Sự thức giấc của những thiên thần họ Nymphalidae

Phùng Mỹ Trung

Senior Member
Sự thức giấc của những thiên thần họ Nymphali

SỰ THỨC GIẤC CỦA NHỮNG THIÊN THẦN HỌ NYMPHALIDAE

Khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống, những giọt nước như tắm gội cái nóng nực, bụi bặm của những tháng dài mùa khô, khô hạn. Những loài thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu – Đồng Nai sau bao tháng ngày khô khát như chợt bừng tỉnh. Trên cây Dipterocarpus alatus những chiếc cành cây khô khẳng khiu đua nhau đâm chồi nảy lộc. Những bông hoa Lagerstroemia speciosa đầu mùa khoe sắc trên khắp các cánh rừng phục hồi, cả khu rừng như được bao trùm bởi sự hồi sinh. Tạo hoá đã dâng tặng cho chúng những cơn mưa để làm đẹp cho đời, cho người và cho muôn loài. Hoà quyện vào cái không gian sôi động ấy những thiên thần thuộc họ Nymphalidae cũng bắt đầu chui ra khỏi cái “TÚI NGỦ KHÔ” sau bao ngày trằn trọc.
Đầu tiên nàng Parthenos sylvia thức dậy sớm nhất, trên khuôn mặt ngài ngủ của nàng vẫn còn đọng những hạt phấn, đôi cánh mỏng manh xinh đẹp của nàng cứ dài dần ra như một sự ban tặng của tạo hoá, những cơn gió nhẹ thoáng qua làm đôi cánh của nàng khô và cứng cáp hẳn lên. Nàng tự nhủ “Chao ôi mình xinh quá”. Bên cạnh nàng Parthenos sylvia xinh đẹp được mệnh danh là hoa hậu của họ Nymphalidae là một chàng Moduza procris mạnh mẽ nhất của những cánh rừng mưa nhiệt đới đang chui ra khỏi cái hốc cây Andina cordifolia. Có lẽ cơn đói cồn cào và bản tính hung hăng của chàng Moduza procris muốn khám phá chinh phục vùng đất mà cha mẹ của chàng đã tin tưởng giao phó. Rồi chàng sẽ kiếm cho mình một nàng Moduza procris xinh đẹp nhất cánh rừng để đưa nàng về dinh và dập dìu trong nắng, cùng uống những giọt mật ngọt ngào trên những bông hoa của loài Uncaria rhynchophylla, Mussaenda frondosa. Cuối cùng chuyện gì đến cũng phải đến. Bên nhau ân ái chúng sẽ hoà mình vào nhau, vào cùng đất trời để “ĐỜI SAU HỮU THỤ” để sinh ra những hậu duệ xấu xí, tham ăn đến rợn người nhằm thoả mãn sự đói khát của vòng đời mà tạo hoá đã bắt chúng phải cam chịu trên thế gian này.
Họ Nymphalidae (Bướm giáp) thuộc bộ Lepidoptera (cánh vẩy), Lớp Insecta (Côn trùng) có hầu hết các đại điện của chúng phân bố trên khắp các vùng trên thế giới, với hơn 8000 loài. Là một trong những họ lớn trong thượng họ Papilionoidea và n\mức độ đa dạng về loài của chúng lớn nhất trong thượng họ này. Vì vậy một số các nhà phân loại đã phân chia nhiều phụ họ này thành những họ riêng biệt như Danaidae, Nymphalidae, Satyridae  … Gống nhỏ nhất trong họ này là Dynanine, sải cánh chỉ 25 mm nhưng giống có sải cánh lớn nhất thuộc về Charaxes dài hơn 130mm. Một vài loài được cho là có màu sắc đẹp nhất thuộc họ này với đủ các màu hoa văn sặc sỡ và sải cánh rộng… Tuy nhiên một đặc điểm chính, nổi bật nhất để nhận biết khi phân loài họ này là sự thoái hoá của chân trước khiên cho 2 chân trước của họ này hoàn toàn không có chức năng di chuyển. Vì vậy các nhà phân loại học Lepidoptera hiện nay đầu có xu hướng xếp những họ nhỏ thành các họ phụ chung trong một họ lớn là Nymphalidae. Phân loại học, sinh thái học cũng như tất cả các đặc tính khác của họ này đều đa dạng và phức tạp hơn những họ khác. Các họ phụ của họ Nymphalidae được nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu được chia thành 4 họ phụ và trong 4 họ này thì họ phụ Nymphalinae  có số lượng loài lớn nhất, đa đạng nhất và có những tính chất điển hình nhất như sau:

Moduza.jpg


1. Họ phụ Nymphalinae gồm 23 loài
2. Họ phụ Satyrinae gồm 07 loài
3. Họ phụ Danainae gồm 15 loài
4. Họ phụ Amanthusiinae gồm 01 loài
Trứng của họ Nymphalidae khá đa dạng so những họ khác như Papilionidae, Hesperiidae, Satyridae … Vì trứng thường có rãnh, gờ viền bên ngoài vỏ (ngoại trừ họ phụ Satyrinae  có hình cầu) Màu sắc rất đa dạng như trắng, trắng vàng, vàng, lục, nâu … Đối với ấu trùng hình dạng của họ này cũng rất đa dạng. Điểm đặc trưng nhất của ấu trùng họ này là chân giả có các móc xếp thành bộ ba. Căn cứ vào hình dạng ấu trùng ta có thể nhận diện các đại diện như sau:
Ấu trùng toàn thân phủ những gai cứng scolus phân nhánh thuộc họ phụ (Nymphalinae, Acraeinae)
Ấu trùng toàn thân nhẵn nhưng ngoài lưng có những sợi dài từ 2 đến 4 cặp (Danainae)
Ấu trùng đầu có 2 “sừng” dài, đốt bụng cuối cùng không xẻ làm hai (Amanthusiinae)
Ấu trùng đầu có 2 “sừng” dài, đốt bụng cuối cùng xẻ làm hai (Satyrinae)
Hầu như nhộng của họ Nymphalidae khác hoàn toàn với các họ khác trong bộ Cánh vẩy Lepidoptera là không có dây tơ (girdle) đeo ngang phần ngực như nhộng của các họ bướm khác. Nhộng chỉ bám vào giá thể Cremaster (móc hậu môn) Cũng giống như ấu trùng hình dạng của nhộng thuộc họ này cũng rất đa dạng.

Khu hệ bướm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu là khu hệ bướm nhiệt đới thuộc vùng Đông nam châu Á được phân chia bởi hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Do vậy sự thay đổi hình dạng bên ngoài do điều kiện khí hậu phụ thuộc vào mùa là chủ yếu, mà hai yếu tố căn bản nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Hầu như các thế hệ của họ Nymphalidae sinh ra vào mủa mưa có màu sắc rõ rệt hơn, sậm màu hơn và dễ nhận hơn trong khi các dạng mủa khô có màu sáng hơn với các vệt màu trên cánh ít rõ. Trong quá trình điều tra, phân loại đánh giá trong nhiều năm nhận thấy. Sự thay đổi về kích thức của họ Nymphalidae là một tất yếu. Các cá thể mùa mưa thường lớn hơn các cả thể mùa khô vì mùa mưa hệ thực vật ở đây phát triển tốt hơn, ấu trùng các loài bướm có đầy đủ thức ăn hơn nên phát triển thành những cá thể lớn hơn. Rõ ràng nhất ở các cá thể thuộc họ phụ Danainae và một yếu tố nữa là số lượng các cá thể mùa mưa rất đông so với mùa khô. Đặc biệt loài Vindula erota thường tập trung rất đông để hút chất thải của các loài Viverricula indica, Paradoxurus hermaphroditus hay phân của các loài thuộc họ Cervidae.  Những hình ảnh dưới đây minh chứng cho điều này.

vindula.jpg


Đối với các tập tính bầy đàn của họ Nymphalidae là một trong những đặc điểm rất rõ rệt. Hầu hết những loài thuộc giống Euploea thường tập trung thành những đàn nhỏ từ 8 –10 cá thể, đôi khi gặp những đàn đến vài chục con, thậm chí cả hàng trăm con. Chúng thường sống trong một khu vực xác định với hai hoặc ba loài khác nhau để tạo thành một đàn. Ở khu Bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu những loài sống chung thành từng đàn gồm Euploea mulciber, Euploea modesta, Euploea harrisi. Đôi khi một số cả thể của loài Danaus vulgaris. Cũng sống chen vào các cuộc thưởng ngoạn thức ăn.
Sự thay đổi về màu sắc cánh theo mùa của họ Nymphalidae được chia thành 2 nhóm. Những loài không thay đổi hoặc thay đổi rất ít không nhận thấy được gồm Moduza procris, Tanaecia julii , Parthenos sylvia, Cethosia cyane, Polyura athamas, Neptis clinia, Euthalia aconthea…Những loài thay đổi độ đậm, nhạt sắc cánh giữa hai mùa gồm Cyrestis thyodamas, Junoma almana, Junomia atlies... Về mặt sinh tồn thì việc thay đổi hình thái của những loài thuộc họ Nymphalidae ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu – Đồng Nai là nhằm mục đích bảo tồn sự sống của chúng một cách tốt nhất. Vào mùa mưa khi nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện tự nhiên lý tưởng cho sự phát triển và sinh sản của chúng , thì màu sắc các loài trở nên rõ rệt và nổi bật hơn vì màu sắc rất cần thiết cho sự thu hút bạn tình giữa chúng nhằm giao phối và sinh sản nhiều hơn. Ngược lại mùa khô chính là lúc chúng cần thiết phải ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù cũng như bảo tồn loài.
Vai trò thụ phấn của họ Nymphalidae không rõ như các loài bướm thuộc họ khác (Papilionidae, Pieridae, Hesperidae…) và chí đóng vai trò thụ phấn cho một số loài thực vật có hoa nhỏ, đĩa mật không sâu vì chúng có kích thước khá lớn nên chúng không có khả năng chui sâu vào những bông hoa lớn để hút mật mà chỉ sử dụng vòi hút vươn dài ra hút mật hoa. Loài thuộc họ phụ Danainae thường hút mật các loài thuộc họ Cúc Asteraceae,
Các loài thuộc họ Nymphalinae là những loài đẻ trứng rất rải rác với số lượng không nhiều lắm nên hầu như chúng không gây hại cho cây ký chủ của ấu trùng. Một số loài đẻ trứng tập trung như Cathosia cyane … và sự xuất hiện đồng loạt một số lượng lớn ấu trùng trên một cây ký chủ nên có thể có những gây hại đáng kể. tuy nhiên chưa có bất cứ ghi nhận nào trở thành đại dịch đối với ấu trùng của họ này gây ra cho đến nay.
Neptus.jpg

Những cơn mưa rừng bất chợt đổ xuống  và  cũng nhanh chóng ngưng lại như cái bất chợt đến nhanh của nó. Những tia nắng mặt trời hừng lên. Từng đàn Euploea xinh đẹp như như những vũ công đang dập dờn bên bờ suối và những vũng nước đục ngầu của cơn mưa rừng. Giờ này chàng Moduza procris dũng mãnh đang lang thang dạo chơi bên những bông hoa Uncaria rhynchophylla, thỉnh thoảng chàng đưa chiếc vòi cong cong của mình, vào không gian đầy ắp mùi hương đầu mùa, như đang tìm kiếm “MỘT NỬA KIA CỦA MÌNH” và một sự thật hiển nhiên là chàng đang là một trong những chủ nhân của những cánh rừng phục hồi của Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu. và dù một ngày kia trước khi từ dã cõi đời chàng sẽ để lại cho đời thật nhiều những hậu duệ cường tráng như bao đời dòng họ của nó. Ngày dài tiếp nối ngày dài những loài bướm thuộc họ Nymphalinae sẽ là một phần tất yếu không thể thiếu được để trang điểm cho nét vẽ thiên nhiên muôn màu, nhiệm màu của chúng ta.


PHÙNG MỸ TRUNG - Cục Hải quan Đồng Nai
 
Wow ..hay quá anh Trung !!! anh viết thật là hay và lãng mạn ? :p ?...anh Trung chụp hình cũng thật đẹp và sắc nét !
 
một bài viết giống như một phóng sự tài liệu trên HTV ấy ^^
Khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống, những giọt nước như tắm gội cái nóng nực, bụi bặm của những tháng dài mùa khô, khô hạn. Những loài thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu – Đồng Nai sau bao tháng ngày khô khát như chợt bừng tỉnh. Trên cây Dipterocarpus alatus những chiếc cành cây khô khẳng khiu đua nhau đâm chồi nảy lộc. Những bông hoa Lagerstroemia speciosa đầu mùa khoe sắc trên khắp các cánh rừng phục hồi, cả khu rừng như được bao trùm bởi sự hồi sinh. Tạo hoá đã dâng tặng cho chúng những cơn mưa để làm đẹp cho đời, cho người và cho muôn loài. Hoà quyện vào cái không gian sôi động ấy những thiên thần thuộc họ Nymphalidae cũng bắt đầu chui ra khỏi cái “TÚI NGỦ KHÔ” sau bao ngày trằn trọc.
Đầu tiên nàng Parthenos sylvia thức dậy sớm nhất, trên khuôn mặt ngài ngủ của nàng vẫn còn đọng những hạt phấn, đôi cánh mỏng manh xinh đẹp của nàng cứ dài dần ra như một sự ban tặng của tạo hoá, những cơn gió nhẹ thoáng qua làm đôi cánh của nàng khô và cứng cáp hẳn lên. Nàng tự nhủ “Chao ôi mình xinh quá”. Bên cạnh nàng Parthenos sylvia xinh đẹp được mệnh danh là hoa hậu của họ Nymphalidae là một chàng Moduza procris mạnh mẽ nhất của những cánh rừng mưa nhiệt đới đang chui ra khỏi cái hốc cây Andina cordifolia. Có lẽ cơn đói cồn cào và bản tính hung hăng của chàng Moduza procris muốn khám phá chinh phục vùng đất mà cha mẹ của chàng đã tin tưởng giao phó. Rồi chàng sẽ kiếm cho mình một nàng Moduza procris xinh đẹp nhất cánh rừng để đưa nàng về dinh và dập dìu trong nắng, cùng uống những giọt mật ngọt ngào trên những bông hoa của loài Uncaria rhynchophylla, Mussaenda frondosa. Cuối cùng chuyện gì đến cũng phải đến. Bên nhau ân ái chúng sẽ hoà mình vào nhau, vào cùng đất trời để “ĐỜI SAU HỮU THỤ” để sinh ra những hậu duệ xấu xí, tham ăn đến rợn người nhằm thoả mãn sự đói khát của vòng đời mà tạo hoá đã bắt chúng phải cam chịu trên thế gian này.
cái đoạn này có vẻ văn hoa quá, lại dùng nhiều tên khoa học, nghe không hợp với 1 ghi chép khoa học tí nào
nhưng phải nói là glass thấy được tâm huyết cùng sự cố gắng của anh trong đó
anh có vẻ thích thơ văn nhỉ (^^) ?nhưng dùng từ trong sáng hơn, dễ hiểu hơn sẽ làm bài viết này hay hơn nhiều lắm ? ? ? ?
anh đã thử gửi nó lên cho 1 tờ báo nào đó chưa?
good luck!
 
lại dùng nhiều tên khoa học, nghe không hợp với 1 ghi chép khoa học tí nào
Việc dùng tên khoa học hay tên la tinh là đúng đấy em ạ. Trên thế giới cũng có một vài hệ thống tên gọi sinh vật như hệ thống tên khoa học (tên la tinh), hệ thống tên gọi trong các ngành nông, lâm, ngư (tên gọi theo FAO), nhưng khi viết báo cáo khoa học thì nhất thiết phải dùng tên khoa học vì tên khoa học đó đảm bảo được tính duy nhất (không bị trùng lặp) và thống nhất trên toàn thế giới (không cần phải chú thích thêm cho tên gọi). Các tên gọi khác như tên Việt Nam thì cũng chỉ được coi là tên địa phương thôi (local name).
 
HUHU
HOM QUA EM VAO DIEN DAN VIET MOT BAI EM MUON NEU QUAN DIEM CUA EM THE MA CAC ANH CA CHI XOA BAI CUA EM. EM BUON QUA NEU CO GI CAC ANH CAC CHI GIUP DO CHI BAO EM. EM DAU CO LAM GI DAU ? HAY LA CAC ANH CAC CHI GET EM THI BAO EM DE LAN SAU EM KHONG THAM GIA NUA ???
EM CON NHO CAN PHAI HOC TAP CO SAO EM NOI VAY CA ANH CA CHI CHI DAN EM NHE DUNG GIAN EM.
 
Anh doncry oi ?em có thể sử dụng bài này và hình ảnh cho bài luận của em được không ? em cám ơn anh trước nhé em thích bài viết về bướm này lắm giống như phóng sự truyền hình ấy hihihi mà mấy con bướm của anh có đúng tên không vậy. Em lấy nó đưa lên màn hình nhé ?8O ?8O ?:mrgreen: ?:mrgreen: ?:roll: ?:roll:
hôm qua em cũng bắt được 2 con bướm rất lạ chẳng biết tên là gì nữa. em không có máy chụp ảnh nên em không gửi cho anh được hôm nào em nhờ máy của bác em chụp cho anh và anh viết tên nó luôn cho em nhé. Em thích diễn đàn này lắm
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top