Tiến Hóa

mình nghĩ là bạn có sự lẫn lộn, k rạch ròi giữa tần số alen và tỉ lệ kiểu gen.
Cái này thì mình phân biệt được rõ ràng, nhưng dù sao vẫn cảm ơn bạn giành thời gian để phân tích.
Ví dụ nha. Gọi A quy định mắt đỏ, a quy định mắt trắng, tần số A=x, a=y.
Trong quần thể tại thời điểm to, tỉ lệ kiểu gen như sau: a1 AA : b1 Aa : c1 aa.
Tức là x=a1 + b1:2 y=c1 + b1:2
Sau một thời gian giao phối có chọn lọc, tỉ lệ kiểu gen như sau: a2 AA : b2 Aa : c2 aa.
Vì ruồi thường giao phối với con có màu mắt giống nó nên thể đồng hợp AA tăng, aa tăng, thể dị hợp Aa giảm. Khi đó a2> a1, c2>c1, b2<b1 nên biểu thức sau vẫn thỏa mãn x=a2 + b2:2 y=c2 + b2:2
Cái này để mình ngâm cứu thêm, sẽ bàn luận sau.
Còn bạn nói ruồi đực mắt đỏ nhiều hơn chỉ là cảm giác, bạn đang nhầm lẫn sang việc thể đồng hợp ruồi mắt đỏ tăng lên.
Không biết là bạn dựa vào đâu (chắc không phải cảm tính của bạn) để kết luận trong phần in đậm. Mà như thế cũng có nghĩa là bạn đang nói tác giả của bài viết tiếng Anh (trong phần trích dẫn) đang nói theo cảm tính đấy.
Trên đây là cách nói nhằm cụ thể hơn để bạn hiểu. Còn bạn đọc xong rồi mà vẫn không hiểu thì mình chịu. Không biết nói j hơn :botay:
Dù sao cũng thành thật cảm ơn bạn về nhiều điều tôi đã được học hỏi từ bạn.
 
Giao phối không ngẫu nhiên. Một nguyên nhân tiềm tàng thứ hai của tiến hóa là giao phối không ngẫu nhiên. Giao phối không ngẫu nhiên thường xảy ra khi các cá thể lựa chọn bạn tình của chúng. Động vật thường xuyên chọn bạn tình dựa trên khả năng thích nghi và kết quả của sự chọn lọc bạn tình như vậy không thể phân biệt với chọn lọc tự nhiên. Mặt khác, chọn lọc bạn tình có thể dựa vào các đặc điểm chẳng có liên quan gì đến khả năng thích nghi. Chẳng hạn, những chiếc lông đuôi của con công hay màu sắc sặc sỡ của chú gà lôi đỏ không được cho là có ưu thế chọn lọc trên bất cứ lĩnh vực nào ngoài việc chọn lọc bạn tình. Nhưng vì những con chim mái chọn bạn tình lòe loẹt hơn, nên đặc điểm đó được giữ lại ở những con chim trống. Hiện tượng này có tên gọi là sự chọn lọc giới tính.

Cái này lần trước mình đọc thì nó viết khác.(Bạn mới sửa lại ah?) Nên mình mới nói bạn suy nghĩ theo cảm tính không có cơ sở. Xin lỗi bạn.
Nhưng mình thấy quần thể công khác với quần thể ruồi giấm. Tất cả công cái đều chọn lọc theo 1 hướng, còn ruồi giấm thì con cái 2 màu mắt khác nhau nên chọn lọc theo 2 hướng khác nhau, tần số alen của ruồi giấm sẽ không đổi.

Xét trên phương diện tổng quát thì tài liệu bạn đưa ra nói có lý. Cái này chắc người viết sgk phải xem lại rồi.

Riêng mình thì đang học 12, sắp thi đại học nên dù có sai cũng phải nhớ để mà thi. :twisted:
 
Giao phối gần thì có lẽ mình hiểu phần nào, nhưng tự phối mình chưa hiểu. Bạn có thể giải thích cho mình được không?(y)
Quần thể tự phối điển hình là các quần thể tự thụ phấn ở thực vật hoặc tự thụ tinh ở động vật lưỡng tính.
Thầy mình định nghĩa như thế. Riêng mình thì thấy cách định nghĩa này chưa bao quát, nhưng dù sao cũng hiểu được phần nào.
Bạn nào có ý kiến gì không??? :cuchuoi:
 
Hix. Mình là học sinh bình thường mà, không học chuyên sinh luôn. Tập huấn giáo viên dạy chuyên hoặc tập huấn thay sách chắc không đến lượt. Thầy dạy sinh đứng lớp mình thì bữa được, bữa mất. Vì không phải lớp chuyên nên không dạy sâu, học qua để lỡ may có thi tốt nghiệp. Mình học chỉ có đọc đi đọc lại quyển sgk thôi, chưa bao giờ nhìn thấy quyển gì khác. :akay:
Vậy nhờ mọi người làm giúp mình câu tiến hóa phía trên với. :please:
 
Giải quyết xong câu ấy rồi. vậy bạn nào biết thì giải dùm mình câu này nha.
Chỗ in đậm đó, theo ý kiến bạn Thọ nên mình sửa rồi.

Mình nghĩ chẳng có câu nào đúng hết, cái đề này cần phải xem lại. Mà chắc ý của người ra đề thì đáp án là D rồi.
 
Bạn à, giờ chỉ còn hơn 1 tháng nữa là bạn thi ĐH đúng không, Mình nghĩ bạn nên lấy SGK làm trung tâm
 
Em thấy B & D nên loại, chỉ còn A & C thui. A: 65% C: 35%. Xin ban tổ chức cho cái 50%-50% để em chọn ạh!
 
Em thấy B & D nên loại, chỉ còn A & C thui. A: 65% C: 35%. Xin ban tổ chức cho cái 50%-50% để em chọn ạh!

A là đáp án dở nhất trong tất cả bốn đáp án, vì theo đề bài thì tiến hóa là kết quả còn các đáp án là nguyên nhân. Mà đáp án A thì không thể là nguyên nhân được, nó một hệ quả của tiến hóa.
 
Đáp án D là đúng vì: Tiến hóa thực chất là quá trình biến đổi tần số alen của quần thể. Quần thể sống trong tự nhiên luôn chịu tác động của các nhân tố (Đột biến, chọn lọc tự nhiên, phiêu bạt di truyền, các yếu tố ngẫu nhiên...) do đó tần số alen luôn thay đổi, nghĩa là luôn tiến hóa
 
Ví dụ nha. Gọi A quy định mắt đỏ, a quy định mắt trắng, tần số A=x, a=y.
Trong quần thể tại thời điểm to, tỉ lệ kiểu gen như sau: a1 AA : b1 Aa : c1 aa.
Tức là x=a1 + b1:2 y=c1 + b1:2
Sau một thời gian giao phối có chọn lọc, tỉ lệ kiểu gen như sau: a2 AA : b2 Aa : c2 aa.
Vì ruồi thường giao phối với con có màu mắt giống nó nên thể đồng hợp AA tăng, aa tăng, thể dị hợp Aa giảm. Khi đó a2> a1, c2>c1, b2<b1 nên biểu thức sau vẫn thỏa mãn x=a2 + b2:2 y=c2 + b2:2
Vấn đề cần quan tâm ở đây là tỉ lệ x/y có thay đổi không, nhưng với kiểu toán học đơn giản này thì khó mà dùng để rút ra kết luận trong trường hợp này. Mình nghi ngờ kết luận này.:hum:
 
bumbaheo để ý là mình không nói là ruồi đực mắt trắng biến mất, chỉ nói là nó giảm đi nên lý lẽ bạn đưa ra không thích hợp.
tham gia với nhé :
:???:
- Sự giao phối ngẫu nhiên:giữa các cá thể trong quần thể làm cho thành phần KG trong quần thể nhanh đạt đến trạng thái cân bằng ( định luật hacdi - Wanbec có thể chứng minh) tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá chứ ko làm thay đổi thành phần KG trong quần thể.
- Sự giao phối không ngẫu nhiên: (hay là giao phối có chọn lọc) là kiểu giao phối liên quan đến cá thể nội phối ( tự thụ phấn, giao phối gần) hoặc giao phối có chọn lọc như TH giao phối theo sở thích ở người hay sự chế ngự hay giao phối có độc quyền của con đực đầu đàn... ko lam thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi tần số KG trong quần thể.
+ Giao phối không ngâu nhiên làmm phân hoá quần thể thành về tần số gen nhưng không làm thay đổi tần số alen => gphối ko ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá góp phần làm thay đổi vốn gen của quần thể.
Tóm lại: Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng tần số KG đồng hợp giảm KG di hợp ( giống như tự phối cho dễ hiểu) mà ko làm thay đổi tần số alen.
mọi người có thể tham khảo trong cuốn " giáo trình tiến hoá - nguyễn xuân viết " NXB GD.
 
tham gia với nhé :
:???:
- Sự giao phối ngẫu nhiên:giữa các cá thể trong quần thể làm cho thành phần KG trong quần thể nhanh đạt đến trạng thái cân bằng ( định luật hacdi - Wanbec có thể chứng minh) tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá chứ ko làm thay đổi thành phần KG trong quần thể.
- Sự giao phối không ngẫu nhiên: (hay là giao phối có chọn lọc) là kiểu giao phối liên quan đến cá thể nội phối ( tự thụ phấn, giao phối gần) hoặc giao phối có chọn lọc như TH giao phối theo sở thích ở người hay sự chế ngự hay giao phối có độc quyền của con đực đầu đàn... ko lam thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi tần số KG trong quần thể.
+ Giao phối không ngâu nhiên làmm phân hoá quần thể thành về tần số gen nhưng không làm thay đổi tần số alen => gphối ko ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá góp phần làm thay đổi vốn gen của quần thể.
Tóm lại: Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng tần số KG đồng hợp giảm KG di hợp ( giống như tự phối cho dễ hiểu) mà ko làm thay đổi tần số alen.
mọi người có thể tham khảo trong cuốn " giáo trình tiến hoá - nguyễn xuân viết " NXB GD.
Bạn xem lại comment của bạn thanhphu ở trên về việc chỉnh sửa sách giáo khoa nhé. Việc bạn đề cập về cái gọi là thay đổi vốn gen (thực ra chính là tần số alen) mà lại khong thay đổi tần số alen là hoàn toàn mâu thuẫn. Bạn có dùng hai thuật ngữ là tần số gen và tần số kiểu gen, bạn có nghĩ là hai thuật ngữ này tương đương nhau không? Mình nghĩ là khác nhau.
Bạn có thể giải thích hộ mình nguyên liệu thứ cấp trong phần in đậm có nghĩa là gì được không?(y)
 
Phải là tần số alen và thành phần kiểu gen. Còn nguyên liệu thứ cấp ở phần đấy...:)
Khi quần thể phân hoá về thành phần kiểu gen thì đồng thời cũng phân hoá khả năng sinh sản => sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể qua các thế hệ.
Theo như bạn tuanh nói thì giao phối có chọn lọc ở đây không chỉ là tự thụ phấn và giao phối cận huyết mà còn giao phối theo sở thích, cái này là kiểu hình không phải kiểu gen nên không thể khẳng định rằng giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tỉ lệ dị hợp tử tăng tỉ lệ đồng hợp tử được.
 
Cho e hỏi là trong trường hợp nào thì giao phối ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa
 
Chỉ có 5 nhân tố tiến hóa được đề cập đến trong sách giáo khoa thì mới được gọi là nhân tố tiến hóa thôi bạn à.
Nhân tố tiến hóa là các nhân tố có khả năng làm thay đổi tần số alen, kiểu gen của quần thể. Giao phối ngẫu nhiên không có khả năng đó nên không được xếp là nhân tố tiến hóa. Nó chỉ có những vai trò trong tiến hóa thôi.
 
Chỉ có 5 nhân tố tiến hóa được đề cập đến trong sách giáo khoa thì mới được gọi là nhân tố tiến hóa thôi bạn à.
Nhân tố tiến hóa là các nhân tố có khả năng làm thay đổi tần số alen, kiểu gen của quần thể. Giao phối ngẫu nhiên không có khả năng đó nên không được xếp là nhân tố tiến hóa. Nó chỉ có những vai trò trong tiến hóa thôi.
Mình cũng biết vậy.Nhưng mình hỏi là trong trường hợp nào thì...
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top