biocom68
Junior Member
Trên thực tế, triển khai dịch vụ ứng dụng công nghệ gen vào cuộc sống là một ý tưởng khả thi. Tuy nhiên, vì đây là lĩnh vực công nghệ cao nên yêu cầu chất lượng của sản phẩm và dịch vụ có một ý nghĩa rất quan trọng --> do vậy cần có sự kết nối một cách thông suốt từ hành lang pháp lý - năng lực công ty cung cấp và yêu cầu của khách hàng.
Với mục tiêu có được 10 000 doanh nghiệp KH-CN vào năm 2020 như Bộ KHCN đã đề ra thì sẽ rất khó đạt được nếu chỉ trông chờ vào các nhà khoa học làm kinh tế vì họ không có nhiều kinh nghiệm phát triển và điều hành công ty.
Với một số mô hình công ty tiên phong hoạt động trong lĩnh vực triển khai ứng dụng CNSH như BioNet, việc có những ý kiến phản biện từ những nhà khoa học chuyên môn là điều dễ hiểu và nên có để chúng ta có được một thị trường về CNSH thực sự.
Tuy nhiên, sẽ là fair-play hơn nếu như các ý kiến góp ý đó được đăng tải trên các diễn đàn trao đổi thông tin một cách chính thống như VUSTA, báo Khoa học & Phát triển, báo Khoa học và đời sống, báo Sức khỏe đời sống, tạp chí Tia sáng... chứ không phải là các báo chuyên về thông tin sự kiện và giải trí kiểu như Tiền Phong Online....
Thêm vào đó, việc BioNet nêu tên công khai các đơn vị nhà nước khi đánh giá đúng sai về chất lượng có thể nói đó là một "thảm họa truyền thông" vì thông thường đối với những bài viết kiểu thế này cánh báo chí hay viết tắt và thậm chí còn gài một dòng là "tên các nhân vật đã được thay đổi"