Chọn thầy hướng dẫn cho doctoral thesis quan trọng thế nào ?

Lê Đức Dũng

Senior Member
tôi có đọc được đâu đấy nói rằng, việc chọn người hướng dẫn cho doctoral thesis là khá quan trọng.
Theo các anh , chị, bạn, có kinh nghiệm thì việc chọn người hướng dẫn (doctoral Adviser) cho doctoral thesis có quan trọng và ảnh hưởng cho việc người ta đánh giá cái thesis của student sau này cũng như đánh giá về bản thân người student này sau khi đã hoàn thành, khi di làm rồi người ta có để ý và quan trọng đến việc mình à đã làm doctoral thesis với ai và ở đâu ? lượng Publication có ảnh hưởng...lên học trò của ông ta?
và nên làm doctoral thesis trong một viện thuộc trường đại học hơn hay là trong một viện, trung tâm không thuộc Uni.?
với ví dụ cụ thể như sau: (về Bio)
- một ông là Prof.Dr. group leader ở một trường đại học y khoa của bang , có khá nhiều Publication trên 40 lần( theo wbsite labor)
- một ông là Dr., cũng group leader, ở một trung tâm nghiên cứu của một hệ thống các trung tâm nghiên cứu ngoài Uni.( khá lớn, riêng trung tâm này có 600 người) tuổi đời và tuổi nghề bằng ông kia nhưng vì không tham gia giảng dạy nhiều mà chủ yếu là nghiên cứu hướng dẫ master, doctoral nên mãi vẫn không có học hàm., do không biết số lượng chính xác publication của ông này nhưng hình như là ít hơn ông Prof. trên !
mong mọi người cho ý kiến, sát với tình huống này càng tốt và những thắc mắc trên. cảm ơn nhiều.:rose:
best regards
L2D
 
- nếu làm PhD theo graduate school trong trường dh thi phải học và thi nhiều lắm, phải đi lên giảng dường nghe giảng, 1 lần 1 tuần, rồi tham dự seminar thì một tuần mấy lần, vì phải có đủ chữ kí của các tiết học, seminar vào sổ học tập,tính điểm credit points, rồi còn 1lần thi giữa và 1 lần thi cuối, thi vấn đáp vỡ cả mồm, nói chung là học hành thi cử quanh năm cũng nhức đầu.:cuta:
-còn nếu là doctoral thesis của các viện, trung tâm không thuộc chương trình graduate school thì dỡ hơn tí, không phải đi nghe giảng, seminar thi khong tránh khỏi nhưng ít hơn, thường tuần chỉ 1 lần, còn bài seminar của mình thig 1 năm làm 1 lần. không phải thi cuối năm
 
Nếu mà xác định đi dạy thì nên về trường học, vì dù sao những cái 'củ chuối' đó cũng luyện cho mình thói quen đọc, trình bày.
Còn nếu sau này đi..."buôn" thì về viện, làm xong sớm...phắn đi postdoc hoặc mở công ty xuất nhập khẩu thiết bị CNSH.:mrgreen:
Đánh giá ai mà đánh giá phiến diện thì chẳng nói làm gì (học đâu về, thầy là ai, đăng báo nào...v.v). Mà đánh giá cho kỹ & xác đáng thì làm gì có ai đánh giá được ai.
 
Làm PhD ở trường bác Dũng không phải tham gia giảng dạy hướng dẫn sinh viên à?? Chỗ em mấy chú làm PhD năm nào cũng 2 đợt hướng dẫn thực tập, mỗi đợt mất trọn cả tháng, chúng nó kêu ầm ĩ. À, nhưng thế thì có thêm tiền teaching assistant.
Bác Dũng làm ở trường đi, tiếp xúc với sinh viên nhiều cho nó trẻ trung :mrgreen::mrgreen:
 
Làm PhD ở trường bác Dũng không phải tham gia giảng dạy hướng dẫn sinh viên à?? Chỗ em mấy chú làm PhD năm nào cũng 2 đợt hướng dẫn thực tập, mỗi đợt mất trọn cả tháng, chúng nó kêu ầm ĩ. À, nhưng thế thì có thêm tiền teaching assistant.
Bác Dũng làm ở trường đi, tiếp xúc với sinh viên nhiều cho nó trẻ trung :mrgreen::mrgreen:
hướng dẫn sv thì ít lắm, cái đấy tùy vào làm nhóm nào nữa , nếu nhóm co sv làm praktikum thi cũng phải giúp thầy mấy tuần , còn hầu như là không, vì nếu làm ở trường chúng nó cũng còn lo di học lòi cả mắt. với lại trên này đâu có nhiều sv đâu, cả 3 trường đào tạo chung nhung cũng có vài ba chuc mẩu chứ đâu có nhiều
hè hè đúng như Hiền nói làm ở trường thi đúng là môi trường trẻ trung và vui vẻ nhưng...thi cử học hành nhiều lắm...:tutu:
 
Dĩ nhiên là quan trọng rồi.

Về lý thuyết thì rõ ràng GS càng giỏi về khoa học (đánh giá qua pubs), về chính trị (đánh giá qua các loại positions, titles) thì càng tốt cho SV.

Muốn theo 1 GS để học hỏi về khoa học thì tốt nhất nên theo ông nào trẻ trẻ, nhất là tầm 35-45 tuổi vì tuổi này GS thường là mới apply được vị trí prof, lab mới xây dựng nên họ có thể trực tiếp làm thí nghiệm, nói chung tầm tuổi này là máu nhất.

Nếu cảm thấy thời gian làm PhD là nghiệt ngã vật vã quá thì nên chọn thầy càng to càng tốt, càng lắm interests càng hay... vì các ông như vậy sẽ ít quan tâm đến chuyên môn hơn so với những ông còn trẻ. Nhưng cũng chuối lắm. Mình có người bạn GS thích đi chơi du thuyền, đi chụp ảnh... nhưng lab meeting mỗi buổi sáng thì đòi data hơi bị khiếp trong khi SV gặp khó khăn đến hỏi thì bảo mày tự giải quyết :sad:

Nói chung là tùy, may hơn khôn :nhannho:
 
làm gì có GS nào trực tiếp làm thí nghiệm.
Nhưng mà GS già thường có lắm postdoc, mà công việc quản lý lab đôi khi giao cho đệ làm, nên có làm với GS đấy cũng chả học hỏi hay được quan tâm gì cả. Trong khi nếu GS còn trẻ, còn hăng thì thường quan tâm trực tiếp đến công việc của học sinh mình. Như vậy học sinh đôi khi mới hăng máu vịt để impress GS bằng nhiều data chứ.
Mà bây giờ tôi nghiệm thấy cái impact factor có nhiều cái vô lý. Thứ nhất là các bài review được điểm quá cao trong khi quan trọng nhất đối với người ngoài (ví dụ xét grant) là kết quả thí nghiệm. Một tạp chí được trích rất nhiều nhưng không có review nên ranking thấp là Journal of Biological Chemistry. Thứ hai anh làm về một số lĩnh vực thì đố có lên báo IF cao. Ví dụ ông GS mình làm nấm, thì theo xếp hạng lên được Fungal Genetics & Biology (IF = 3) là cao nhất (chuyên ngành), còn đôi khi mới lên cao hơn ở dạng Molecular microbiology lại không đúng ngành lắm...v.v. Trong khi ông ở lab GS ở lab miễn dịch bên cạnh, một năm lên báo 18 bài mà bài bèo cũng IF>3 (Molecular Immunology), bài khá thì 6 (Journal of immunology).
Bây giờ ngẫm lại thấy cái review là cái bonus mấy thằng báo nó thưởng cho ông nào đấy chuyên gia về một lĩnh vực nào đấy. Nhưng mà thường cái review đấy nhiều khi lại do học trò viết (tôi biết 1 trường hợp ở ngành Hóa, lên tận Chemical Review, IF=22.5). Giờ mà cho đc Hưng viết review hộ Andrew C Chan chắc năm cũng vài bài nature :mrgreen:
 
nếu được chọn thì hãy chọn topic của Phd study chứ ko nên đặt các ông GS lên bàn cân. Mọi tiêu chuẩn chỉ là tương đối, miễn trên trung bình là tốt rồi. Tiếp đến là nên đến xem môi trường làm việc ở đó, quan hệ và thái độ của các thành viên trong nhóm. Nên nhớ là hàng ngày mình fai sống trong group đó từ 10 đến 14h thậm chí hơn, vậy nên hãy chọn nhóm nhỏ, tình cảm và giúp đỡ lẫn nhau.
 
Anh Hiếu nói giống papa em thế, thích thế!! :) Làm PhD 2/3 thời gian là làm việc, suốt 3-4 năm, em thấy làm phải cái gì mà mình không thích thì đúng là đại họa, chắc sẽ chẳng còn hứng thú gì với cuộc sống nữa mất. Trừ những trường hợp không biết mình thích gì :mrgreen: thì em cũng nghĩ quan trọng là có thích đề tài không.
 
làm gì có GS nào trực tiếp làm thí nghiệm.
Nhưng mà GS già thường có lắm postdoc, mà công việc quản lý lab đôi khi giao cho đệ làm, nên có làm với GS đấy cũng chả học hỏi hay được quan tâm gì cả. Trong khi nếu GS còn trẻ, còn hăng thì thường quan tâm trực tiếp đến công việc của học sinh mình. Như vậy học sinh đôi khi mới hăng máu vịt để impress GS bằng nhiều data chứ.
Mà bây giờ tôi nghiệm thấy cái impact factor có nhiều cái vô lý. Thứ nhất là các bài review được điểm quá cao trong khi quan trọng nhất đối với người ngoài (ví dụ xét grant) là kết quả thí nghiệm. Một tạp chí được trích rất nhiều nhưng không có review nên ranking thấp là Journal of Biological Chemistry. Thứ hai anh làm về một số lĩnh vực thì đố có lên báo IF cao. Ví dụ ông GS mình làm nấm, thì theo xếp hạng lên được Fungal Genetics & Biology (IF = 3) là cao nhất (chuyên ngành), còn đôi khi mới lên cao hơn ở dạng Molecular microbiology lại không đúng ngành lắm...v.v. Trong khi ông ở lab GS ở lab miễn dịch bên cạnh, một năm lên báo 18 bài mà bài bèo cũng IF>3 (Molecular Immunology), bài khá thì 6 (Journal of immunology).
Bây giờ ngẫm lại thấy cái review là cái bonus mấy thằng báo nó thưởng cho ông nào đấy chuyên gia về một lĩnh vực nào đấy. Nhưng mà thường cái review đấy nhiều khi lại do học trò viết (tôi biết 1 trường hợp ở ngành Hóa, lên tận Chemical Review, IF=22.5). Giờ mà cho đc Hưng viết review hộ Andrew C Chan chắc năm cũng vài bài nature :mrgreen:

Hehe cái IF bác Lương nói vậy không đúng lắm đâu. Thật ra ý nghĩa của IF là được trích dẫn nhiều hay ít chứ bản chất không cho biết paper nào ý nghĩa hơn paper nào. Tuy nhiên gián tiếp thì có vì rõ ràng paper có ý nghĩa, vấn đề đang được quan tâm thì người ta mới trích dẫn nhiều đúng không ạ?

Việc đánh giá dựa trên IF để cấp grant không phải là thước đo vạn năng nhưng không có thước đo nào hơn nó.

Về vấn đề bất công khi có lĩnh vực thì IF không bao giờ cao, có lĩnh vực thì IF lại rất cao thì cũng dễ hiểu thôi. Ví dụ so với làm về nấm và làm về immunology nhé (chú ý là nói chung chứ lấy 1 trường hợp đặc biệt của lĩnh vực này để so với 1 trường hợp tầm thường ở lĩnh vực kia nhé).

1. Ý nghĩa của kết quả khi làm với immunology thường cao hơn do nó liên quan trực tiếp đến người --> nhiều người quan tâm hơn --> nhiều người làm hơn --> nhiều đồng chí phải viết báo hơn --> trích dẫn nhiều hơn --> IF cao hơn.

2. Tiền của đổ vào nhiều hơn, cái này khỏi bàn nhé.

3. Độ khó lớn hơn. Cái này dễ dẫn đến tranh cãi, nhưng rõ ràng về cả technique, khả năng lặp lại thí nghiệm, chất xám... đổ vào immunology nhiều hơn làm với nấm.

- Technique: thật ra nếu nói các kỹ thuật chân tay kiểu như PCR, FACS, Wester blot... thì cũng chả hơn nhau lắm. Nhưng quan trọng của immunology là các experimental model để chứng minh cho 1 giả thiết nào đó như bệnh nọ bệnh kia, cơ chế nọ kia... cái này thì vô vàn lắm, các đồng chí làm với plant hay microbiology không thể so sánh.

- Khả năng lặp lại thí nghiệm: nói chung chịu khó đọc sẽ thấy số liệu in vivo khi làm với chuột nó biến thiên ác liệt thế nào, cho dù làm với cell lines thì chỉ cần nuôi cấy không cẩn thận, bị nhiễm.... đều dễ dẫn đến khó lặp lại hic. Chưa kể mất bao công sức vào 1 cell lines hay knockout mice mà bị nhiễm thì tiêu hết. Mới rồi nói chuyện với 1 bác, bộ phận nuôi chuột chỗ bác ý có lần bị nhiễm toàn bộ, hic tổng cộng phải kill trên 4000 chú chuột các loại, sau đó decontaminated, gây dựng, nhân giống.... Không biết bao nhiều tiền của và thời gian đổ vào đấy. Chưa kể những kết quả trước khi phát hiện nhiễm đều phải check lại hết.

- Chất xám, cái này thì càng rõ ràng, 1 cây nấm thì có bao nhiêu loại tế bào, còn 1 con chuột có bao nhiêu loại tế bào? Mỗi loại tế bào vào mỗi thời kỳ, tại mỗi cơ quan lại có tương tác, biến đổi... khác nhau. Do vậy bố trí thí nghiệm để chứng minh giả thiết gì khó khăn và tốn chất xám hơn nhiều.

4. Mức độ cạnh tranh cao hơn. Vì lĩnh vực hot mà nên bà con nhảy vào làm nhiều. Nhiều khi 1 vấn đề con con mà cả chục thằng xông vào làm nên áp lực lớn lắm, hơn nhau ai nhanh hơn ai thôi. Vì vậy để publish thành công cũng khó hơn.

Nói chung còn nhiều vấn đề lắm nhưng dài rồi lười viết quá. Còn việc chọn thầy thì đúng như Cường nói, may hơn khôn, tốt nhất là có tay trong nói cho biết là hay nhất chứ nhiều cái không thể nhìn bề ngoài biết được đâu. Và cũng chẳng có ông GS hay group nào tốt đẹp tất cả mọi mặt cả. Nếu yêu thích khoa học điên cuồng và chú trọng 1 lĩnh vực nào đó thì cứ thế mà theo. Còn thích làm nhàn, nhiều tiền thì cũng chọn theo hướng đó đi, nói chung tuỳ nhu cầu hihi. Còn việc cho GS lên cân thì vẫn nên, nên lắm. Khi đã chọn theo 1 topic thì đương nhiên ông GS nào nặng cân hơn ta chọn ông đấy chứ, vấn đề là dùng đơn vị nào để cân thôi.
 
Ý của bài post trên là: khi bạn làm về một lĩnh vực nào đó, thì nhiều khi nó có một cái ngưỡng rồi, không thể lên báo IF cao được. Ví dụ có cái lab plant biotech, làm như trâu cả ngày đêm nhưng cứ báo lèo tèo (IF<2). Thế thì làm sao so sánh được là GS giỏi hay kém bằng lên báo IF cao hay thấp theo kiểu cá mè một lứa được. Khi đó phải xét theo chuyên ngành. Ví dụ Immunology thì lên Cell, sau đó Immunity, rồi PNAS...v.v. Nhưng nấm thì chỉ Fungal genetics & biology, nếu làm cái gì đó rộng hơn tí thì mới lên Microbiology, và nếu có đột phá thì mới mong lên Cell hay Nature. Mà tỉ lệ lên cũng rất hiếm so với bên cell hay immunology (không quan tâm lý do).
Mà thực ra tầm GS, giỏi hay không còn xét xem ông ấy có kiếm grant dễ hay không chứ ý tưởng ý tốt hay technique cực siêu thì cũng chả làm gì nhau. Mà cái vụ kiếm grant này, nhiều khi mafia cực kỳ đấy.
Mà lên báo IF cao cũng mafia nữa, có thằng chỉ biểu hiện protein ở plastid kết quả tầm thường cũng lên được Plant Journal, nhìn kỹ hóa ra xếp đứng cuối là GS ở ĐH Mỹ.

Vụ competition và scoop thì không chỉ immunology mà miễn lĩnh vực nào hot là cứ dễ bị scoop. Chứ giả sử cái ông GS miễn dịch ở đây cứ tầm tầm vào J. Immunology thì ai hơi đâu đi cạnh tranh đấu đá với ông ấy. Nhưng ví dụ có bài tâm đắc định lên Cell xem.

Cái vụ IF lằng nhằng thế nào thì đc Hưng lên Wiki đọc nhé, chẳng cần ở đâu xa:
http://en.wikipedia.org/wiki/Impact_factor
 
Anh Hiếu nói giống papa em thế, thích thế!! :) Làm PhD 2/3 thời gian là làm việc, suốt 3-4 năm, em thấy làm phải cái gì mà mình không thích thì đúng là đại họa, chắc sẽ chẳng còn hứng thú gì với cuộc sống nữa mất. Trừ những trường hợp không biết mình thích gì :mrgreen: thì em cũng nghĩ quan trọng là có thích đề tài không.

Không biết ở trời Tây thế nào chứ ở Hàn có một thực tế là có nhiều người đi chỉ để mà đi nước ngoài, còn làm gì chả quan trọng. Có lẽ tạp nham nhất thế giới là dân NCS ở Hàn :mrgreen: và Nhật.
 
Không biết ở trời Tây thế nào chứ ở Hàn có một thực tế là có nhiều người đi chỉ để mà đi nước ngoài, còn làm gì chả quan trọng. Có lẽ tạp nham nhất thế giới là dân NCS ở Hàn :mrgreen: và Nhật.
Em nghĩ ở đâu cũng thế cả :mrgreen: Làm đúng cái mình thích chỉ là ideal case thôi. Với lại riêng trường hợp của em papa em nói thế vì sợ em chán học lại vất vưởng đi chơi :bimat: Hiểu con không ai bằng ba mẹ mà!

Em biết nhiều người khi mới bắt đầu làm cũng chẳng hiểu mình làm gì đâu, nhưng càng làm sâu thì càng yêu quý, thế cũng là may lắm rồi. Chứ lúc bắt đầu 1 project ai biết nó sẽ tiến triển thế nào mà thích hay không. Nhưng em cũng đã biết có trường hợp làm PhD gần 5 năm không ra kết quả gì (ngành Bio) nên bị thầy đá đít đuổi đi, nghe mà hãi, công nhận cái gì cũng có thể xảy ra.


Edit cho đỡ lạc đề: Bác Dũng chọn thầy nên chọn ông nào không có tiền sử đuổi học trò, em thấy quan trọng nhất đấy!!:mrgreen::mrgreen:
 
@ bác Lương:

Đúng rồi tất nhiên là phải nhòm vào trong 1 ngành mà chọn chứ làm plant mà cứ túm ông phải lên nature hay New England Journal of Medicine thì ở nhà cho khoẻ.

Nói chung em thấy cứ GS thì là giỏi, không về mặt này cũng về mặt khác. Chọn GS thì cứ chọn ông to mà chiến (chỉ sợ ông ý không nhận mình hihi), không được cái nọ cũng được cái kia. Chỗ em có ông GS làm parasite, bác ý như kiểu chính trị gia, chuyên tổ chức hội thảo loạn xà ngầu, năm ngoái tổng cộng cũng publish 48 bài báo mặc dù IF thấp lè tè (tính trong ngành ý) nhưng quân bác ý được cái đi hội thảo khắp nơi, mình nhòm thấy mà thèm. Lại nữa bọn tốt nghiệp ở đấy ra rất dễ xin vào hãng hay lập công ty vì lab đó chuyên phát triển kit chẩn đoán. Chứ nói thật là xác định về cống hiến cho Việt Nam mà làm cày cuốc lên Cell hay Nature thật là phí đi ý.

Riêng em thì chả quan trọng, cứ chỗ nào nhiều tiền thì làm, làm nhàn nữa lại càng tốt.

@Cường: có lạc đề gì đâu nhỉ IF nó liên quan chặt chẽ đến chọn thầy thế nào đó chứ hehe.

@Hiền: xem lại câu hỏi đi :eek:.

 
Không biết ở trời Tây thế nào chứ ở Hàn có một thực tế là có nhiều người đi chỉ để mà đi nước ngoài, còn làm gì chả quan trọng. Có lẽ tạp nham nhất thế giới là dân NCS ở Hàn :mrgreen: và Nhật.
Bạn Lương nói vây là không đúng rồi vì mình làm ở Nhật bản được hơn mười năm, thấy NCS của họ làm chết thôi, từ 9 giờ sáng den 11 pm la chuyện thường, hầu như không có khai niệm về thứ bẩy và chúa nhật . GS tuy không hướng dẫn trực tiếp nhưng mọi đường hướng chính đều của GS cả . KHoảng 2 tuần đến 1 tháng là toàn bộ lab lại meeting một lần để xem công việc nghiên cứu thế nào.
 
Uhm, không định vơ đũa cả nắm, nhưng mà ấn tượng ban đầu là thế bác cherry ạ.
Dân NCS ở đây ý nói Việt chứ không nói dân bản xứ. Dân bản xứ thì không lười rồi vì thằng nào vào lab đâu phải vì tiền nữa.
GS đúng là chỉ đạo tối cao. Nhưng mà cái lab đứa bạn em, postdoc làm manager còn GS cứ đúng 4.30 là tếch về nhà. Lab meeting hay journal club cũng chả thèm có mặt. Cũng đúng vì ông ấy đã GS hơn 20 năm rồi, còn thú vị gì trên đời chưa nếm nữa đâu. Chứ mấy bác GS độ 30-40 đổ lại đúng là máu lắm, journal club cũng có mặt, vặn vẹo đủ trò. Nhưng về độ kiếm tiền và chạy grant thì mấy GS trẻ làm sao bằng, vì nói chung dân châu Á chỗ nào contact cũng rất quan trọng.
Mà em chỉ tiếc một điều là đã mất thời gian công sức như nhau (14/24, 7/7), nếu mà làm được cái lab cell để còn có ngày lên Cell mở mặt với đời cũng đáng.
 
Nói chung còn nhiều vấn đề lắm nhưng dài rồi lười viết quá. Còn việc chọn thầy thì đúng như Cường nói, may hơn khôn, tốt nhất là có tay trong nói cho biết là hay nhất chứ nhiều cái không thể nhìn bề ngoài biết được đâu. Và cũng chẳng có ông GS hay group nào tốt đẹp tất cả mọi mặt cả. Nếu yêu thích khoa học điên cuồng và chú trọng 1 lĩnh vực nào đó thì cứ thế mà theo. Còn thích làm nhàn, nhiều tiền thì cũng chọn theo hướng đó đi, nói chung tuỳ nhu cầu hihi. Còn việc cho GS lên cân thì vẫn nên, nên lắm. Khi đã chọn theo 1 topic thì đương nhiên ông GS nào nặng cân hơn ta chọn ông đấy chứ, vấn đề là dùng đơn vị nào để cân thôi.

đúng như Hưng nói , có tay trong để hỏi thì vẫn hơn, hè hè ông GS ở trường thì mình cũng đã làm thực tập ở lab ông ấy 3 tháng, nên cũng biết chút ít, ông ta thì hiền lành nhưng suốt ngày ngồi trong phòng đọc đọc , chả hỏi han bài vở được gì, cứ thứ sáu là lab phai meeting báo cáo bài vở cho cụ, lab cũng đã có 5 đứa làn NCS rồi, grant thì cứ..4 năm một phải viết đơn xin lại, tiền trả cho NCS thì cũng từ đấy..hic. hôm kia hỏi thì ông cụ cũng nhận rồi...nhưng thấy projects cứ 4 năm một nên cũng phải suy nghĩ chưa dám trả lời cụ chỉ sợ mới được 2 năm lại hết tiền mà không có tiền mới thì ...chết:tutu:
còn ông Dr. ở trung tâm kia..thì đang nhờ người hỏi tay trong về ông ta xem thế nào...xem có hay đuổi sv như em Hiền cảnh báo không. ông này thì mình cũng đã đến thăm lab, thấy cũng ok, vui vẻ nhiệt tình (nói hơi nhiều), nhóm của ông ta lại nhỏ , chỉ mới có ông ta và 2 NCS và thấy lại rất nhiệt tình muốn mình về lab ông ấy. hỏi thẳng vấn đề tiền nong và project còn bao lâu thì thấy ông ta bảo trên 10 năm ( hy vọng là không nói láo), đề tài lại khá hay nên cũng...xiêu xiêu mặc dù đúng là cụ GS kia cân nặng hơn ông Dr này thật.
 
đúng như Hưng nói , có tay trong để hỏi thì vẫn hơn, hè hè ông GS ở trường thì mình cũng đã làm thực tập ở lab ông ấy 3 tháng, nên cũng biết chút ít, ông ta thì hiền lành nhưng suốt ngày ngồi trong phòng đọc đọc , chả hỏi han bài vở được gì, cứ thứ sáu là lab phai meeting báo cáo bài vở cho cụ, lab cũng đã có 5 đứa làn NCS rồi, grant thì cứ..4 năm một phải viết đơn xin lại, tiền trả cho NCS thì cũng từ đấy..hic. hôm kia hỏi thì ông cụ cũng nhận rồi...nhưng thấy projects cứ 4 năm một nên cũng phải suy nghĩ chưa dám trả lời cụ chỉ sợ mới được 2 năm lại hết tiền mà không có tiền mới thì ...chết:tutu:
còn ông Dr. ở trung tâm kia..thì đang nhờ người hỏi tay trong về ông ta xem thế nào...xem có hay đuổi sv như em Hiền cảnh báo không. ông này thì mình cũng đã đến thăm lab, thấy cũng ok, vui vẻ nhiệt tình (nói hơi nhiều), nhóm của ông ta lại nhỏ , chỉ mới có ông ta và 2 NCS và thấy lại rất nhiệt tình muốn mình về lab ông ấy. hỏi thẳng vấn đề tiền nong và project còn bao lâu thì thấy ông ta bảo trên 10 năm ( hy vọng là không nói láo), đề tài lại khá hay nên cũng...xiêu xiêu mặc dù đúng là cụ GS kia cân nặng hơn ông Dr này thật.

Túm lại là đồng chí thích làm PhD vì yêu khoa học hay vì thích ở đây kiếm tiền để còn biết mà tư vấn tiếp nào :D.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top