Hóa sinh học và ngành thủy sản

Thành viên cũ

Senior Member
Hóa sinh học và ngành nuôi trồng thủy hải sản ngày càng có nhiều sự gắn bó mật thiết

Trong đó dễ thất nhất là trong lĩnh vực nuôi tôm - cá. Xin mời các bạn tham gia thảo luận vấn đề này.

1. Ứng dụng trong việc nuôi tôm
2. Ứng dụng trong việc nuôi cá
3. Điểm mạnh
4. Điểm yếu
5. Tương lai tại VN về sản xuất các sản phẩm hóa sinh ứng dụng

Nhào vô anh em ơi
 
01- tại sao lại xét quan hệ tuyến tính giữa sinh hóa và thủy sản, thế còn di truyền và thủy sản thì sao, rồi sinh học phân tử, sinh học tế bào, rồi thậm chí cả bioinformatics nữa thì sao?

02- Trước khi bắt tay vào thảo luận, bạn có tài liệu chưa? có thể giới thiệu những tài liệu mà bạn hiện có có thể giúp ích cho quá trình thảo luận?

Cái này giống như 1 ông tướng cầm binh ra trận, tại sao lại đánh mặt trận phía Đông mà không là Tây, Bắc hay Nam và cơ số binh sỹ, binh pháp ...?
 
Đọc xong bài của lonxon tôi không thể chấp nhận được.

1. Nói tới mối quan hệ của hóa sinh và thuỷ sản bởi đây là box hoá sinh, các mảng liên quan khác xin mời sang box khác.
2. Thế mỗi lần đưa ra một vấn đề gì để thảo luận lại phải post ra toàn bộ tài liệu mình có cho bạn xem hả bạn? Thế bạn không tính đến ngoài các tài liệu có trong tay, khi thảo luận người ta còn phải dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, vậy có cần phải post ra cho bạn xem kinh nghiệm này do ai truyền dậy, đúc kết ra từ trong hoàn cảnh nào không hả bạn? Mà bạn là ai vậy nhỉ.

Khi một vị tướng cầm quân, việc chọn hướng nào, dùng kế sách gì, với binh sỹ bao nhiêu gọi là quân cơ, đã là quân cơ thì bất khả lộ, nhất là với binh lính mà binh lính cũng không được quền thắc mắc (nếu không là bị tội trảm thủ đấy).
 
Tui đồng ý với Capser!!!
Mối quan hệ giữa Hóa sinh học với các ngành khác quả thực là ngày càng được nhiều người quan tâm....
Nói chung thì mọi ngành đều cần có kiến thức của Hóa sinh bởi vì nó là môn cơ sở mà
Còn thủy sản ah!! VD:: Các sản phẩm hóa sinh có thể giúp tôm ,,cua sinh trưởng tốt hơn hay sinh sản với hiệu suất cao hơn...

Tương lai của ngành thủy hải sản thì còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề.vd: nguồn vốn, đầu ra,/......
Nhưng nói về khía cạnh sinh học thì mình nghí với tốc độ hiện nay thì những ứng dụng của công nghệ sinh học vào đới sóng sẽ khiến cho cac lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ hơn nữa
 
casper said:
Đọc xong bài của lonxon tôi không thể chấp nhận được.

1. Nói tới mối quan hệ của hóa sinh và thuỷ sản bởi đây là box hoá sinh, các mảng liên quan khác xin mời sang box khác.
2. Thế mỗi lần đưa ra một vấn đề gì để thảo luận lại phải post ra toàn bộ tài liệu mình có cho bạn xem hả bạn? Thế bạn không tính đến ngoài các tài liệu có trong tay, khi thảo luận người ta còn phải dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, vậy có cần phải post ra cho bạn xem kinh nghiệm này do ai truyền dậy, đúc kết ra từ trong hoàn cảnh nào không hả bạn? Mà bạn là ai vậy nhỉ.

Khi một vị tướng cầm quân, việc chọn hướng nào, dùng kế sách gì, với binh sỹ bao nhiêu gọi là quân cơ, đã là quân cơ thì bất khả lộ, nhất là với binh lính mà binh lính cũng không được quền thắc mắc (nếu không là bị tội trảm thủ đấy).


neu chi don gian la day la nhom Hoa sinh nen co lien he giua sinh hoa va thuy san thi hay that, gian di that. Vay to se chay sang may box khac va hoi hoi quan he giua DA DANG SINH HOC hay THUC VAT va Thuy san co duoc ko?

Hoi tai lieu de to con ve ma ngam kiu truoc khi thao luan chu; di hoc thay to van dua nhung quyen sach co ban cho ve nha doc truoc roi len lop thao luan ma. Voi lai can phai biet de coi nguoi ta co cam nham tai lieu cua nguoi khac ko chu.
 
Trời đất ơi, thảo luận kiểu gì vậy?
----------------------
Khó có thể tách riêng từng nhóm ngành của sinh học trong nuôi trồng và chế biến thủy sản được, nó rất khập khiễng. Khó mà cân đo đong đếm cho chính xác rằng mỗi chuyên ngành trong sinh học có tỷ trọng bao nhiêu trong ngành thủy sản (nuôi trồng, chế biến và quản lý nguồn lợi thủy sản).
Có nhiều cái mà nó là hóa sinh cũng đúng, là sinh lý cũng đúng, hay còn là cái gì nữa thì cũng chẳng biết được. VD. Việc dùng hormone để điều chỉnh giới tính cho cá rô phi.
--------------------
Nói chung là sinh học có vai trò rất lớn trong ngành thủy sản. Chỉ có thể thấy rõ khi chúng ta thảo luận về vai trò của sinh học phân tử nói chung (di truyền, hóa sinh, vi sinh..........) chứ chẳng thể tách riêng cái gì ra cái gì cả. Ví dụ như việc ứng dụng của kỹ thuật PCR trong chuẩn đoán bệnh thì thuộc về cái gì? Hoặc là tôi xin lấy một ví dụ theo logic mà bạn đang cãi nhau đó là:
Khi tôi mới về đây (ĐHTS), có một cô bé nhờ tôi dùng excel để phân tích số liệu một đề tài, tôi đã "xin bó tay" đơn giản vì khi đi phỏng vấn người dân, cô bé ấy đã ghi quá chi tiết về ngành nghề của họ: Ví dụ nuôi bò và nuôi lợn là hai nghề khác nhau, và tôi không làm sao phân tích để làm nổi bật lên được một nghề nào đó vì có tới mấy chục nghề khác nhau?????????
Tôi cũng rất muốn nghe các bạn thảo luận về vấn đề này, thảo luận về khoa học chứ không phải là chuyện đưa "binh pháp" ra đây, tôi chẳng hiểu gì về binh pháp đâu.
-------------------
Có lẽ chúng ta nên tập trung vào những vấn đề này thì hơn (theo quan điểm của tôi), đừng bắt bẻ nhau theo kiểu như vậy, ok.
1. Vai trò của sinh học phân tử trong việc chọn tạo giống của các đối tượng thủy sản.
2. Những ứng dụng của sinh học trong việc sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi trồng thủy sản: thức ăn, vacine, các biện pháp chuẩn đoán và điều trị bệnh.
3. Những nghiên cứu ứng dụng của sinh học trong việc chế biến bảo quản các sản phẩm nuôi trồng.
4. Vấn đề ứng dụng của sinh học trong việc xử lý ô nhiễm nguồn nước do hoạt động nuôi trồng gây nên.
-----------------
Còn vấn đề ứng dụng của sinh thái trong nuôi trồng và quản lý nguồn lợi thủy sản thì tôi sẽ viết một bài trong box của sinh thái trong một thời gian gần đây.
Rất mong nhận được các ý kiến của các bạn về vấn đề này.
 
Thế này mới là 1 người biết về sinh học và thủy sản. Nói cụ thể là phải biết xét cái riêng trong cái tổng thể và gom nhiều cái riêng thành cái tổng quát.
 
Có một ứng dụng tương đối là thông dụng giữa hóa sinh và thủy sản đó là người ta đã điều chế các lọai enzym để kích thích sự tăng trưởng của tôm và tăng khả năng kháng dịch bệnh.
 
biochimie said:
Có một ứng dụng tương đối là thông dụng giữa hóa sinh và thủy sản đó là người ta đã điều chế các lọai enzym để kích thích sự tăng trưởng của tôm và tăng khả năng kháng dịch bệnh.

Đó là Hormone chứ kô fải enzyme; lấy từ mấy sản phẩm phụ tùng thừa thải của lò mổ, nó kích thích tôm tăng trưởng nhanh, trước khi virus phát bệnh thì người ta thu họach tôm rồi, nên con tôm có kịp lâm bệnh đâu mà nói nó tăng khả năng kháng dịch.
 
Trong các loại chế phẩm nuôi tôm, có một loại là hỗn hợp Vitamin, nhưng các loại vitamin rất dễ bị biến tính ngoài môi trường nên người ta có biện pháp bao gói đặc biệt các vitamin này lại. Theo các bác thì có biện pháp nào khác không và có thể dùng chất gì để bao gói cái bọn vitamin đỏng đảnh này?
 
Chế phâ?m vitamin được đóng thành gói dạng bột hòa tan, cũng có thể bảo quản bằng cách cố định (giống như cố định enzyme)
 
Mối liên hệ giữa Hóa sinh hoc va Thủy sản không chỉ dừng lại ứng dụng trong quá trình nuôi tôm.
Theo tôi, mối liên hệ này có thể xét trên một số khía cạnh sau:
- Về nguyên liệu: Thủy sản cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất các chế phẩm sinh học. Ưu điểm của nguồn nguyên liệu này không chỉ cạnh tranh về giá cả (đa phần là các phế phụ phẩm của công nghiệp chế biến thủy hải sản) mà thủy sản còn cung cấp các nguồn nguyên liệu độc nhất đặc thù mà các ngành khác không thể cung cấp được (ví dụ để sản xuất chitin, chitosan và các chế phẩm từ nó không thể không xuất phát từ nguồn nguyên liệu giàu các thành phần này như vỏ tôm, cua ..). Từ da cá chúng ta có thể sản xuất gelatin, từ mỡ cá có thể sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp...
- Về công nghệ: hóa sinh giúp cải thiện đáng kể quá trình bảo quản, và chế biến thủy hải sản. việc bổ sung các chế phẩm enzym hoặc các vi sinh vật sinh tổng hợp enzym mạnh dể rút ngắn thời gian sản xuất nước mắm, tăng cường độ đạm và hoặc tăng hương cho các sản phẩm chế biến cá. Hóa sinh học cũng cung cấp những kiến thức có giá trị đẻ ccác nhà công nghệ thực phẩm áp dụng vào trong quá trình tạo ra các sản phẩm mới từ thủy sản, ví dụ sản xuất surimi. Hóa sinh học cũng cung cấp những kiến thức vô cùng cần thiết đẻ áp dụng trong quá trình xử lí môi trường nuôi trồng thủy sản: ứng dụng enzym (chế phẩm vi sinh sinh tổng hợqp các enzym thủy phân) để xử lí các thức ăn dư thừa và các chất thải gây nhiễm bẩn môi trường nuôi, góp phần hạn chế bệnh tôm mắc phải.
- khía cạnh khác (kinh tế...): ccác chế phẩm hóa sinh được áp dụng trong xửt lí các chất thải nông nghiệp, sản xuất chế phẩm thức ăn gia súc làm giảm chi phí thức ăn, tăng hiêuk quả kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản..
- Còn một số khía cạnh khác, mong các bạn cùng trao đổi
- Về n
 
Ngay từ đầu, itecom đã đặt ra những vấn đề của chủ đề nhưng còn rộng và chưa cụ thể. Ví dụ: điểm mạnh, điểm yếu của ứng dụng hóa sinh trong nuôi trồng thủy sản hay nuôi cá, nuôi tôm? Chế phẩm sinh học (?). Chúng ta thảo luận từng vấn đề cụ thể, chuyên môn hơn. Sau đó có những đánh giá tổng thể. Nếu cùng các bạn đồng ý thì itecom nêu từng vấn đề cụ thể. Ví dụ sử dụng hormone để biến đổi giới tính cá vậy.
 
Tôi thấy mỗi người 1 quan điểm, nhưng túm lại là ai cũng có ý của mình cả.
chúng ta đều nhận thấy là ngành sinh học rất rộng lớn phải không nào???
Vấn đề về nuôi trồng thủy sản thì vô bờ lắm. ttôi có biết chút ít về ngành nuôi tôm. Nếu ai có nhu cầu gìthì cứ haỏi nhé.
Tui sẳn sàng giúp đỡ.
Ah ma quên mất, có ai làm về tách chiết các acid béo không no có trong tảo không nhỉ??
xin chỉ giáo giùm phương pháp nhé?
thanks 8)
 
thật ra tui kô có ý cười chê nhạo báng gì ai. Nhưng kinh nghiệm cho thấy nếu muốn bàn luận thì nên có 1 cái cụ thể, đừng chung chung. Ví dụ bạn định giải quyết ô nhiễm ở đâu nhà máy nào, điều kiện ra sao ... khi đó xúm vô mà giải quyết chứ nói chung chung thì ok, mở sách ra đầy nhóc kia kìa.

pp tách chiết acid béo kô no trong tảo à, cũng na ná như tách ở mấy đối tượng khác vậy. Một thằng bạn tui đang làm mà nó làm cả tháng rồi kô ra đấy. còn sách à, kô biết vì tui kô hỏi nó.
 
các ông bàn lan man wá
từ nãy giờ toàn là sinh học trong nuôi thủy sản mà khồng cụ thể
ông bàn về chế phẩm sinh học
hay là sản phẩm hóa học như: chlorin, formol
hay enzym va VTM trong thức ăn
tôi đang làm đề tài liên quan đó
nói túm lại là thế này
phân lập tuyển chọn thử hạot tính của một số VSV có lợi cho tiêu hóa (VK Lactic...) rùi thử chế phẩm, phối trộn vcác TP làm sao cho = chế phẩm cho thủy sản?
ai bàn gì thì cụ thể nhé 8)
 
Có ngay có ngay

1. Theo tôi biết trong các loại thức ăn bổ sung người ta thường bổ sung thêm VTM. Vậy làm thể nào để các VTM này ít bị biến tính nhất khi đổ vào ao nuôi?

2. Việc bổ sung các VSV vào ao nuôi cho dù là có lợi thì cũng gây mất cân bằng quần thể VSV trong ao nuôi. Hơn nữa chưa chắc các chủng VSV bổ sung này đã thích nghi được với các điều kiện tại đó. Cho dù có thích nghi được thì cũng chỉ được một vùng nhất định trong khi mục tiêu chế phẩm là bán rộng rãi (thì mới có nhiều lãi chứ). Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì?
 
theo tui được bít thì VTM thường được bao gói bằng các chất béo. nhhư dầu cá, dầu gan mực trước khi trộn với thức ăn
câu này bạn nói cũng đúng, nhưng bạn cũng biết rằng khả năng thích nghi của VSV là rất cao mà
tôi cũng cần các bạn giúp về chuyện này đây
tui đang phân lập trực tiếp các VSV trong ruột vật nuôi (tôm cá..) rùi thử hoạt tính so sánh với các chủgn nhập ngoại
nhưng kiến thức còn yếư kém ai có tài liệu về Probiotic cho minh với 8)
đó phải thảo loạn cụ thể như casper chứ
hoan hô hoan hô :D
 
theo tui được bít thì VTM thường được bao gói bằng các chất béo. nhhư dầu cá, dầu gan mực trước khi trộn với thức ăn

Bạn được biết hay bạn đã từng làm rồi?

câu này bạn nói cũng đúng, nhưng bạn cũng biết rằng khả năng thích nghi của VSV là rất cao mà

Cao thì cao cũng cần thời gian để thích nghi, đấy là còn chưa nói đến sự cạnh tranh của bọn vsv bản địa. Do vậy theo tôi biết trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại chế phẩm nhưng chưa loại nào nổi trội lên hẳn. May thì tốt, nhưng đến vụ sau lại kém, không biết sao nhỉ. Ngay cả các chế phẩm của nước ngoài áp dụng cũng không cho hiệu quả cao và ổn định vì lý do này.

Một trong những giải pháp cho vấn đề này là cần áp chế phẩm cho vùng nào thì đến vùng đấy mà phân lập, rồi làm giàu bọ có ích lên, tạo chế phẩm rồi áp dụng cho vùng đó (mỡ nó gián nó ý mà). Hiệu quả chắc chắn sẽ cao nhưng tốn công và chi phí.

Bạn có cách nào khác không?

ai có tài liệu về Probiotic cho minh với

Vào Pubmed mà tìm, thiếu gì. Cái này cũng đang là vấn đề khá thời sự ở Việt Nam. Bạn nói cụ thể hơn về tài liệu cần đi.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top