Trong C.nghệ VSV ứng dụng, khâu nào là quan trọng nhất?

Trần Hoàng Dũng

Administrator
Staff member
Trong C.nghệ VSV ứng dụng, khâu nào là quan trọng

Hi everybody,

CHo mình hỏi 1 chút

Trong ngàn công nghệ VSV ứng dụng,khâu nào là quan trọng nhất:
-phân lập chọn giống
- tuyển chọn
-nuôi thử nghiệm và pilot
- giữ giống

Phần nào đựoc coi là con mắt là trái tim của ngành VSV ứng dụng?
 
Xin góp ý với lonxon một chút là bạn nên chú ý đến lỗi chính tả và cách đặt câu hỏi. Bạn hỏi nhiều câu, ở các lĩnh vực khác nhau nhưng viết sai chính tả nhiều và qua ngôn ngữ của bạn tôi thấy dường như bạn đã biết cả các vấn đề đó rồi, bạn hỏi chỉ để hỏi, cứ như thầy giáo kiểm tra trình độ mọi người vậy, không khoái lắm. Thú thật tôi dốt lắm, có sao thì nói vậy để các bạn sửa dùm, qua đó học hỏi thêm chứ không muốn chứng tỏ gì ở đây cả.

Vào vấn đề chính, câu hỏi của bạn rộng lớn quá, tôi biết tới đâu nói tới đó, các bác góp ý nhé. Theo tôi thì khâu nào bạn đưa ra cũng quan trọng cả, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mới có thể nói khâu nào là quan trọng nhất.
Trước hết nói về khâu phân lập và tuyển chọn chủng. Theo tôi trước đây hai khâu này là quan trọng nhất vì chủng giống đóng vai trò quyết định đối với công nghệ. Nếu may mắn thì sẽ phân lập được một chủng “khỏe” không thì còn mệt. Sự cải tiến phương pháp tuyển chọn là bước quyết định để bắt đầu bất cứ nghiên cứu nào trong vi sinh ứng dụng. Điều này là cần thiết cho cả các loài được sử dụng đầu tiên từ khi bắt đầu công nghiệp thực phẩm lẫn các loài đặc biệt hơn được sử dụng trong tổng hợp các chất hoá học và phân hủy sinh học. Nhưng ngày nay với các ngân hàng chủng giống, với kỹ thuật di truyền người ta hoàn toàn có thể biến đổi, tăng cường tính chất cũng như hoạt lực của chủng một cách đáng kể.
Thứ hai là nuôi thử nghiệm và pilot. Đây cũng là một khâu rất quan trọng. Các nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ cơ sở phân tử của các quá ttrình sinh lý học của vi sinh vật, cải tiến về mặt bản chất và điều khiển các con đường trao đổi chất để tăng cường hiệu quả sản xuất các chất chuyển hoá hay các enzyme quan trọng trong công nghiệp. Các nghiên cứu về tham số môi trường ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và hình thái rất cần thiết để điều khiển đáp ứng của vi sinh vật với môi trường trước khi triển khai ở quy mô công nghiệp.
Giữ giống thì lại càng quan trọng vì phân lập và tuyển chọn được một chủng quý rồi, đưa vào sản xuất rồi, tự nhiên… mất giống thế là bao nhiêu tiền của, công sức từ trước đến giờ đổ ra sông bể cả. Nhưng hiện nay các phương pháp giữ giống rất phát triển nên đây không còn là vấn đề trong vi sinh ứng dụng nữa.

Nói một hồi, tôi cũng chả biết cái nào quan trọng nhất cả. Theo lonxon thì khâu nào? Tuy nhiên, trong các vấn đề bạn đưa ra tôi không thấy bạn nói đến khâu sản xuất ở quy mô công nghiệp. Vì tăng quy mô luôn là vấn đề rất… vấn đề trong vi sinh ứng dụng. Thành công trong quy mô pilot chưa thể nói là sẽ thàng công ở quy mô công nghiệp được. Chả thế mà Việt Nam là nước có đa dạng sinh học hàng đầu thế giới, cũng phân lập, tuyển chọn được nhiều chủng mà bọn thế giới nó thèm lắm, nhưng toàn cất tủ lạnh vì chưa thể đưa ra quy mô công nghiệp được.
 
Chào các bạn!

Hiện tại vấn đề chuyên môn tôi đang làm cũng thuộc về lĩnh vực công nghệ VSV. Chính xác là sử dụng công nghệ sinh học trong xử lý môi trường. Câu hỏi của bạn lonxon tôi cũng đã xem đêm hôm qua, và cũng định hôm nay sẽ cùng bàn luận với bạn.

Như casper đã trao đổi cùng bạn rồi. Nhưng có lẽ thì trong CN VSV, có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm và giống thuộc về một mảng. Mà chúng tôi thì chọn cách phân chia theo cách khác. Quy mô phòng thí nghiệm, quy mô pilot, và cuối cùng là quy mô sản xuất công nghiệp. Thực ra thì việc tìm ra được chủng tốt, chủng phù hợp vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Chả thế mà các công ty, cơ quan sống chết gì cũng phải giữ cho mình cái bí quyết riêng, nghĩa là cái tên giống ấy, và cái gọi là bia mật công nghệ . Tất nhiên các công đoạn tiếp theo đều quan trọng và đóng vai trò riêng của nó. Việc tìm để phân lập được giống mất rất nhiều thời gian và đôi khi nó còn có cả yếu tố may mắn nữa. Ý tôi nói ở đây là tìm được chủng mong muốn và đem lại hiệu quả cao trong công nghiệp.

Tuy nhiên thì hiện nay thế giới mình đang trong giai đoạn toàn cầu hóa rồi nên những vấn đề như thế không còn trở nên quá phức tạp nữa. Ngay khi bạn thử muốn tìm một phương pháp để tiến hành cho thí nghiệm của bạn, sẽ không khó khăn gì, bạn sẽ dễ dàng tìm đựoc câu trả lời và các phương pháp tiến hành ở các sách standard method, cũng như trên mạng rất nhiều. Quan trọng là ai là người đi tiên phong và ai là người đẻ ra cái công nghệ ấy thôi.

Ý kiến của bạn thế nào.? Rất mong được trao đổi cùng bạn.

Thân
 
Giống thì cũng quan trọng thật nhưng mà bây giờ người ta bán đầy, dễ mua lắm. Công nghệ mới khó.
 
Chẳng biết mặt mũi cậu làm sao mà mới hỏi đã bị từ chối thẳng thừng như vậy, tớ chịu ... :D
 
Tớ hỏi cẩn thận, mấy bà í nói, giống má nhà thằng Shortgun tốt lắm, nó giữ như mèo giữ ... ấy; nhà nó không đưa cho thiên hạ bán buôn đâu, chỉ ôm khư khư ctrong nhà nó thôi.
 
Thế theo cậu thì trong lên men rượu truyền thống, giống có phải quan trọng nhất không ? Có khống chế được chất lượng đồng đều cho các mẻ không ?
 
Có ai trả lời giúp tớ không: có thể khống chế chất lượng đồng đều cho các mẻ lên men rượu truyền thống ?
 
hè hè coi chừng cậu lộn đấy, nếu người dân tộc làm rượu cần truyền thống thì các mẻ khác nhau có thể cho sản phẩm chất lượng khác nhau; nhưng khi họ sản xuất công nghiệp theo lối người Việt ta thì trăm bình như một.
 
Chẳng nhẽ mẻ nào cũng giống nhau được à ? Thế thì tài quá, có ai giải thích rõ hơn về cơ chế không ?
 
có 2 cách lý giải:

01- tên là rượu cần nhưng thực chất chỉ là ba cái thứ tạp nham do mấy ông người Việt ta ham lời; khách du lịch cả đời chưa nếm lấy 1 giọt rượu cần, đó biến là đồ dzỏm hay giả, cứ nghe "rịu cần" và khích lấy vài câu là sẵn sàng móc túi ra mua lấy le với ... bồ nhí.

02- Một luận án TS cách đây 3-5 năm gì đó đã phân lập men của rượu cần, nghiên cứu sinh hóa sinh lý của mấy chủng này. Sau đó có áp dụng công nghiệp hay không thì có ... tác giả mới biết.

Thật ra mục đích của topic này không đi sa đà vào "rịu cần" mà chỉ muốn biết là trong công nghệ VSV thì cái nào là quan trọng nhất (xem đầu topic). Đây là 1 câu hỏi cơ bản mà bất kỳ 1 thằng SV nào học CN VSV đều biết, thế mà nghe mấy chiên dza tòan lọai xịn (tốt nghiệp lẫn master) trả lời thấy trớt he. Nói sao đi thi không rớt cho được.
 
shortgun said:
Có ai trả lời giúp tớ không: có thể khống chế chất lượng đồng đều cho các mẻ lên men rượu truyền thống ?

Theo tôi đã là lên men rượu truyền thống thì hầu hết đều dựa theo kinh nghiệm, chất lượng khó mà đồng đều. Chỉ những người làm lâu năm, có nhiều bí quyết gia truyền thì mới làm nổi thôi à, cũng vì là bí quyết nên tớ.... không biết :D
 
tất cả bí quyết của ngành CN VSV từ cổ truyền cho đến hiện đại đều nằm ở khâu giữ giống. Giữ giống bao hàm nghĩa giữ nó theo thời gian (bỏ vô ngăn đá, cho nó ngủ) và giữ nó luôn có họat tính sinh học như mong muốn ở mọi điểm thời gian.
 
casper said:
shortgun said:
Có ai trả lời giúp tớ không: có thể khống chế chất lượng đồng đều cho các mẻ lên men rượu truyền thống ?

Theo tôi đã là lên men rượu truyền thống thì hầu hết đều dựa theo kinh nghiệm, chất lượng khó mà đồng đều. Chỉ những người làm lâu năm, có nhiều bí quyết gia truyền thì mới làm nổi thôi à, cũng vì là bí quyết nên tớ.... không biết :D


Theo tớ thì thế này: kể từ khi cấy men đến khi thành sản phẩm tam coi có 3 quá trình: thủy phân tinh bột, lên men và chưng cất. Trong đó 2 quá trình đầu là do enzyme và nấm men quyết định. Lên men truyền thống không kiểm sóat nhiệt độ, pH và khuấy trộn của 2 quá trình đó. Nên mỗi mẻ có một nồng độ đường, nồng độ các sản phẩm trung gian khác nhau ... nên chất lượng các mẻ không đồng đều được.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top