắng, vừa nghiên cứu thực hiện nhiều đề tài về tế bào gốc vừa tích lũy kiến thức để biên soạn quyển sách này. Đây là quyển sách có nội dung nghiêm túc, phong phú, khá toàn diện và chuyên sâu. Các tác giả không chỉ đề cập đến khái niệm, lý luận sinh học tế bào gốc, mà còn cũng cấp các kỹ thuật cơ bản về thu nhận, nuôi cấy, biệt hóa tế bào gốc. Các tác giả cũng đề cập đến các lĩnh vực ứng dụng, những vấn đề về đạo đức có liên quan khi nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc.
Hi vọng quyển sách này sẽ được các nhà khoa học, sinh viên, các nhà hoạch định chính sách, doanh nhân và đông đảo bạn đọc đón nhận.
Bạn đọc đang có trên tay “Công nghệ tế bào gốc”. Xin hãy đọc, và bạn sẽ thấy nhiều điều bổ ích, lý thú, đồng thời cũng sẽ phát hiện những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức của của sách và góp ý, trao đổi với các tác giả để khi tái bản, sách sẽ hoàn thiện hơn.
Rất mong được góp ý và trao đổi.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2009
GD. TS. TRƯƠNG ĐÌNH KIỆT
(Trường Đại học Y – Dược TP. Hồ Chí Minh)

MỤC LỤC
Phần 1: Đại cương về tế bào gốc
Chương 1: Vài nét về việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc
Chương 2: Tế bào gốc: Định nghĩa và phân loại
Chương 3: Tế bào gốc và tiềm năng ứng dụng
Chương 4: Tính vạn năng và sự tự làm mới

Phần 2: Tế bào gốc phôi
Chương 5: Tế bào gốc phôi và việc thu nhận tế bào gốc vạn năng
Chương 6: Nuôi cấy và tạo dòng tế bào gốc phôi
Chương 7: Tế bào mầm

Phần 3: Tế bào gốc trưởng thành
Chương 8: Ổ (niches) tế bào gốc trưởng thành
Chương 9: Nhận diện tế bào gốc: từ sinh học đến kỹ thuật
Chương 10: Tế bào gốc tạo máu
Chương 11: Tế bào gốc trung mô
Chương 12: Tế bào gốc vạn năng cảm ứng
Chương 13: Tế bào gốc rìa giác mạc và ứng dụng
Chương 14: Tế bào gốc cơ xương
Chương 15: Tế bào gốc da
Chương 16: Tế bào gốc của mô mỡ
Chương 17: Tế bào tiền than nội mô
Chương 18: Tế bào gốc thần kinh
Chương 19: Tế bào gốc nhũ nhi
Chương 20; Tế bào gốc ung thư
Chương 21: Các tế bào gốc khác

Phần 4: Liệu pháp tế bào gốc
Chương 22: Thử nghiệm tiền lâm sang liệu pháp tế bào gốc
Chương 23: Tế bào gốc trong điều trị bệnh thần kinh
Chương 24: Liệu pháp tế bào gốc trong bệnh tim mạch
Chương 25: Liệu pháp tế bào gốc trong bệnh tiểu đường
Chương 26: Tái tạo biểu mô và da
Chương 27: Ứng dụng tế bào gốc trong chấn thương chỉnh hình
Chương 28: Liệu pháp tế bào gốc tạo máu trong điều trị bệnh tự miễn
Chương 29: Liệu pháp gen tế bào gốc

Phần 5: Bảo quản tế bào gốc
Chương 30: Bảo quản tế bào gốc
Chương 31: Ngân hàng tế bào gốc
Chương 32: Ngân hàng máu cuống rốn

Phần 6: Sản phẩm, sở hữu trí tuệ và đạo lý sinh học
Chương 33: Đạo lý sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc

Sách hiện đang được bán tại nhà sách Thăng Long, số 2 - Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP Hồ Chí Minh, giá bìa 130000 VND.
 

Attachments

  • img012.jpg
    img012.jpg
    756.9 KB · Views: 134
Toi khong tin la o vn co ai do viet duoc sach ve te bao goc dau, chac day la sach dich tu mot text book nao do roi ghi bua ten minh vao coi do la ten tac gia.
 
Thong thuong khi viet viet sach tac gia truoc het phai la nguoi co nhieu cong trinh cong bo tren cac journals lon nhu Nature, the cell, the Science, dong thoi da thu tay nghe qua cac bai review, duoc dong nghiep va dac biet la cac nha xuat ban de bat toi VD Sciencedriect, CSHL press... con o vn toi chac chan vao luc nay ngay ca thu vien quoc gia cung khong co du subscrition for the three mention journals vay thi nhung nguoi tu phong ta tac gia cua sach do so te bao goc o tren lay dau ra tu lieu (referances) de viet va rang truoc do ho da dang cong trinh khoa hoc nao chua, hay chi copy va cat xen tu cac sach nuoc ngoai roi gan ten minh vao do
Xin loi cho toi noi thang!
 
Bạn nói thế thì ở VN mấy bác GS lo lắm. Nhà nước mình quy định lên GS là phải viết giáo trình, SGK. Không cóp nhặt dịch từ sách nước ngoài thì lấy đâu ra sách để đủ đk lên sư bây giờ?
 
hè hè ở nhà window7 mới ra thế giới còn chưa được dùng dân vn đã dùng chán, còn mang sang trời tây cho mọi người dùng ké, phần mềm chả bào giờ cần mua, máy tình chì chỉ phần cứng là đủ, tóm lại là ở vn không có gì là không thể ( Mỹ to khỏe thế còn đánh thắng) nói gì mầy vuk lèm nhèm viết sách, lấy hẳn bài của người khác, dịch ra thành sách của mình, hơn một chút thì tổng hợp xào nấu.. một tí là ok. ở mình có dịch nguyên bản, đổi tên tác giả chắc cũng chả bị tác giả thật phát hiện đâu mà lo...
 
Cá nhân tôi thấy việc tổng hợp, dịch sách là rất cần thiết cho Việt Nam. Cũng chưa thấy có trường hợp nào dịch nguyên 1 cuốn sách rồi đổi tên tác giả!!!

1. Những phát kiến như thuyết tiến hóa, các định luật di truyền..., nếu không dịch thì lấy gì cho các em phổ thông học? Không chỉ ngành sinh học, nhiều ngành khác cũng thế thôi.

2. Ở cấp cao hơn việc dịch sách vẫn là cần thiết. Vì trong khoa học có sự giao thoa rất lớn. Ví dụ, anh làm nông nghiệp cần một số kiến thức vi sinh nhưng vốn tiếng Anh khó mà đảm bảo để du ngoạn trong bạt ngàn các tài liệu vi sinh. Trong trường hợp này sách tiếng Việt về vi sinh sẽ có tác dụng trợ giúp rất lớn.

3. Nhìn ra bên ngoài, các nước như Nhật, Trung Quốc họ có ngân sách rất lớn cho việc dịch sách và việc chuyển ngữ các cuốn sách khoa học mới ở nước họ cũng diễn ra rất nhanh chóng. Đây là điều đáng học hỏi.
 
Viết sách có nhiều loại, sách tham khảo hay sách chuyên khảo. Nếu sách chuyên khảo thì đòi hỏi tác giả phải là người an hiểu lĩnh vực đó và có hơn 50% các bài báo hay công trình được sử dụng trong sách. Còn sách tham khảo thì tác giả ở đâu cũng vậy, chẳng ai dám nói rằng mình viết sách mà không tham khảo tài liệu. Thế nên mới có phần tài liệu tham khảo.
 
dịch sách tất nhiên là một việc đáng hoan nghêng và rất cần thiết nhất là trong tình hình thiếu tài liệu như ở vn , nhưng dich sách là một việc khác với viết sách. một sách dù được dịch ra thư tiếng gì thì tác giả viết cuốn sách đó cũng là "to" nhất, và thường tác giả đó thường rất hay được gọi kèm theo với tên quyển sách, chứ không phải tên người dịch lại to đùng chình ình ở bìa sách .... còn viết sách mà có rất ít công trình, bài báo công bố mà chủ yếu cóp nhặt thì quả là có vấn đề, nhất là bản quyền .....
 
Toi khong tin la o vn co ai do viet duoc sach ve te bao goc dau, chac day la sach dich tu mot text book nao do roi ghi bua ten minh vao coi do la ten tac gia.
Bạn Trung thân mến!
Nếu bạn chưa biết chắc chắn thì đừng nói như vậy, không giống ngôn từ của một người trí thức. Nếu bạn là Việt kiều thì hãy về nước xem rồi kết luận. Nếu bạn là người Việt Nam đi du học thì hãy nghĩ lại ai là người chắp cánh cho bạn bay xa như vậy. Tôi chắc chắn rằng sự thành đạt của bạn hôm nay là nhờ công sức của những người Thầy ngày đêm cặm cụi dịch sách và tổng hợp tài liệu như thế đấy (cho dù họ đã từng thực nghiệm hoặc chưa từng có điều kiện để thực nghiệm).
Tôi không quen biết gì nhóm tác giả ấy nhưng cũng cảm thấy bất bình khi nghe bạn phát biểu.
 
Bạn nói thế thì ở VN mấy bác GS lo lắm. Nhà nước mình quy định lên GS là phải viết giáo trình, SGK. Không cóp nhặt dịch từ sách nước ngoài thì lấy đâu ra sách để đủ đk lên sư bây giờ?
Lương à,
Khi nào em viết sách cho sinh viên học em sẽ hiểu công sức của Thầy Cô. Mình đọc vài cuốn sách hoặc thậm chí vài chục cuốn sách bằng tiếng Anh rất dễ, nhưng tổng hợp lại những gì mình đọc đó thành một cuốn gọn gàng súc tích cho sinh viên học không dễ đâu, mất nhiều công sức và tâm trí lắm. Rõ ràng những cuốn sách mà Lương cho rằng các GS "cóp nhặt" đó rất hữu ích đối với sinh viên mà (và cả cho những người từ lâu không còn là sinh viên như chị nữa). Chị rất buồn khi thấy Lương nói như vậy đó. Chúc Lương sớm cho ra đời những cuốn sách không "cóp nhặt".
 
Toi dong y voi y kien cho rang can thiet phai dich sach co the dich va tham khao tu nhieu sach de chuyen hoa no thanh mot ban dich nhung da dich sach thi can phai de cap ro dich gia va tac gia, ma da la dich gia thi hien nhien se khong duoc huong quyen loi nhu cua tac gia ( nhu muc nhuan but, diem tinh phong hoc ham, hoc vi....), con neu lam khac di trong thoi buoi hien nay co nghia an cap, no giong nhu viec quay cop cua hoc sinh thoi di hoc, biet vay ma trong chung ta van co nguoi uong ho cho viec lam do sao, dac biet ban Hà Thị Minh Thi cho rang toi chua biet ro, hoi ban con phai ro the nao nua: toi nghi da lam khoa hoc ve linh vuc biomedicine thi hien nhien biet rang da tu nhan minh la tac gia viet sach thi truoc do chac chan phai cong co bai bao va review quoc te, ma da cong bo thi nhien nhien tren pubmed se co ten, vay thi ban thu vao pubmed xem co thay ten tac gia do khong,
Mot xa hoi muon phat trien duoc thi can co su cong bang trong danh gia thanh qua lao dong,
Neu ban Luong la mot Gv dai hoc ma khong hieu cai chan ly do sao, hay cung vao dai hoc bang con duong "dich sach"
Cac thay giao da day do toi truong thanh nhu ngay hom nay chac chan khong co ai di an cap thanh qua lao dong cua nguoi khac ca ma co chang chi la nhung dich gia cong tam thoi,
 
1. Trình độ tác giả tất nhiên sẽ hơn hẳn bạn. Muốn cãi nhau thì đi cãi với thầy ấy. Xem bạn đủ lý luận đến đâu nào?
Bạn đã là gs như họ được chưa?
2. Không biết bạn nghĩ thế nào chứ. Tôi thì chưa đủ trình dịch các tài liệu chuyên ngành nên có được những tl như trên rất qúy. Vì nó đã được Việt hóa.
Bạn đã đóng góp cho cộng đồng sách dịch nào chưa? Dịch thử đi rồi sẽ thấy để làm được việc này chỉ có các gs chuyên ngành thôi. 1gs ngoại ngữ chưa chắc dịch nổi nhé.
Tôi học ngành y nên tôi hiểu thuật ngữ trong ngành chúg tôi nhiều hơn hẳn các ngành khác một bậc!
3. Nói về ngành y. Tôi xin nêu 1ví dụ về Miễn dịch y học. Nếu bạn quan tâm đến sốt rét,bạn sẽ biết tiếng gsư Nguyễn Tăng Ấm. Ông là gs dịch tễ nổ tiếng,nguyên thứ trưởng bộ y tế. Trong chiến tranh vn,ông là người có vai trò rất lớn trong chống sốt rét cho bộ đội. Cái này bên Mỹ ngày trước cũng cố gắng nghiên cứu nhưng thất bại. Vì sao vậy? Đơn giản,kst sốt rét ở vn khác hẳn kst sốt rét ở Mỹ,và đk tự nhiên rõ ràng cũng khác. Gs ấm hiểu rõ những điều này,ông cũng chỉ vận dụng kiến thức miễn dịch thông thừơg trong nghiên cứu tìm ra vaccin phòng bệnh tại Vn mà trước đó chưa ai tìm được. Nguyên tắc chế Vaccin thì ai cũng biết,thử hỏi mấy ai 'Việt hóa ' được không nào. Các nhà khoa học mỹ thời đó cũng bó tay,không thể nói họ không biết gì về miễn dịch chống sốt rét,mặc dù họ là người ngcứu thành công vaccin sốt rét cho nứơc họ...
4. Ông bà ta có câu : biết thì thưa thốt,không biết thì dựa cột mà nghe. Bạn nên tìm hiểu kĩ hơn về dân tộc mình trước khi nói nhé. :cool:
 
Không khí có vẻ nóng quá nhỉ. Cũng tại mọi người không hểu rõ ý của nhau thôi. Với 1 chút xíu kinh nghiệm trong việc viết/dịch một số cuốn sách, và liên hệ các NXB tại Việt Nam trong chuyện này, tôi thấy rằng:

1. Nếu 1 người VN dịch nguyên một cuốn sách của nước ngoài hoặc tổng hợp từ một số ít cuốn (1-3 cuốn) rồi ghi tên mình là tác giả thì đó là điều khó chấp nhận và đáng phê phán như anh Ngô Tất Trung đã nói.

2. Tuy nhiên nếu 1 người tổng hợp nhiều cuốn sách, bài báo để "viết/dịch" thành 1 cuốn sách tiếng Việt theo cấu trúc riêng của tác giả thì việc đặt tên mình là tác giả của cuốn sách này không có gì đáng phàn nàn như các anh/chị/bạn Minh Thi, ngoa long đã đề cập. Và điều này còn rất cần thiết cho Việt Nam. Miễn là tác giả đề cập rõ ràng danh mục các tài liệu tham khảo và trích dẫn cẩn thận, điều này tôi thấy đa số sách của các tác giả VN đều tuân thủ.

3. Ở đây bạn Trương Xuân Đại có nêu 1 ý rất hay là phân biệt giữa sách "tham khảo" và sách "chuyên khảo". Thật ra ngay cả trên thế giới những chuyên gia đứng đầu của 1 lĩnh vực ít khi viết sách vì mất thời gian và danh tiếng mang lại cho họ không lớn so với công sức bỏ ra. Thường họ thích viết review hơn. Lý do vì sao mọi người có thể tự suy ngẫm. Sẽ có người phản đối là GS đầu ngành nào trên thế giới chả viết 1 vài cuốn sách (thật ra phải nói là 1 vài chương sách). Nhưng thử nghĩ xem 1 vài chương so với tổng lượng sách về lĩnh vực đó có phải là con số rất ít ỏi không?

Như vậy có thể suy ra đa phần tác giả của nhiều cuốn sách không phải là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực họ viết. Thường thì số tài liệu tham khảo trong 1 cuốn sách phải lên đến hàng ngàn. Nhưng một tác giả, nếu không phải chuyên gia hàng đầu, thì số tài liệu tham khảo của chính mình, mặc dù đã cố đưa vào càng nhiều càng tốt, được vài % cũng đã là rất đáng quý rồi. Tuy nhiên tác giả đó vẫn được ghi danh và đáng trân trọng vì đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian ra để tổng hợp/trình bày kiến thức từ rất nhiều bài báo riêng lẻ thành 1 hệ thống hoàn chỉnh trong sách.

Theo ý kiến riêng của người viết bài này thì tổng hợp tài liệu để viết thành 1 cuốn sách bằng tiếng Anh dễ dàng và tốn ít thời gian hơn rất nhiều so với dùng tiếng Việt. Vì đằng nào công sưu tầm, tổng hợp tài liệu, xây dựng cấu trúc sách cũng thế nhưng dùng tiếng Việt thì phải mất công dịch ra, trong khi có nhiều vấn đề về thuật ngữ, và trình độ chuyên môn so với khả năng dịch tài liệu không phải lúc nào cũng song hành.

Nói dài như vậy để thấy rằng không nên tuyệt đối hóa thước đo số papers Quốc tế để đánh giá tác giả một cuốn sách. Tuy VN nằm trong một số ít nước mà ở đó tác dụng và danh tiếng (trong nước) đem lai từ việc viết/dịch 1 cuốn sách lớn hơn nhiều so với bài báo công bố Quốc Tế, nhưng tác giả của những cuốn sách hay đều đáng được trân trọng và công nhận, cho dù họ có nhiều papers Quốc tế hay không.
 
Toi dong y voi y kien cho rang can thiet phai dich sach co the dich va tham khao tu nhieu sach de chuyen hoa no thanh mot ban dich nhung da dich sach thi can phai de cap ro dich gia va tac gia, ma da la dich gia thi hien nhien se khong duoc huong quyen loi nhu cua tac gia ( nhu muc nhuan but, diem tinh phong hoc ham, hoc vi....), con neu lam khac di trong thoi buoi hien nay co nghia an cap, no giong nhu viec quay cop cua hoc sinh thoi di hoc, biet vay ma trong chung ta van co nguoi uong ho cho viec lam do sao, dac biet ban Hà Thị Minh Thi cho rang toi chua biet ro, hoi ban con phai ro the nao nua: toi nghi da lam khoa hoc ve linh vuc biomedicine thi hien nhien biet rang da tu nhan minh la tac gia viet sach thi truoc do chac chan phai cong co bai bao va review quoc te, ma da cong bo thi nhien nhien tren pubmed se co ten, vay thi ban thu vao pubmed xem co thay ten tac gia do khong,
Mot xa hoi muon phat trien duoc thi can co su cong bang trong danh gia thanh qua lao dong,
Neu ban Luong la mot Gv dai hoc ma khong hieu cai chan ly do sao, hay cung vao dai hoc bang con duong "dich sach"
Cac thay giao da day do toi truong thanh nhu ngay hom nay chac chan khong co ai di an cap thanh qua lao dong cua nguoi khac ca ma co chang chi la nhung dich gia cong tam thoi,
Xin hỏi bạn đã đọc quyển sách đang đề cập chưa vậy ?
 
Toi voi doc qua y kien cua moi nguoi va chua co y kien tra loi ngay, nhung tam neu ra mot so tac gia nhu sau:
GS Athur Konberg, GS Stanford University, nguoi nhan giai nobel cho cong trinh tinh che DNA polymerse, ong la tac gia cuon DNA structure, (ong la cha de cua GS Roger Kornberg nguoi moi day nhan giai nobel cho cong trinh RNA Pol II structure
GS Brure Albert, tac gia quan sach kinh dien the cell, hien nay dang lam Chef editor for the Science,
GS David Batimore Nguoi nhan giai nobel cho viec phan loi retrovirus va cac cong trinh ve transcription factor, sau nay ong la tac gia quan Molecular cell Biology,
Toi nghi rang trung chung ta rat nhieu nguoi co tranh tay 3 quon sach toi de cap o tren,
Ban than toi biet 3 quon sach noi tren duoc dich sang it nhat la 3 thu tieng Duc, Nga Phap, tuy nhien cau noi dung sach khong he thay doi tu hinh ve den mau sac va tai lieu tham khao goc boi vi o nhung nuoc co nen tu phap phat trien dac biet la da tham ra cong uoc sach Bern, Neu chua nam ro ve cong uoc Bern thin en vao day:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Công_ước_Bern
Công ước Bern
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, còn được gọi ngắn gọn là Công ước Berne, được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Nó được hình thành sau các nỗ lực vận động của Victor Hugo. Trước khi có công ước Bern, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc. Ví dụ, một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác.
Các quốc gia tuân thủ công ước Bern công nhận quyền tác giả của các tác phẩm xuất bản tại các quốc gia khác cùng tuân thủ công ước này. Quyền tác giả, theo công ước Berne là tự động: không cần phải đăng ký tác quyền, không cần phải viết trong thông báo tác quyền. Ngoài ra, những quốc gia ký công ước Berne không được đặt ra các thủ tục hành chính sách nhiễu các tác giả trong việc thụ hưởng tác quyền. (Các quốc gia ký công ước Bern vẫn có quyền áp đặt các luật lệ riêng cho các tác giả trong nước họ hoặc từ những nước không ký công ước này).
Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn, như Cộng đồng Châu Âu đã làm năm 1993. Hoa Kỳ cũng gia hạn tác quyền, như trong Đạo luật Kéo dài Bản quyền Sonny Bono năm 1998.
Một số nước tuân thủ phiên bản cũ của công ước Bern cho phép tác giả được hưởng suốt đời cộng 70 năm. Thời hạn này có thể giảm đối với một số loại tác phẩm nghệ thuật (như điện ảnh) hoặc đối với các tác phẩm là công trình của một cơ quan thì thời hạn tác quyền là 95 năm sau lần xuất bản đầu tiên.
Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Trong văn kiện này, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố bảo lưu các quy định tại Điều 33(1) của Công ước Berne và áp dụng chế độ ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo Điều II và Điều III của Phụ lục Công ước Berne. Công ước Berne có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.
[sửa] Lịch sử
Công ước Berne đã được sửa chữa vài lần: Berlin (1908), Roma (1928), Brussels (1948), Stockholm (1967) và Paris (1971). Từ năm 1967, Công ước Berne được quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization, viết tắt là WIPO).
Gần như tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tuân thủ hầu hết các điều khoản của công ước này, theo thỏa thuận TRIPs.
Cho đến ngày 20 tháng 11 năm 2004, có 157 quốc gia đã ký Công ước Berne.

ho phai tuan thu cac quy tac ve quyen tac gia, dac biet chi can mot copy lai mot hinh ve trong vo so cac hinh anh cua sach goc ma khong co duoc coutesy da la vi pham ban quyen roi, thu hoi trong mot quon sach do so nhu cuon stem cell biology noi tren co bao nhieu cong trinh dang tren cac tap tri lon (no thuoc ban quen cua tap chi do chu khong phai ban quyen cua tac gia cuon sach) nhung trong nuoc chua co subscription cho cac tap chi lon ( the cell, Nature, The Science) vay thi nguoi dich quon sach do xin ban quyen o dau ngoai viec chi don thuan copy lai cac so lieu do.
Viet nam cung la mot nuoc tham ra cong uoc Berne, tuy nhien phap luat nuoc ta dang trong qua trinh hoan thien de dap ung cac doi hoi cua cac cong uoc quoc te,
Con co nhan vat tu nhan minh chua dich duoc tinh anh chuyen nganh cho rang tieng anh nganh minh kho, toi nghi rang voi trinh do nhu vay thi chuan en tham ra vao viec tranh luan nay, vi le nhien nhien doc sao duoc tai lieu nuoc ngoai de ma co cai nhin khac di duoc, va rang chi hap thu thong tin mot chieu thi le hien nhian phan ung nhu vay la giai thich duoc.
GS dai hoc ho khac giao Vien pho thong o cho ban than ho (ve ly thuyet) phai la nguoi it nhieu tao ra chi thuc cho nhan loai thu hoi dich sach co tao duoc ra them chi thuc cho nhan loi khong ,
Toi hy vong rang nhung thu chung ta thao luon o day khong nen de ban be hay dong nghiep o cac nuoc phat trein biet duoc, keo ho cuoi vao mat cho.
 
Bạn Trung có nhiều ý đúng. Tuy nhiên cái câu cuối tôi không đồng ý chút nào. Phải nhận biết VN mình đang ở đâu kể cả về trình độ và kinh tế. Đừng có "sĩ diện hão" khi ra thế giới bên ngoài. Trung Quốc nó copy mẫu mã hàng hóa các nước khác và vẫn ngang nhiên nhập vào chính các nước khác đấy thôi. Nó đâu có để ý chuyện người ta "cười vào mặt". Đất nước nào phát triển cũng phải qua một giai đoạn gọi là "bất chấp thủ đoạn". Nếu cứ đường hoàng mà làm thì còn lâu mới bắt kịp thiên hạ.
Chấm hết ạ.

Riêng về chuyện biên soạn sách và dịch sách, cái này tôi nghĩ phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố. Tầm nhìn chiến lược của nhà quản lý giáo dục (dịch sách hay soạn sách, trợ giá SGK cho SV, đặt tiêu chí lên sư...), đạo đức và trình độ của người viết sách (viết hay dịch, copy dán hay biên soạn lại...).
Thôi Hạo viết bài thơ Hoàng Hạc Lâu quá hay nên Lý Bạch dù là tiên thi cũng đành gác bút. Nhưng gặp một ông khác biết đâu cũng quệt lên tường vài dòng để người đời biết tên mình.
Cuối cùng phải xét đến truyền thống nữa. Sinh viên VN có bao giờ cầm một cuốn Textbook khoảng nghìn trang lên đọc chưa? Các thầy cô ở VN từ xưa đến giờ có bao giờ không nghĩ đến chuyện biên soạn sách mới mà thay vào đó là dịch nguyên cuốn sách không?
 
Con co nhan vat tu nhan minh chua dich duoc tinh anh chuyen nganh cho rang tieng anh nganh minh kho, toi nghi rang voi trinh do nhu vay thi chuan en tham ra vao viec tranh luan nay, vi le nhien nhien doc sao duoc tai lieu nuoc ngoai de ma co cai nhin khac di duoc, va rang chi hap thu thong tin mot chieu thi le hien nhian phan ung nhu vay la giai thich duoc.
GS dai hoc ho khac giao Vien pho thong o cho ban than ho (ve ly thuyet) phai la nguoi it nhieu tao ra chi thuc cho nhan loai thu hoi dich sach co tao duoc ra them chi thuc cho nhan loi khong ,
Toi hy vong rang nhung thu chung ta thao luon o day khong nen de ban be hay dong nghiep o cac nuoc phat trein biet duoc, keo ho cuoi vao mat cho.
Đúng là chưa biết trời cao. Bạn nghĩ tôi chưa đủ trình độ dịch tiếng Anh chuyên ngành là tôi không đọc được tài liệu sao? Nhầm to rồi. Vốn dĩ con người có bản năng phấn đấu, nên trong bất cứ tình huống nào cũng sẽ cố gắng giải quyết tốt nhất công việc. Tôi ko dịch được, nhưng thầy cô tôi dịch được. Tôi không dịch được nguyên bản, nhưng đọc qua tôi cũng có thể nắm bắt được ý chính của nó, ngoài ra còn công cụ translate của google để làm j nữa. Tôi chưa đủ trình dịch nhưng tôi đâu chịu ngồi yên ...
Còn cái câu cuối của bạn hơi bị phản động rồi đó. Nên suy nghĩ lại. Bạn chưa hiểu hết dân tộc mình hay bạn cũng chỉ tiếp thu ý kiến 1 chiều khi toàn tiếp xúc với những thành phần ngoại quốc ( chẳng biết rõ về nước mình,thậm chí chưa từng sống ở Việt Nam bao giờ, chỉ nghe truyền miệng cũng bô bô...:botay:. Bạn hơi bảo thủ (góp ý chân thành đấy)
 
Đúng là chưa biết trời cao. Bạn nghĩ tôi chưa đủ trình độ dịch tiếng Anh chuyên ngành là tôi không đọc được tài liệu sao? Nhầm to rồi. Vốn dĩ con người có bản năng phấn đấu, nên trong bất cứ tình huống nào cũng sẽ cố gắng giải quyết tốt nhất công việc. Tôi ko dịch được, nhưng thầy cô tôi dịch được. Tôi không dịch được nguyên bản, nhưng đọc qua tôi cũng có thể nắm bắt được ý chính của nó, ngoài ra còn công cụ translate của google để làm j nữa. Tôi chưa đủ trình dịch nhưng tôi đâu chịu ngồi yên ...
Còn cái câu cuối của bạn hơi bị phản động rồi đó. Nên suy nghĩ lại. Bạn chưa hiểu hết dân tộc mình hay bạn cũng chỉ tiếp thu ý kiến 1 chiều khi toàn tiếp xúc với những thành phần ngoại quốc ( chẳng biết rõ về nước mình,thậm chí chưa từng sống ở Việt Nam bao giờ, chỉ nghe truyền miệng cũng bô bô...:botay:. Bạn hơi bảo thủ (góp ý chân thành đấy)
Này bạn kia, đề nghị bạn ăn nói cho nó có văn hóa đi. bạn có đi học k đấy? Trình độ cao quá mà ăn nói thô lỗ thế thì chả ai coi ra gì đâu nhé! Giỏi thì có ng giỏi hơn, ai k có cái máu bảo thủ chứ? Bình tĩnh mà giải thích. đây là nơi để học chứ k fai để chứng tỏ
 
Lại xin tổng hợp/bình luận các ý kiến, để tránh sa vào công kích cá nhân.

1. Anh Trung rất đúng khi nói rằng việc tác giả viết sách copy nguyên hình từ sách khác mà không xin phép là vi phạm bản quyền và khó chấp nhận. Tuy nhiên hiện tượng này không nhiều đâu, đa phần các cuốn sách VN mà em đã xem qua thì hình vẽ đều do tác giả tự vẽ (hoặc nhờ người có trình độ máy tính vẽ), mặc dù có dựa nhiều vào hình vẽ của sách nước ngoài. Và điều này là chấp nhận được.

2. Việc dịch nguyên bản sách ở VN không phải là không có đâu. Theo tôi biết GS Nguyễn Lân Dũng có dịch 1 cuốn cơ bản về sinh học (xin lỗi tôi không nhớ tên, nhưng cuốn này nhiều bạn biết), GS Nguyễn Mộng Hùng năm 2007 cũng dịch cuốn Molecular Biotechnology, và sắp tới đây cuốn Molecular Cell Biology cũng sẽ được chuyển ngữ và xuất bản.

Tất cả những cuốn sách trên đều được cấp bản quyền từ NXB sách gốc. Việc in màu như sách gốc hay in đen trắng thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có 1 thực trạng là sinh viên, học sinh Việt Nam rất tiết kiệm tiền mua sách nên nếu in màu giá thành cao thì hiệu quả đem lại có khi thấp.

3. Anh Trung có đề cập đến việc thư viện ở VN không có subscription cho các tạp chí lớn thì không đúng lắm. Nhiều trường/viện nghiên cứu tại Việt Nam hiện giờ đều có mua hoặc được trợ cấp (theo kiểu hỗ trợ các nước đang phát triển) account để truy cập được các tạp chí này, hoặc thông qua Hinari... Cho dù nhiều GS không có account thì sinh viên của họ đang học tập/làm việc ở nước ngoài luôn sẵn lòng cung cấp tài liệu khi cần. Bản thân em cũng nhiều lần được Thầy Cô nhờ lấy giúp tài liệu. Tài liệu nghiên cứu hiện không phải là vấn đề khó khăn gì đối với Việt Nam.

4. Bác Lương có ý rất đúng là tùy từng giai đoạn/tình hình mà cần có chiến lược cho phù hợp. Thật ra không phải các GS Việt Nam không muốn dịch nguyên bản đâu. Vì nếu dịch nguyên bản thì ít tốn công hơn nhiều so với tổng hợp từ nhiều sách.

Vấn đề là ở VN là sách chuyên ngành rất khó bán, mục tiêu hàng đầu của mọi NXB là lợi nhuận, và tại VN chưa có chính sách khuyến khích/trợ giúp cho việc viết/dịch sách chuyên ngành. Trong khi muốn dịch nguyên cuốn thì NXB sẽ phải trả thêm tiền bản quyền, điều này làm giảm lợi nhuận, đặc biệt khi sách chuyên ngành bán rất chậm. Thực tế là các NXB hiện giờ tập trung xin bản quyền dịch các cuốn về chứng khoán, nghệ thuật kinh doanh, nghệ thuật tán tỉnh... vì những loại sách này bán rất chạy, đem lại lợi nhuận cho họ nhiều hơn so với sách chuyên ngành! Cho nên các NXB thường săn tìm những cuốn best-seller dạng trên rồi liên hệ bản quyền và thuê người dịch. Còn với sách chuyên ngành thì... đừng có mơ điều này xảy ra (ngay cả với NXB Giáo Dục!).

Một thực tế khác nữa là cho dù một vị GS Việt Nam rất thân quen với Bruce Albert và được ông này hết lòng trợ giúp để xin bản quyền, thì việc đàm phán bản quyền bao giờ cũng phải được tiến hành giữa NXB sách The Cell và 1 NXB ở Việt Nam, không có ngoại lệ. NXB sách The Cell thường sẽ rất sẵn lòng liên hệ vì việc bán bản quyền mang lại lợi nhuận cho họ. Nhưng sẽ rất khó để thuyết phục được NXB tại Việt Nam tham gia việc đàm phán bản quyền vì:

- Như phân tích ở trên, sách chuyên ngành mang lại lợi nhuận rất nhỏ cho họ.
- Các NXB tại Việt Nam ít có kinh nghiệm đàm phán với đối tác là NXB nước ngoài.

Những điều viết trên là thực tế đã xảy ra với người viết bài này, khi vào năm 2007 mặc dù được Bruce Albert hết lòng giúp đỡ, cũng không có vấn đề gì về phía NXB Garland Science nhưng các NXB Việt Nam thì lắc đầu quầy quậy (bao gồm cả NXB Giáo dục), mặc dù nhóm dịch giả hoàn toàn đồng ý dịch free!

@ngoalong: nên dùng ngôn ngữ lịch sự, tranh luận trên cơ sở tôn trọng ý kiến người khác. Việc bạn nói "ngoài ra còn công cụ translate của google để làm j" là không đúng đâu.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top