Lucky_boy
Senior Member
Chủ đề này nói đến một phương pháp trong hình học không gian, đó là “phương pháp thể tích”.
Về nguyên tắc để tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau thì phải dựng đường vuông góc chung hoặc tìm các cách biến chúng thành tính khoảng cách giữa đt và mp ( hoặc 2 mp).Ở đây mình sẽ chỉ ra cách không cần dựng đường vuông góc chung hoặc tìm chân đường vuông góc mà vẫn tính được khoảng cách.
Ví dụ 1 (ĐH khối D năm 2002):
Cho tứ diện ABCD có AD vuông góc (ABC), AC = AD = 4cm, AB = 3cm, BC = 5cm.Tính khoảng cách từ A đến (BCD).
LG: ( Sorry, không vẽ được hình)
Dễ thấy tam giác ABC vuông tại A và có S(ABC) = 1/2.AB.AC = 6 (cm2).
V(ABCD) = 1/3.AD.S(ABC) = 1/3.4.6 = 8 (cm3).
nhưng V(ABCD) = 1/3.d(A;(BCD)).S(BCD)(*).Nên nhiệm vụ là tính cho ra S(BCD).
Áp dụng định lí Py-ta-go trong các tam giác vuông ABD,ACD ta tính được ngay BD = 5,CD = 4.căn(2)
Theo CT Hê-rông thì S(BCD) = 2.căn(34)
Như vậy thay vào (*) có d(A;(BCD)) = 6.căn(34)/17(cm).
Thực ra với bài toán này tìm chân đường vuông góc cũng không có gì khó.Nhưng tất nhiên tìm thì phải chứng mình – dàì hơn.Có những bài toán không dùng PP thể tích mà cố tìm chân đường vuông góc thì chắc chắn không làm được.Như bài toán dưới đây:
Ví dụ 2(ĐH khối D năm 2007):
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang, góc ABC = góc BAD = 90 độ.BA = BC = a, AD = 2a.Cạnh bên SA vuông góc với đáy và SA = a.căn(2).Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên SB.Chứng minh tam giác SCD vuông và tính d(H;(SCD)).
LG: 1.Gọi I là trung điểm của AD.Có CI = AI = ID = a => Tam giác ACD vuông tại C => CD vuông góc với AC.
Lại có CD vuông góc với SA, do đó CD vuông góc với (SAC) => CD vuông góc với SC => Tam giác SCD vuông tại C.
2.AB = BC = a, AD = 2a, Sa = a.căn(2) => SB = a.căn(3) và SC = 2a.
Trong tam giác vuông SAB:
SA.SA = SH.SB => SH/SB = (SA/SB)^2 = 2/3.
Gọi h1 và h2 là k/c từ B và H đến (SCD) thì :
h2/h1 = SH/SB = 2/3.
Gọi V là V(SBCD).Tính được SD = a.căn(6); CD = a.căn(2);SC =2a nhờ Py-ta-go)
h1 = 3V/S(SCD) = SA.S(BCD)/S(SCD) = a.căn(2).a.a.0,5/(1/2.2a.a.căn(2)) = a/2.
Từ đó có h2 = a/3.
PP thể tích đã giúp tránh được khó khăn của việc tìm chân đường vuông góc từ H đến (SCD).
Về nguyên tắc để tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau thì phải dựng đường vuông góc chung hoặc tìm các cách biến chúng thành tính khoảng cách giữa đt và mp ( hoặc 2 mp).Ở đây mình sẽ chỉ ra cách không cần dựng đường vuông góc chung hoặc tìm chân đường vuông góc mà vẫn tính được khoảng cách.
Ví dụ 1 (ĐH khối D năm 2002):
Cho tứ diện ABCD có AD vuông góc (ABC), AC = AD = 4cm, AB = 3cm, BC = 5cm.Tính khoảng cách từ A đến (BCD).
LG: ( Sorry, không vẽ được hình)
Dễ thấy tam giác ABC vuông tại A và có S(ABC) = 1/2.AB.AC = 6 (cm2).
V(ABCD) = 1/3.AD.S(ABC) = 1/3.4.6 = 8 (cm3).
nhưng V(ABCD) = 1/3.d(A;(BCD)).S(BCD)(*).Nên nhiệm vụ là tính cho ra S(BCD).
Áp dụng định lí Py-ta-go trong các tam giác vuông ABD,ACD ta tính được ngay BD = 5,CD = 4.căn(2)
Theo CT Hê-rông thì S(BCD) = 2.căn(34)
Như vậy thay vào (*) có d(A;(BCD)) = 6.căn(34)/17(cm).
Thực ra với bài toán này tìm chân đường vuông góc cũng không có gì khó.Nhưng tất nhiên tìm thì phải chứng mình – dàì hơn.Có những bài toán không dùng PP thể tích mà cố tìm chân đường vuông góc thì chắc chắn không làm được.Như bài toán dưới đây:
Ví dụ 2(ĐH khối D năm 2007):
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang, góc ABC = góc BAD = 90 độ.BA = BC = a, AD = 2a.Cạnh bên SA vuông góc với đáy và SA = a.căn(2).Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên SB.Chứng minh tam giác SCD vuông và tính d(H;(SCD)).
LG: 1.Gọi I là trung điểm của AD.Có CI = AI = ID = a => Tam giác ACD vuông tại C => CD vuông góc với AC.
Lại có CD vuông góc với SA, do đó CD vuông góc với (SAC) => CD vuông góc với SC => Tam giác SCD vuông tại C.
2.AB = BC = a, AD = 2a, Sa = a.căn(2) => SB = a.căn(3) và SC = 2a.
Trong tam giác vuông SAB:
SA.SA = SH.SB => SH/SB = (SA/SB)^2 = 2/3.
Gọi h1 và h2 là k/c từ B và H đến (SCD) thì :
h2/h1 = SH/SB = 2/3.
Gọi V là V(SBCD).Tính được SD = a.căn(6); CD = a.căn(2);SC =2a nhờ Py-ta-go)
h1 = 3V/S(SCD) = SA.S(BCD)/S(SCD) = a.căn(2).a.a.0,5/(1/2.2a.a.căn(2)) = a/2.
Từ đó có h2 = a/3.
PP thể tích đã giúp tránh được khó khăn của việc tìm chân đường vuông góc từ H đến (SCD).