Tại sao có áp suất rễ

zunzun

Junior Member
Mình năm nay học lớp 11 mới học mấy bài đầu của sinh học, học bài về vận chuyển các chất trong cây. Phần mạch gỗ có 3 lực chính để có thể đẩy nước và ion khoáng lên là: lực đẩy áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
2 lực là lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ thì mình hiểu nhưng lực đẩy áp suất rễ là mình không hiểu tại sao lại có áp suất của rễ nó sinh ra từ đâu. Các bạn ai biết có thể lý giải hộ mình không ạ.
(thêm 1 câu hỏi nhỏ tại sao khi cây bị ngập úng lâu thì chết hì hì tại học khối A nên học sinh học hơi kém làm ơn giúp mình).:mrgreen:
 
thử trả lời nhé:
- thứ nhất, áp suất rễ ở đây là do sự chênh lệch về nồng độ nước ở các tế bào lông hút và dung dịch đất.
- thứ hai nếu cây ngập úng lâu thì rễ không hô hấp được, nên nó bị thối, cây sẽ chết
thế thôi đấy!!!
 
theo mình biết thì áp suất rễ được tạo ra bởi áp suất thảm thấu của tế bào rễ(tế bào lông hút)rất lớn
 
Theo mình, áp suất rễ sinh ra do hoạt động trao đổi chất và hô hấp diễn ra mạnh mẽ ở các tế bào lông hút ở rễ cây, tạo nhiều sản phẩm trung gian và các muối khoáng trong tế bào chất, làm cho áp suất thẩm thấu trong tế bào tăng, do đó tế bào hút nước do sự chênh lệch thế năng nước. Khi tế bào lông hút ở ngoài cùng hút nước, áp suất thẩm thấu của tế bào đó giảm, cho nên áp suất thẩm thấu của tế bào bên trong cao hơn nên nước lại thầm thấu vào bên trong. Cứ như thế áp suất thầm thấu sẽ tăng dần từ ngoài vào trong, khiến nước liên tục thầm thấu vào trong và vận chuyển lên thân như bạn đã học.

Còn câu 2 thì bạn Trang trả lời rồi.

Mình nghĩ vậy đó, ko biết có đúng ko :mrgreen:.
 
Cho mình bổ sung thêm câu 2:

Khi cây bị ngập úng, đầu tiên ti thể sẽ bị kéo dài (để tăng diện tích tiếp xúc tối đa có thể với lượng O2 ít ỏi còn lại trong rễ cây)
Sau đó, khi hết oxy, rễ cây chuyển qua hô hấp kị khí tạo ra năng lượng cho cây hoạt động và rượu etylic
Cuối cùng, khi ko còn khả năng hoạt động, rễ cây hết năng lượng,tế bào chất trong rễ bị acid hoá
~~> rễ cây bị chết.
Khi bị ngập, các lông hút của rễ cũng bị teo dần và rụng đi, do đó cũng làm ảnh hưởng lớn đến việc hấp thụ oxy của rễ.

(@Zunzun: nhiều người học khối A cũng đậu Y dược rầm rầm đó bạn, sao nói học khối A thì ko giỏi Sinh? :mrgreen:)
 
Hì thanks tất cả ý kiến của mọi người. Túm lại tất cả là áp suất rễ do áp suất thẩm thấu vì vậy nước mới vào tế bào lông hút và lên thân cây. Mà sao cái lực nhỏ vậy mà đẩy được nước lên nhỉ hay tại nước quá ít nên chỉ cần lực nhỏ.
Hjx cô giáo mình thì kêu người ta chưa nghiên cứu được nên mới lên hỏi xem. Tại mình cũng nghĩ áp suất thẩm thấu chỉ có nhiệm vụ đẩy nước vào tế bào lông hút rồi vô rễ cây và còn 1 áp suất khác đẩy nước từ rễ lên cây(tất nhiên trừ 2 cái áp suất thoát hơi nước với lực liên kết phân tử rồi).
PS to thạch:Hì nói thật sinh cả cấp 2 chả học gì lớp 10 học 1 ít giờ lên 11 mới cố học xem sao nên cũng không dám mơ tưởng thi vào khối B. :)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top