Lý do dẫn đến sự da dạng các loài chuối

Bạn cũ (4)

Senior Member
hỏi 1 câu động trời mây nước:
cây chuối không sinh sản hữu tính (hình như đa số không có hạt) chỉ nảy chồi ở gốc (sinh sản sinh dưỡng - cây con y chang cây mẹ). tại sao lại có nhiều giống chuối như thế? làm cách nào gien của nó bị thay đổi?><
 
thế bạn đã nghe qua khái niệm: Cách ly địa lý hay đã từng đọc qua về Cơ chế phát sinh lòai mới chưa???
 
cây chuối không sinh sản hữu tính (hình như đa số không có hạt) chỉ nảy chồi ở gốc (sinh sản sinh dưỡng - cây con y chang cây mẹ). tại sao lại có nhiều giống chuối như thế? làm cách nào gien của nó bị thay đổi?><

ai bao cậu là chuối không sinh sản hữu tính
 
glass said:
hỏi 1 câu động trời mây nước:
cây chuối không sinh sản hữu tính (hình như đa số không có hạt) chỉ nảy chồi ở gốc (sinh sản sinh dưỡng - cây con y chang cây mẹ). tại sao lại có nhiều giống chuối như thế? làm cách nào gien của nó bị thay đổi?><

Tui hỏi thật bạn là câu hỏi này từ đâu mà ra vậy? Đọc sách, thầy cô hỏi hay tự bạn nghĩ ra???

Tôi kô biết bạn học đến lớp mấy, nhưng ít ra là bạn có 1 cái đầu biết logic, tức là biết gắn kết 3 sự kiện:

- chuối mọc cây con bằng con đường sinh sản vô tính nghĩa là ít hay kô biến đổi di truyền
- lòai mới hình thành qua sự biến đổi di truyền (và còn nhiều thứ khác)
- nhiều lòai chuối

Đây là một dạng suy nghĩ logic theo kiểu tam đọan luận mà đúng ra SV ?phải mắm thật vững, tiếc là chẳng mấy SV chịu hiểu nó để áp dụng vào cái sự học của họ.

Câu trả lời của bạn nằm ở phần mà tôi gỏi ngược lại đấy: Cơ chế hình thành lòai mới qua cách ly địa lý.

VN là một trong những cái nôi của cây chuối đấy.
 
^^ câu này glass đố cô giáo ấy chứ!
glass học lớp 12 (đầu năm, nhưng sách thì ngồi nhà đọc hết rùi)

glass vẫn không hiểu! cách ly dịa lí có nghĩa gì khi bọn chúng hoàn toàn không giao hữu tính với nhau?
 
glass said:
^^ câu này glass đố cô giáo ấy chứ!
glass học lớp 12 (đầu năm, nhưng sách thì ngồi nhà đọc hết rùi)

glass vẫn không hiểu! cách ly dịa lí có nghĩa gì khi bọn chúng hoàn toàn không giao hữu tính với nhau?


Tôi cũng đóan glass mới là học sinh.

Cách ly địa lý là hiện tượng mà một quần thể trong quá trình di cư tìm nơi cư trú bị các yếu tố địa lý làm cho quần thể này bị phân tán và không lai với nhau được, tiến trình này kéo dài rất tính theo đơn vị trăm năm từ đó dẫn đến sự hình thành lòai mới (nhớ mấy anh chị em làm về bioderversity bổ sung cho đúng)

Lấy 1 ví dụ thế này để bạn dễ hiểu. Sau khi một núi lửa phun trào, cái miếng nó tóat ra sâu hoắm, quá trình phong hóa diễn ra kéo dài theo thời gian, dần dần biến cái miệng núi lửa thành cái hồ nhưng mà cái hồ này không giao thương với bên ngòai.

Một ngày đẹp trời nào đó, có 2 cặp ếch núi đi tham quan. Chẳng may một cặp ếch núi xảy chân lọt tỏm xuống cái hồ này. Còn cặp ếch kia thì sợ xanh mặt nhưng không cách chi cứu được cặp ếch bị lọt.

Cặp ếch kia ra về mà lòng buồn khôn tả, rồi thì chúng sinh con đẻ cái. Nhà chật, người đông chúng phải kiếm tiền mua nhà mới ở mấy vùng khác, để cỏn có đất đai cho con cái sinh sống.

Tội nghiệp cặp ếch bị lọt xuống miệng núi lửa, không cách chi leo lên được, nhưng mà may mắn dưới này có đủ nước, lại có ít thức ăn, lại gặp thêm vài cặp ếch khác cũng bị lọt xuống đây từ lâu lắm rời. Thôi thì có sẵn đồ ăn thức uống, lại cũng không cô độc đơn phương, chúng đành chấp nhận ở lại, tập quen với điều kiện mới.

Và rồi chúng cũng đẻ cái sinh con. Con chúng sinh ra thì quanh dđi quẩn lại chỉ tòan mấy nhà lân cận, làm gì còn điều kiện mà lựa chọn, lại dựng vợ gả chồng.

Hồ nước cứ vậy mà phát triển một bầy ếch. Nhưng bầy ếch này qua thời gian đã thay đổi khá nhiểu về tập tính sống ... so với lũ ếch trên núi.

và cứ thế cứ thế

Cuối cùng, lũ ếch dưới hồ trở thành một lòai ếch mới so với lòai ếch trên núi.

Đó là một ví dụ về cách ly địa lý cho ra lòai mới.

Chuối có sinh sản hữu tính em à.
 
xin lỗi cả nhà vì tớ đang đi công tác nên sẽ post chi tiết chủ đề này sau. Nếu bạn nào đã học chuyên đề Địa lý sinh vật do GS. Lê Vũ Khôi dạy thì cũng có thể trả lời được về các cơ chế hình thành loài mới trong đó có cách ly địa lý:

glass vẫn không hiểu! cách ly dịa lí có nghĩa gì khi bọn chúng hoàn toàn không giao hữu tính với nhau?

Vật cản địa lý vốn đã có trong tự nhiên rồi, hiển nhiên chẳng có ai thích bị ngăn sông cấm chợ cả, tự nhiên nó đã có những vật cản như vậy khiến cho loài bị chia năm xẻ bảy thành những quần thể bị cách ly với nhau! còn việc có sinh sản hữu tính hay không sinh sản hữu tính không liên quan gì tới chuyện cách ly cả.
 
glass nó quên phần cách ly địa lý rồi, khương giải thích thêm cho em nó hiểu, nếu tìm thấy ví dụ về cây chuối thì tốt quá :D

thằng bé này tuy chọc giận tui ban đầu nhưng thực sự nó suy nghĩ có logic đấy, hơn xa nhiều tay khác tuy làm về sinh nhưng không có học chút nào, và tin chắc trong tương lai nó sẽ vượt mấy tay này, Khương giúp nó đi

P/S: chỗ này đang nói chuyện nghiêm túc, ai ngứa mồm ngứa miệng hay bị nhột và muốn chửi tui thì qua cái thread mở sẵn kia nghen.
 
em đang đi công tác nên trong tay không hề có một binh khí gì cả, hơn nữa internet chỗ này cũng không được tốt lắm, đề khi quay về Nha Trang em sẽ trả lời đầy đủ hơn, glass mới học lớp 12 nên còn nhiều cái cần học bây giờ, thời gian nữa tham khảo cũng chưa muộn đâu!
 
Chuối có sinh sản hữu tính em à.

chuối có trái, có thụ tinh, nhưng galss chưa nghe ai lấy cái hạt đó đem gieo mà mọc thành cây chuối con cả!!!(^^)(đúng không vậy?)
hơn nữa, đa số các cây chuối đều có trái mà không có hạt (><)

(chắc có lẽ glass ngốc lắm ><)
 
chuối có trái, có thụ tinh, nhưng galss chưa nghe ai lấy cái hạt đó đem gieo mà mọc thành cây chuối con cả!!!(^^)(đúng không vậy?)
hơn nữa, đa số các cây chuối đều có trái mà không có hạt (><)

(chắc có lẽ glass ngốc lắm ><)

em không ngốc đâu!

Em đã bao giờ thấy cây tre có hoa chưa, anh thì thấy rồi, anh thấy cả "rừng tre" nở hoa đấy, đẹp ghê! Nhưng tại sao khi em trồng tre ở nhà thì nó lại không ra hoa!

Em đã bao giờ được ăn một quả chuối rừng chưa, nó không ngọt được như cây chuối nhà đâu mà thậm chí còn rất chát và nhiều hạt!
Em thử tìm hiểu hay hỏi cô giáo xem giữa chuối nhà và chuối rừng khác nhau ở chỗ nào, nguyên nhân nào dẫn tới sự khác nhau đó và tại sao người ta lại không trồng chuối bằng hạt!
 
Trả lời câu hỏi của glass : Nếu bạn chạy xe Honda tốt, và có tiền đổ xăng, thì bạn có chịu chạy xe đạp ko? Sinh sản sinh dưỡng tốt hơn nhiều trong việc duy trì nòi giống và bảo vệ nguồn gen, điều đó giải thích tại sao cây chuối (cây tre và nhiều cây khác nữa) ít khi ra hoa dù rằng nó có thể. Ngoài ra, qua quá trình khai thác của con người, chọn lọc nhân tạo làm .... tiệt giống , khiến cho cây chuối nhà mất luôn khả năng sinh sản hữu tính (bị thóai hóa).
 
Nếu bạn chạy xe Honda tốt, và có tiền đổ xăng, thì bạn có chịu chạy xe đạp ko?

Đừng trả lời không trực tiếp như vậy, trừu tượng lắm!

Sinh sản sinh dưỡng tốt hơn nhiều trong việc duy trì nòi giống và bảo vệ nguồn gen

Vậy bioledge hãy giải thích giùm anh là tại sao khi người ta trồng chuối thì càng về sau những cây con cháu được sinh ra bằng cách mọc chồi từ cây ban đầu lại còi cọc và quả bé hơn (nhà anh cũng đã từng trồng rất nhiều chuối).

điều đó giải thích tại sao cây chuối (cây tre và nhiều cây khác nữa) ít khi ra hoa dù rằng nó có thể.

Chỉ có cây tre ít khi ra hoa thôi và sau khi ra hoa một thời gian thì nó chết, còn cây chuối mà ít ra hoa thì làm gì có quả chuối bán ở chợ nhiều đến thế, nó vẫn ra hoa và ra quả nhưng chỉ có điều là chuối trồng thì khác với chuối trong tự nhiên (quan trọng nhất là khác ở bộ NST và anh vẫn đang chờ glass hồi âm xem nó khác ở chỗ nào).

Ngoài ra, qua quá trình khai thác của con người, chọn lọc nhân tạo làm .... tiệt giống , khiến cho cây chuối nhà mất luôn khả năng sinh sản hữu tính (bị thóai hóa).

cái ý này em nói cũng không chính xác!
 
chuối không bị thoái hóa khi tự nảy chồi vì cái mà chúng ta thấy - và gọi là "cây" chuối chỉ là 1 cành của nó thôi!
thân cây thật sự chính là cái mà ta gọi là củ chuối
glass nhận ra điều này khi quan sát cái "thân" của nó: toàn là các bẹ lá hợp thành!

còn chuối tự nhiên khác chuối nhà ở bộ NST ra sao thì glass quả thực không biết!
nghe đâu chuối dễ bị đột biến và người ta đã lợi dụng điểm này để làm 1 số "thứ kinh dị" với bộ NST của nó (><)
 
á! bị hớ rồi!
Vậy bioledge hãy giải thích giùm anh là tại sao khi người ta trồng chuối thì càng về sau những cây con cháu được sinh ra bằng cách mọc chồi từ cây ban đầu lại còi cọc và quả bé hơn (nhà anh cũng đã từng trồng rất nhiều chuối).
có lẽ do hệ rễ yếu hơn cây chủ chăng?
 
glass cứ tìm hiểu những câu hỏi đó đi nhé, anh sẽ dịch một ít từ encyclopedia về cây chuối cho những ai quan tâm:
Chuối: những thông tin chung (General information)
Giới thực vật: Plantae
Ngành hạt kín: Magnoliophyta
Lớp một lá mầm: Liliopsida
Bộ gừng: Zingiberales
Họ chuối: Musaceae
Chi: Musa

Chuối (banana) là tên gọi chung cho những loài thuộc chi Musa và quả của chúng. Chuối là những loài thân thảo lớn nhất. người ta cho rằng nó là cây bản địa của vùng nhiệt đới châu Á. Tuy nhiên, ngày nay nó được trồng rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới. ?Chuối có lá rất rộng giống như những cây dạng cọ, những gốc lá trùm lên nhau tạo thành thân giả. Khi cây trưởng thành, thân thật mọc từ gốc, xuyên qua phần giữa thân giả, nhú ra ở ngọn cây. Ở ngọn chúng sinh ra các hoa đực và hoa cái. Hoa cái phát triển thành quả chuối, các quả chuối như những ngón tay tạo thành một "nải chuối". Chuối chỉ ra hoa một lần và bị chặt đi sau khi người ta thu hoạch quả. Hạt chuối (nhà) bất thụ; các rễ từ thân rễ của chúng được dùng để nhân giống.
Năm 2002, người ta đã thu hoạch được trên 68 triệu tấn chuối quả và đem bán trên thị trường thương mại thế giới khoảng 12 triệu tấn. Ecuador, Costa Rica, Colombia và The Philippines là những nước đã xuất khẩu trên 1 triệu tấn.

Lược sử về chuối
Chuối được đề cập đầu tiên trong sách phật giáo vào khoảng năm 600 trước Công nguyên (BC). Alexander Đại Đế đã phát hiện ra hương vị tuyệt vời của chuối tại thung lũng Ấn Độ vào năm 327 BC. Các tư liệu về trồng trọt chuối có thể được tìm thấy ở Trung Hoa vào những năm 200 sau Công Nguyên (DC). Vào năm 650 AD, những người đạo hồi đã mang chuối về Palestine. Những thương gia Arab thậm chí còn mang chuối tới tân Châu Phi.

Vào năm 1502 AD, thực dân Bồ Đào Nha bắt đầu mang chuối tới trồng tại vùng Caribbean và Trung Mỹ.
 
Đặc tính của chuối
Quả chuối rất đa dạng về kích cỡ và màu sắc. Chuối chín rất dễ bóc vỏ và có thể ăn sống hay nấu chín. Phụ thuộc vào từng loại chuối và độ chín của quả, thịt quả có thể bở (nhiều tinh bột) hay ngọt, có thể cứng hoặc mềm. Chuối cây và chuối xanh có thể được dùng để nấu nướng, chúng là sản phẩm chính của người dân một số vùng nhiệt đới.

Trong khi chuối tự nhiên có hạt khá to thì các loại chuối không hạt hay chuối tam bội đã được chọn để trồng trọt. Chúng là những cây sinh sản sinh dưỡng bằng các chồi.
Đường chuối rất đa dạng và được sử dụng phổ biến ở các nước ôn đới. Chúng được nhập khẩu với số lượng lớn từ các nước nhiệt đới nơi mà chúng rất phổ biến và được thu hoạch quanh năm. Trong thương mại toàn cầu, Cavendish là giống quan trọng nhất trong các giống chuối trồng trọt, nó chiếm một lượng lớn trong tổng số chuối xuất khẩu bên cạnh các vùng nhiệt đới.

thôi chiều thứ 7 rồi, nghỉ cuối tuần thôi.

Have nice weekend!
 
Biolegde nghĩ rằng, chỉ đơn gỉan vì số cây chuối quần tụ ngày càng nhiều trên cùng một mảnh đất đương nhiên sẽ làm giảm lượng chất dinh cưỡng cho cụm đó.
Ngoài ra, (nếu dinh dưỡng đựơc bổ sung đầy đủ), việc có quá nhiều "cây" (cành) với cùng một hệ rễ nhất định là sẽ làm cho chúng "èo uột".
Chỉ giải thích được thế thui ạ.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top