câu hỏi di truyền học!!!

SNOW

Senior Member
mình có một số câu hỏi di truyền khá hay các bạn trả lời
1. đoạn adn quấn quanh Nucleoxom có tương ứng vs 1 gen cấu trúc cỡ trung bình ở người ko?
2.tại sao sự ghép nhầm trong quá trình phiên mã ít gây hại hơn là nhầm trong quá trình nhânđôi?
3.GENGIẢ đuoc hình thành nhưthế nào?
4.nhận định đúng hay sai:"thành phần các loại đơn vị mã trên gen quy định thành phàn các loại aa trog pro tương ứng'"why?

 
câu 1 mù tịt, câu 2 bạn nói rõ hơn một chút đc ko
câu 3 thì bây giờ mới nghe từ "gen giả"
câu 4 mình cho là sai vì không chỉ thành phần mà còn là trật tự sắp xếp.
 
mình chỉ đoán đoán câu 2 thui.vì khi nhân đôi mà bị đột biến thì tạo nhiều adn bị đột biến ->có khả năng phiên mã ra nhìu arn có sai sót
->khả năng biểu hiện lớn hơn.
còn khi phiên mã thì chỉ 1 adn bị đột biến nên số lượng arn bị sai sót sẽ nhỏ hơn nhiều so với đột biến ở nhân đôi
 
mình chỉ đoán đoán câu 2 thui.vì khi nhân đôi mà bị đột biến thì tạo nhiều adn bị đột biến ->có khả năng phiên mã ra nhìu arn có sai sót
->khả năng biểu hiện lớn hơn.
còn khi phiên mã thì chỉ 1 adn bị đột biến nên số lượng arn bị sai sót sẽ nhỏ hơn nhiều so với đột biến ở nhân đôi
Khi nhân đôi mà bị đột biến thì các đột biến đó sẽ được giữ lại qua các thế hệ tế bào sau tạo thành thể khảm(nếu đột biến đó sảy ra ở tế bào sinh dục thì có thể sẽ di truyền qua các thế hệ sau) nên đột biến đó sẽ xuất hiện trên cơ thể nếu đó là đột biến trội. Còn nếu chỉ là sự ghép nhầm trong quá trình phiên mã thì chỉ có arn khi phiên mã từ adn đó bị đột biến còn thực chất thì adn ko thay đổi nên cho dù protein có bị tổng hợp sai lệch đi nữa thì nó vẫn ko nghiêm trọng bằng việc adn bị đột biến vì arn chỉ sử dụng trong một thời gian rồi bị phân hủy(thời gian thì tùy thuộc vào loại arn, với arn vận chuyển thì sẽ lâu bị phân hủy hơn).Từ đó ta thấy rằng sự ghép nhầm trong nhân đôi nguy hiểm hơn ghép nhầm trong phiên mã(cái này mình giải thích trong phạm vi mình hiểu, nếu sai thì mọi người chỉ giáo nhé). Và còn một vấn đề này nữa, các gen thường tương tác với nhau nên việc một gen có vấn đề thì sẽ xảy ra vấn đề ở nhưng chỗ khác nữa(ý mình nói là biểu hiện kiểu hình)

Còn cách giải của bạn kia mình thấy có chỗ chưa ổn, thứ nhất không phải là cứ đột biến ở adn là sẽ tạo ra nhiều adn sai sót rồi tổng hợp ra nhiều arn sai nên dễ biểu hiện hơn, sự biểu hiện kiểu hình còn phụ thuộc vào đột biến loại gì(trội hay lặn hay trung tính). Thứ hai là nếu ghép nhầm trong phiên mã thì chỉ có arn là sai lệch thôi, chứ adn ko có đột biến(coi cho kĩ cái hình trong sgk nhé^^), thứ 3 khả năng biểu hiện ko phụ thuộc vào số lượng arn bị đột biến vì khi arn bị sai đó tham gia dịch mã là đã biểu hiện kiểu hình rồi(cho dù chỉ là một arn), vấn đề là nó có duy trì lâu dài ko mới quan trọng.

Mình nghĩ vậy đó, sai thì bà con vô sửa.
 
Khi nhân đôi mà bị đột biến thì các đột biến đó sẽ được giữ lại qua các thế hệ tế bào sau tạo thành thể khảm(nếu đột biến đó sảy ra ở tế bào sinh dục thì có thể sẽ di truyền qua các thế hệ sau) nên đột biến đó sẽ xuất hiện trên cơ thể nếu đó là đột biến trội. Còn nếu chỉ là sự ghép nhầm trong quá trình phiên mã thì chỉ có arn khi phiên mã từ adn đó bị đột biến còn thực chất thì adn ko thay đổi nên cho dù protein có bị tổng hợp sai lệch đi nữa thì nó vẫn ko nghiêm trọng bằng việc adn bị đột biến vì arn chỉ sử dụng trong một thời gian rồi bị phân hủy(thời gian thì tùy thuộc vào loại arn, với arn vận chuyển thì sẽ lâu bị phân hủy hơn).Từ đó ta thấy rằng sự ghép nhầm trong nhân đôi nguy hiểm hơn ghép nhầm trong phiên mã(cái này mình giải thích trong phạm vi mình hiểu, nếu sai thì mọi người chỉ giáo nhé). Và còn một vấn đề này nữa, các gen thường tương tác với nhau nên việc một gen có vấn đề thì sẽ xảy ra vấn đề ở nhưng chỗ khác nữa(ý mình nói là biểu hiện kiểu hình)
câu này bạn trả lơìi đúng rồi đấy!!!:hoanho:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top