Chất thải của các nhà máy chế biến thủy sản ?

Chất thải của các nhà máy chế biến thủy sản

Thuỷ sản hiện nay đang là một trong các thế mạnh của đất nước ta,cùng với sự phát triển của nghành nuôi trồng thuỷ sản,đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ, thì bên cạnh đó công nghiệp chế biến các sản phẩm thuỷ sản của chúng ta cũng ngày càng phát triển.

Thế nhưng có một vấn đề làm tôi thắc mắc đó là các sản phẩm thải loại sau chế biến như: nội tạng các lại cá, đầu cá, các thành phần khác của các nguyên liệu thuỷ sản khác sau chế biến mà không thể dùng chế biết thành các mắt hàng xuất khầu được thì đã được xử lý như thế nào ? Tôi nghĩ với sự phát triển của thuỷ sản hiện nay thì những nguyên liệu thải loại này sẽ là rất lớn,và nó sẽ đem lại lợi nhuận không nhỏ nếu ta biết lợi dụng nó.

Chúng ta hãy cùng trao đổi vấn đề này nhé !
 
Thực sự thì tôi cung chưa nghĩ ra nên làm thế nào với đống chất thải này,cũng chưa được biết nhiều về các biện pháp sủ lý vấn đề này ở các nhà máy chế biến của chúng ta, chính vì thế mà tôi muấn đưa ván đề này lên mong các bạn có thể giúp tôi giải đáp một phần nào đó.Mặt khác tôi thiết nghĩ đây cũng là một vấn đề đáng dược chúng ta quan tâm.
Hiện nay các chất thải đó ở các nhà máy hầu như là sẽ được chế biến thành bột thức ăn gia súc,nhưng theo tôi được biết thì việc làm này cũng chưa được quan tâm dúng mức từ đó ảnh hưởng nhiiều đến chất lượng bột cá.
cũng có các hướng nghiên cứu để chiết rút chitin,chiclosan từ vỏ củu tôm để ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau
hoặc nghiên cứu chiết rút enzyme từ nội tạng cá dậc biệt là enzyme protease dể ứng dụng trong công nghệ thự phẩm.
Tuy nhiên theo tôi được biết thị những nghiên cứu trên hầu như vẫn còn năm trên các công trình của các cán bộ nghiên cứu mà vấn đề triển khai áp dụng vào thực tế thì còn hạn chế lắm.
 
Hiện nay các chất thải đó ở các nhà máy hầu như là sẽ được chế biến thành bột thức ăn gia súc,nhưng theo tôi được biết thì việc làm này cũng chưa được quan tâm dúng mức từ đó ảnh hưởng nhiiều đến chất lượng bột cá.
cũng có các hướng nghiên cứu để chiết rút chitin,chiclosan từ vỏ củu tôm để ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau
hoặc nghiên cứu chiết rút enzyme từ nội tạng cá dậc biệt là enzyme protease dể ứng dụng trong công nghệ thự phẩm.
Tuy nhiên theo tôi được biết thị những nghiên cứu trên hầu như vẫn còn năm trên các công trình của các cán bộ nghiên cứu mà vấn đề triển khai áp dụng vào thực tế thì còn hạn chế lắm.

Vậy vấn đề hiện nay chỉ là làm sao đưa từ quy mô phòng thí nghiệm ra thực tiễn thôi phải không?
 
Đúng vậy ,như bạn nói đấy chúng ta có rất nhiều các đề tài nghiên cứu cấp tiến sỹ hẳn hoi nhưng việc ưng dụng các đề tài này thi chẳng thấy nhiều lắm.Phải chăng các doanh nghiệp của chúng ta bảo thủ chậm cải tiến tiếp thu hay do cã đề tài này chưa dáp ứng dược các yêu cầu thực tiễn dặt ra ?
 
Phải chăng các doanh nghiệp của chúng ta bảo thủ chậm cải tiến tiếp thu hay do cã đề tài này chưa dáp ứng dược các yêu cầu thực tiễn dặt ra ?

Tôi nghĩ do một số nguyên nhân

1. Chưa có cầu nối giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp nên có tình trạng người cần công nghệ không biết tìm ở đâu, người có công nghệ không biết chuyển cho ai.

2. Các đề tài thường chỉ ở quy mô phòng thí nghiệp, cùng lắm là đến quy mô pilot, còn phải một chặng đường khá xa mới có thể đưa vào thực tiễn sản xuất, đưa vào quy mô công nghiệp. Thường thì toàn bỏ lửng sau phần pilot nên khó mà ứng dụng thực tiễn.

3. Các nhà khoa học ở Việt Nam theo tôi phải kiêm quá nhiều việc
 
Vấn đề thú vị vì sau này ai đó mong muốn tốt nghiệp (Thạc Sỹ chẳng hạn) muốn dưa khoa học thành 1 nghề hái ra tiền thì sẽ có ích lắm đấy (tui đố kiếm ra người nào bảo là tui làm khoa học vì yêu khoa học, tui chấp nhận nghèo đói để được đắm mình trong tháp ngà khoa học ... ).

Về quan hệ giữa nhà khoa học, nhà nước và nhà buôn, báo chí đăng tải nhiều lắm rồi, Hí hí ông khoa học nào cũng than thở là kô biết chuyển công nghệ cho ai; ông nhà buôn thì bảo đào đâu ra công nghệ để kinh doanh, ông nhà nước thì đau đầu vì kẹu hòai mà hai ông kia kô bắt tay, Dzui ghê.

Tui kô dám thay mặt nhà khoa học để than nghèo kể khổ.

Cho phép tui nói tâm trạng của nhà buôn, ít ra tui từng đi buôn hay người thân tui từng mong muốn biến ngành CNSH thành cái cần câu cơm.

Kô ông nhà buôn nào chịu bỏ ra vài trăm triệu đền vài tỷ cho các nhà khoa học VN "thử tay nghề ... ăn chơi", họ thực dụng tức là phài xem giò xem cẳng nhà khoa học, họ truy ra coi hồi trước ông này làm ra bao nhiêu công nghệ, chuyển cho ai, họ gọi điện trực tiếp đến nơi đang xài công nghệ này hỏi coi kết quả ra sao ... Nói chung là bài bản chuyên nghiệp của kẻ "xót chính đồng tiền của mình". Nhà nước đầu tư khoa học vì ... nhu cầu chính trị, còn nhà buôn bỏ tiền ra làm khoa học vì họ cần làm giàu. Vậy nên ông khoa học gia nào kô chứng minh được rằng sau khi lấy 200 tr của nhà buôn sẽ làm lời cho nhà buôn thành 500 tr, thì xin mời nhà khoa học về nhà đọc sách.

Đừng nói là kô có quan hệ giữa nhà buôn và nhà khoa học. Có, rất chặt chẽ nữa là khác. Nhưng nó kô ầm ĩ mà thôi. Nhà khoa học có tay nghề và nhà buôn có tầm chiến lược gắn bó với nhau mà chả cần nhà nước. Đơn giản là họ gỏi và họ tự tìm đến nhau (như 2 người yêu nhau ấy mà) đâu cần ông nhà nước làm mai làm mối làm chi.

Nhiều nhà buôn nói thẳng là họ bỏ tiền ra mua công nghệ nước ngoài vì ít ra nó được bảo chứng, chứ còn ở VN, ai đền bù cho họ khi tiền bạc chui vèo vào ống nghiệm mà kô có đường ra.

Nhà buôn suy nghĩ và bước dài theo nhu cầu xã hội. Còn nhà khoa học VN??? Không ai dám trả lời.

Nhà buôn xót xa và dẫn đến phá sản nếu áp dụng công nghệ dỏm, còn nhà khoa học VN đưa công nghệ chất lượng kém??

Nhà buôn kô tin nhà khoa học hay nhà khoa học tự thấy mình làm việc bàn giấy giỏi hơn thực tế nên không dám dấn thân vào thương trường? Hỏi các vị ấy sẽ rõ.


Xin mạo phạm, đút kết 1 câu, lỡ có làm chói tai nhà khoa học nào, xin lượng thứ.

Nhà buôn chưa tin nhà khoa học Việt Nam, vì danh tiếng họ quá "lẫy lừng".

Tui nói "chưa" vì vẫn còn hy vọng thì tương lai.
 
8) Rat dung.
Toi cho rang "nha khoa hoc Viet Nam" hien nay con nhieu dieu phai ban. Xin loi cac vi chuc sac co ten tuoi mot ti. Nhung mot PhD lay lung tu 20 nam truoc ma khong duoc cap nhat va ung dung thi lieu se ra sao. Neu "nha khoa hoc Viet Nam" tin chac san pham cua minh co hieu qua rat cao thi tai sao khong the chap nha di lay tien ma hoan thien cong trinh roi sau do ban gia cao? Van de la nhieu "nha khoa hoc Viet Nam" khong muon chap nhan rui ro ma chi muon rui ro do khog o trong nha minh. Roi se ra sao khi chu tin ve hop tac khong duoc ton trong? Sau khi hoan chinh cong trinh lai tim den noi khac chao ban voi gia cao hon ma khong thay rang nguoi di cung voi minh luc kho khan dang uoc huong ? Rat dnag tiec cho cac " nha khoa hoc Viet Nam" luc nao cung chi cho rang minh thiet thoi?
 
mình thì không dám nói nhiều, chỉ thấy ngôn dị hành nan thôi. nghe nói thế kỷ 21 là thế kỷ của CNTT và CNSH, nhưng cho hoài vẫn không thấy sự quan tâm đúng mức của CP về CNSH. Nghĩ cũng buồn.
 
Bổ sung:
- Trường hợp 1: Công ty A đến GS B hợp tác làm dự án tiền tươi thóc thật, GS B huy động chất xám cả phòng làm một cái dự án ngon lành cành đào, đưa cho Ct A. Thấy hồi đáp dự án ko khả thi, năm sau thi thấy nó thành công nghệ của người ta --> tin người, vừa mất công, vừa mang tiếng dại.
- Trường hợp 2: GS B lăn lộn gần 10 năm phát triển được công nghệ, ứng dụng thực tiễn ngon lành, hợp tác với Ct A sản xuất, được 1 năm tốt đẹp, năm sau nó cướp luôn, ko trả tiền ... sở hữu trí tuệ. Kiện tụng mấy năm không ăn thua vì nó tiền to hơn --> đau, lỗi tại ai nhỉ.
Thông cảm nhé, chuyện người thật việc thật nhưng không dám khai rõ ra, các cụ biết lại mắng cho là trẻ con lắm truyện :)

Kết luận 1 câu, chết cũng không hợp tác vơi Ct Việt Nam.
 
hơi đi xa vấn đề ban đầu được đặt ra rồi thì phải. Mình quay lại thôi.
Theo mình được biết thì phế liệu ngành thủy sản còn có thể được sử dụng làm môi trường để nuôi cấy vi sinh vật. Đây là theo luận văn mà bạn mình đã từng làm. Gần đây thì Trung Quốc có tin là họ đã nghiên cứu thành công vỏ tôm có thể ứng dụng trong ngành nhiên liệu sinh học (mình không nhớ rõ lắm).
Nếu có thể tìm được cách để sử dụng phế liệu thủy sản thì tốt quá, lợi biết bao nhiêu đường.
 
Thế nhưng có một vấn đề làm tôi thắc mắc đó là các sản phẩm thải loại sau chế biến như: nội tạng các lại cá, đầu cá, các thành phần khác của các nguyên liệu thuỷ sản khác sau chế biến mà không thể dùng chế biết thành các mắt hàng xuất khầu được thì đã được xử lý như thế nào ? Tôi nghĩ với sự phát triển của thuỷ sản hiện nay thì những nguyên liệu thải loại này sẽ là rất lớn,và nó sẽ đem lại lợi nhuận không nhỏ nếu ta biết lợi dụng nó.

Nếu như tận dụng được những cái này để chế biến thành thưc ăn tổng hợp cho cá thì rất tốt. Vì chúng có nhiều chất dinh dưỡng, với lại nguồn nguyên liệu này rất nhiều, giá rẻ. Chi phí mua thức ăn cho các đối tượng thủy sản hiện nay rất cao
 
Nếu như tận dụng được những cái này để chế biến thành thưc ăn tổng hợp cho cá thì rất tốt. Vì chúng có nhiều chất dinh dưỡng, với lại nguồn nguyên liệu này rất nhiều, giá rẻ. Chi phí mua thức ăn cho các đối tượng thủy sản hiện nay rất cao

Xin chào mọi người, em là thành viên mới, tuy nhiên trước đây em từng làm technical interpreter và consultant ngành Thủy sản. Đây cũng là những câu hỏi em từng trao đổi với các chuyên gia nước ngoài về vấn đề tận dụng phế liệu ngành chế biến thủy sản. Có thể nói như sau:

1. Bột cá dùng trong thức ăn thủy sản có những yêu cầu và qui định riêng và đặc biệt không cho phép sử dụng nguồn nguyên liệu xuất phát từ cùng một loài, ví dụ không được dùng bột cá tra để bỏ vô thức ăn công nghiệp cho cá tra (nói nôm na là "không được ăn thịt đồng loại"). Em nghĩ nguyên nhân là vì sợ ảnh hưởng đến cấu trúc sinh học, chắc cũng tương tự như cận huyết vậy. Như vậy việc tận dụng phế phụ liệu (xương cá, thịt cá vụn) từ nhà máy chế biến để làm nguyên liệu cho thức ăn công nghiệp chỉ có thể khả thi là cung cấp bột cá cho việc sản xuất loại thức ăn gia súc.

2. Chất lượng bột cá trong thức ăn thủy sản có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả tăng trưởng của vật nuôi. Nguồn cung cấp chủ yếu của bột cá trong thức ăn thủy sản là bột cá tự nhiên. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu này đang ngày càng hiếm dần và giá cả tăng lên, đồng thời số lượng cung cấp cũng không ổn định do phụ thuộc vào sản lượng khai thác và mùa vụ. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu nhằm thay thế dần dần lượng bột cá trong thức ăn thủy sản bằng các nguồn đạm thay thế khác như khô dầu đậu nành, bột xương, bột thịt... Tuy nhiên hiệu quả của việc thay thế này đều không bằng sử dụng bột cá tự nhiên trong thức ăn thủy sản. Cũng có nhiều nghiên cứu đề nghị thêm các chất phụ gia, enzyme, hocmoon, vân vân để cải thiện tính hiệu quả của thức ăn sử dụng đạm thay thế. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế có vẻ hơi...mong manh vì việc này sẽ đưa chi phí sản xuất thức ăn lên cao tương đương hoặc cao hơn việc sử dụng bột cá truyền thống. Chưa kể đến việc người ta lo ngại rằng nếu sử dụng bột cá phế liệu sẽ gia tăng khả năng lây nhiễm các tác nhân gây bệnh qua đường thức ăn (vì chúng ta biết nghề nuôi hiện nay đạt mức độ thâm canh quá cao, các tác nhân gây bệnh ngày càng nhiều, khó có thể nói trong thành phần thịt cá không có chứa tác nhân gây bệnh, có thể nó chưa biểu hiện ra nhưng nó vẫn tồn tại ở mật độ thấp).

:)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top