Bài em viết về Lip và Protein

NgocMinh

Junior Member
Đây là 2 bài em mới viết về Lipid và Protein, em đăng lên đây là để học hỏi, xem chỗ nào sai xin các tiền bối chỉ rõ cho em. Vì em mới học lớp 10 nên mong các tiền bối đừng quá nâng cao kiến thức hay nói quá khó hiểu nhé. Cảm ơn các tiền bối trước !

LIPIDS
Lipids là 1 hợp chất hữu cơ đa chức, ko tan trong nước, tan trong các dung dịch như benzen, etanol, chloroform…
Hai nhóm lipi quan trọng đối với sinh vật là nhóm có nhân glyxerol và nhóm steroid, 2 nhóm này kết hợp với các acid béo tạo tạo ra nhiều loại lipid khác nhau.
Lipid đc chia ra làm 2 loại:
+ Lipid đơn giản: đại diện là mỡ, dầu, sáp
+ Lipid phức tạp: đại diện là phospholipids, steroid

1. Lipid đơn giản:
Các phân tử mỡ, dầu, sáp chứa các nguyên tử C,H,O như cacbohidrat nhưng có tương quan tỉ lệ khác, đặc biệt là trong mỡ có rất ít O (ví dụ mỡ bò: C57H110O6). Vì vậy nó làm giảm số nhóm phân cực OH, nguyên nhân giải thích vì sao mỡ và dầu ít tan trong nước.
Mỡ và dầu đc cấu tạo từ 2 đơn vị cơ bản là glixerol và acid béo. Tất cả các phân tử có acid béo đều có nhóm –COOH gắn vào mạch Hidrocacbon. Mạch Hidrocacbon này thường là mạch thẳng, ko phân nhánh, chứa từ 4-24 nguyên tử cacbon nối với nhau = nối đơn ( chuỗi hidrocacbon no) hoặc cả nối đơn và nối đơn (chuỗi hidrocacbon chưa no).
Mỡ có cấu trúc triglyxerol(1 glyxerol với 3 đơn vị acid béo). Cấu trúc đặc trưng của mỡ đc hình thành khi p.ứ ngưng tụ xảy ra giữa nhóm –OH và nóm –COOH và liên kết giữa glixerol với aci béo là liên kết este: R-COOR’. Vì lipid cónh` liên kết C-C, C-H dều là những liên kết mạnh, vì vậy khi khi cơ thể cần, lipid sẽ giải phong lượng năng lượng lớn hơn 2 lần so với hidratcacbon cùng khối lượng.

2.Phospholipid:
Phospholipids là thành phần rất quang trọng vì cùng với Protein, chùng là nguyên liệu chính cấu tạo nên màng tế bào.
Phosphlipids khác với mỡ và dầu ở chỗ ở liên kết thứ 3 của nhóm glixerol là liên kết với nhóm Phosphat PO4, nhóm này nối glixerol với 1 ancol phức. Phân tử phospholipids có đầu chứa nhóm phosphat ưa nước và đầu kia ko phân cực kị nước. Vì vậy khi trộn phospholipids vào nước, chúng có thể tạo nên các mixel hoặc cấu trúc 2 lớp phân tử quay đầu kị nước vào nhau và quay đâu ưa nước ra ngoài tạo liên kết Hidro với các phân tử nước xung quanh.
3.Steroit
Khác với các nhóm lipid khac, cấu trúc phân tử steroid chứa các nguyên tử kết vòng gồm 3 hexoz và 1 pentoz. Ngoài Colesterol là 1 lipid quan trọng thứ 2 của mành tế bào thì hầu hết các steroid còn lại là các vitamin và hoocmon (vd: vitamin D2, ostrogen, progesterone…) nên chúng chỉ có số lượng nhỏ.
4.Chức năng của Lipid:
_ Là nguốn dự trữ năng lượng lớn nhất cho cơ thể.
_ Tham gia cấu tạo nên màng tế bào,thành tế bào.
_ Một số cơ quan: gan, não, tim, tuyến sinh dục…nếu nhu cầu về acid béo chưa no thiếu sẽ gây rối loạn trước tiên ở vùng này.
_ Nếu cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất béo sẽ ảnh hưởng đến nh` cơ quan, kể cả hệ thần kinh.
_ Tạo cảm giác ngon miệng và cảm giác no khi ăn.




 
Protein
Protein là 1 hợp chất hữu cơ đặc biệt quan trọng với cơ thể sống. Chúng chiếm hơn 50% khối lượng khô của hầu hết các tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bao. Mặc dù có nhiều nét chung nhưng sự cấu tạo của chúng cực kì linh hoạt, do đó tạo nên với các loại Protein khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau.
Protein đc cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 20 loại acid amin kết thành 1 mạch dài có thể xoắn cuộn hoặc gấp nếp theo nhiều cách. Liên kết giữa các acid amin là liên kết peptit.
Protein chia làm 2 nhóm theo sự sắp xếp của các mạch
_ Protein sợi: mạch duỗi thẳng, vì vậy chúng ko tan, bền với nhiệt và sự thay đổi của pH, đại diện là collagen, keratin…
_ Protein hạt: các mạch gấp cuộn lại theo các cách phức tạp để tạo nên phân tử dạng hạt. Protein hạt là protein hoạt động chính trong quá trình trao đổi chất, chúng cấu tạo nên các enzyme, hoocmon, kháng thể…

1. Acid amin
Acid amin là đơn phân của các protein. Mỗi acid amin gồm 2 phần: phần cố định gồm phân tử cacbon alpha trung tâm, nhóm hidro. Nhóm cacboxyn và nhóm amin. Phần biến đổi là nhóm –R, nhóm -R khác nhau tạo ra 20 loại acid amin khác nhau. Tùy theo nhóm –R mà người ta chia acid amin thành 4 loại:
+ Acid amin có nhóm –R phân cực
+ Acid amin có nhóm –R ko phân cực
+ Acid amin có nhóm – acid (mang điện tích âm)
+ Acid amin có nhóm – bazo (mang điện tích dương)
Trong khi nhóm –R thay đổi tạo nên các acid amin khác nhau thì nhóm –COOH và nhóm –NH2 lại là chung cho tất cả. Chúng quan trọng vì 2 lí do: thứ nhất là chúng duy trì cho độ pH luôn ở mức ổn định hoặc trung tính và thứ 2 là chúng sẽ tạo ra các liên kết peptit nối các acid amin thành 1 chuỗi.
Trong tự nhiên có khoảng 20 loại acid amin mà trong đó có 8 loại mà cơ thể con người ko thể tự tổng hợp đc mà phải lấy từ thức ăn, đó là:lơxin, lizin, valin, tritophan,…
2.Các bậc cấu trúc
a) Cấu trúc bậc 1
Cấu trúc bậc 1 là thức tự sắp xếp các acid amin trong phân tử. Đầu mỗi mạch polipeptit là nhóm amin của acid amin đầu tiên và kết thúc là nhóm cacboxyn của acid amin cuối cùng. Đây là cấu trúc quan trọng nhất vì dựa vào bậc cấu trúc này, ta có thể dự đoán đc cấu trúc không gian của nó và dự đoán nó có thể thực hiện đc chức năng hay ko.
b) Cấu trúc bậc 2
Sau khi đc tổng hợp, chuỗi polipeptit ko tồn tại ở dạng thẳng mà thường co xoắn lại (xoắn alpha) hoặc gấp nếp (gấp beta). Cấu trúc bậc 2 đc tạo nên bởi vô số các liên kết hidro ở khu vực liên kết peptit.
c) Cấu trúc bậc 3
Cấu trúc bậc 3 là hình dạng của phân tử protein trong không gian 3 chiều. Vd như ở Myoglobin, mỗi phân tử chứa 1 khúc xoắn alpha nhưng lại gấp nếp, xếp vào nhau thành 1 khối. Nếu như ở cấu trúc bậc 1 và bậc 2 ít phụ thuộc vào nhóm –R thì ở cấu trúc bậc 3 này, nhóm –R lại có vai trò quan trọng, dựa vào tích chất nhóm –R mà có các liên kết khác nhau như liên kết cầu đisunphit, hay các liên kết yếu hơn như liên kết hidro hay liên kết điện hóa trị.
d) Cấu trúc bậc 4
Một số protein còn có cấu trúc bậc 4, nghĩa là gồm 2 hay nhiều mạch polipeptit phối hợp với nhau để tạo ra phức hợp protein lớn hơn. Hầu hết các protein chỉ thực hiện đc chức năng khi ở cấu trúc bậc 4.
Ngoài ra, đa số phân tử protein bị mất hoạt tình sinh học khi trong điều kiện nhiệt độ hoặc độ pH ko thuận lợi. Nó làm cho các liên kết yếu như liên kết hidro hoặc liên kết cộng hóa trị bị bẻ gãy làm cho mạch polipeptit bị tháo gỡ và ko thể hoạt động bình thường đc nữa. Đó là sự biến tình như đôi khi, biến tinh lại là 1 quá trình thuận nghịch, các tính chất của protein đôi khi đc khôi phục lại khi đc đưa về điều kiện bình thường, đó là sự hồi tính.
3. Chức năng của protein:


Loại protein
Chức năng
Ví dụ
Protein cấu trúc
Cấu trúc, nâng đỡ
Collagen và Elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chẳng, gân. Keratin tạo nên cấu trúc chắc của da, lông, móng. Protein tơ nhện, tơ tằm tạo nên độ bền vững của tơ nhện, vỏ kén
Protein Enzyme
Xúc tác sinh học: tăng nhanh, chọn lọc các phản ứng sinh hóa
Các Enzyme thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, Enzyme Amylase trong nước bọt phân giải tinh bột chín, Enzyme Pepsin phân giải Protein, Enzyme Lipase phân giải Lipid
Protein Hormone
Điều hòa các hoạt động sinh lý
Hormone Insulin và Glucagon do tế bào đảo tụy thuộc tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa hàm lượng đường Glucose trong máu động vật có xương sống
Protein vận chuyển
Vận chuyển các chất
Huyết sắc tố Hemoglobin có chứa trong hồng cầu động vật có xương sống có vai trò vận chuyển Oxy từ phổi theo máu đi nuôi các tế bào
Protein vận động
Tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể
Actinin, Myosin có vai trò vận động cơ. Tubulin có vai trò vận động lông, roi của các sinh vật đơn bào
Protein thụ quan
Cảm nhận, đáp ứng các kích thích của môi trường
Thụ quan màng của tế bào thần kinh khác tiết ra (chất trung gian thần kinh) và truyền tín hiệu
Protein dự trữ
Dự trữ chất dinh dưỡng
Albumin lòng trắng trứng là nguồn cung cấp axit amin cho phôi phát triển. Casein trong sữa mẹ là nguồn cung cấp Acid Amin cho con. Trong hạt cây có chứa nguồn protein dự trữ cần cho hạt nảy mầm


 
Classification of lipid: Open chain compounds, closed chain compounds, derived...
Có 3 loại là:... hợp-chất-mở-vòng, hợp-chất-đóng-vòng và derived (không biết dịch cái từ này sao cho trúng nữa)... Còn: Lipid đơn giản & Lipid phức tạp... :hum:... đang tự hỏi là đơn giản tới đâu... phức tạp tới đâu... :mrgreen: Nếu như chỉ là Triglycerides có 3 cái đuôi acid béo dài thiệt là dài, có nhiều nối đôi tùm lum thì cũng có thể gọi là "phức tạp không"... ?


Nếu là 1 bài report thì... còn đơn sơ... (y)
 
Lipid đơn giản là hợp chất khi thủy phân chỉ cho một loại axit béo. Có 3 loại lipid đơn giản là glycerid, cerid và sterid:nhannho:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top