Xét nghiệm nhóm máu

Nguyễn Thế Long

Senior Member
Khi cần lấy mẫu máu đề tiến hành xét nghiệm nhóm máu, tại sao phải chích lấy máu ở ngón áp út của bàn tay trái? :cool:
 
Có lẽ làm vậy để tránh gây phiền toái cho hoạt động của bệnh nhân. Đối với người thuận tay phải thì ngón áp út của bàn tay trái là ngón ít được sử dụng nhất so với những ngón còn lại.
 
Có lẽ làm vậy để tránh gây phiền toái cho hoạt động của bệnh nhân. Đối với người thuận tay phải thì ngón áp út của bàn tay trái là ngón ít được sử dụng nhất so với những ngón còn lại.

Nếu ng thuận tay fải lấy ngón của tay trái thì ng thuận trái sẽ lấy ở ngón áp út bên fải? Em ko nghĩ là để tránh phiền toái. Tại sao ng ta ko lấy ở gần khủyu tay mà lại lấy ở ngón tay?
 
Nếu bệnh nhận thuận tay trái mà báo cho người lấy máu biết thì có lẽ người ta sẽ chuyển qua lấy tay phải thôi. Cấu trúc giải phẫu ở 2 tay này không có gì khác nhau .
Lấy máu ở khuỷu tay (cùi chỏ) thì lại dễ đâm trúng xương hơn và khó lấy hơn , bạn có thấy vậy không? Còn lấy máu ở các tĩnh mạch vùng hố khuỷu thì thường dùng khi cần lấy lượng máu nhiều, trong khi lấy máu ở đầu ngón tay thường dùng cho số lượng ít.
Ngoài lấy ở đầu ngón tay ra người ta còn có thể lấy ở dái tai, cũng là một nơi con người ít sử dụng
Tóm lại mình vẫn nghĩ mục đích là cho thuận tiện thôi.
 
Mấy sếp học Y thì còn cãi thế nào được nữa:mrgreen:. Em vừa phone cho bạn học Y HP, anh ý bảo cũng chỉ do lí do sinh hoạt thôi vì ngón này ít hoạt động ( chỉ để đeo nhẫn + cho đủ quân số 10 ngón:hihi:)
Vì vậy, cứ thế mà diệt, hôm em đi mổ họ cũng lấy máu ở sau vành tai một chút để thử độ đông rồi sẵn sàng chích thêm phát nữa ở ngón tay, hết chỗ nói, đau phải biết:sexy:
 
Câu hỏi đề cập trực tiếp đến ngón áp út tay trái mà không quan tâm tới người đó thuận tay nào. Do đó, cách giải thích về việc ngón áp út tay trái ít sử dụng vẫn chưa hoàn toàn thỏa đáng. Dĩ nhiên không loại trừ khả năng người ra câu hỏi cố ý để mập mờ, đánh đố.
Mọi người tiếp tục tìm hiểu thêm nhé, anh dò hỏi được bác sỹ là tốt nhất, hehe :mrgreen:
 
:welcome: Liên quan đến chuyện trái phải: Các bạn có nhớ tư thế và động tác của người lấy máu cho mình (hoặc khi mình phải tự lấy máu) không? :???:Và thường tay nào thì dễ thả lỏng hơn nhỉ? :???:
 
:welcome: Liên quan đến chuyện trái phải: Các bạn có nhớ tư thế và động tác của người lấy máu cho mình (hoặc khi mình phải tự lấy máu) không? :???:Và thường tay nào thì dễ thả lỏng hơn nhỉ? :???:
Anh Thành đã đề cập caí câu, " Và thường tay nào thì dễ thả lỏng hơn nhỉ?", em thiết nghĩ tay trái ít hoạt động, nên dễ thả lỏng hơn. Em nhớ là khi người ta lấy máu mình thì ngồi đối diện, và vị trí thuận lợi để lấy máu là tay chéo nhau giữa bệnh nhân và kĩ thuật viên. Tức là tay phải của kĩ thuật viên sẽ lấy máu tay trái sẽ thuận tiện nhất.
Còn vấn đề tại sao lại hay lấy cái đó thì kiến thức chỉ biết đến vậy, mấy ngài bác sĩ thì chỉ có biết cái tổng quát ( không nói tất cả), chứ thực ra, nếu là hai chữ " thuận tiện" thôi thì con nít nó cũng đoán ra
Theo mình, việc giải thích lấy máu ở ngón tay áp út vì lý do sinh hoạt như em Phương Lan đã nói ko phải là lý do cốt yếu nhất!

Câu trả lời của Lan thừa nhận chưa đầy đủ, nhưng xin lưu ý chút là độ dày của da cũng phụ thuộc là cái chỗ đó có làm việc nhiều không

 
Hic, ở đây là tự mình chích máu mình chứ không có bác sỹ đâu. Mà cũng không phải lấy 1 đống như ở bệnh viện, lấy tí ti để làm thí nghiệm là được rồi.:) Cách làm là tay phải cầm cái bút chích (cũng dạng dạng như cái bút bi bấm của Thiên Long zậy đó), dí ngón áp út tay trái vào chỗ ngòi đang thụt xuống, rồi lấy ngón cái tay phải ấn "tẹt" 1 cái >>> ngón tay thủng 1 lỗ tí ti (hầu như không có cảm giác đau). :cool:
 
Thực ra, lấy ở ngón nhẫn là có lý do của nó. thứ nhất là ở các đầu ngón tay nhiều máu:mrgreen:, thứ hai là trên quan điểm giải phẫu bao hoạt dịch của ngón nhẫn tách riêng với các ngón khác nên khi chẳng may bị nhiễm trùng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các bao hoạt dịch xung quanh, nhưng phiền cái, ở đầu ngón tay nhiều đầu tận thần kinh nên chích máu đau lắm:cry:
 
À quên , chích máu bên trái là do đa số người thuận tay phải nên phải chích bên trái để không ảnh hưởng đến hoạt động:mrgreen: Còn nếu tìm hiểu sâu về nhóm máu thì limited, nói chung là người ta phân chia theo kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu:mrgreen:
 
Thực ra, lấy ở ngón nhẫn là có lý do của nó. thứ nhất là ở các đầu ngón tay nhiều máu:mrgreen:, thứ hai là trên quan điểm giải phẫu bao hoạt dịch của ngón nhẫn tách riêng với các ngón khác nên khi chẳng may bị nhiễm trùng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các bao hoạt dịch xung quanh, nhưng phiền cái, ở đầu ngón tay nhiều đầu tận thần kinh nên chích máu đau lắm:cry:
Bạn có thể nói rõ hơn được không? Bao hoạt dịch có vai trò gì?
Mà chích máu ở đầu ngón tay phê lém :hihi:, đừng sợ :socool:
 
em nghe nói ở đầu ngón tay thường tập trung những mạng lưới thần kinh rất nhạy cảm, chỉ cần sơ ý phát là toi ngay:divien: nên khi lấy máu chắc là đau. Hôm nọ ở BV thấy ng ta lấy máu ở đầu ngón tay, thấy máu màu đỏ thẫm.
Nếu đầu ngón tay nhạy cảm như vậy thì sao vẫn lấy ở đấy?
 
Đã tìm ra đáp án của câu hỏi này, có 2 lý do như sau:
1. Chích tay trái là vì thông thường mọi người thuận tay phải, chích tay trái sẽ ít ảnh hưởng tới sinh hoạt (như mọi người đã nói)
2. Ngón áp út tập trung ít dây thần kinh nên ít gây cảm giác đau.
(Ai thắc mắc là tại sao lại chích ở ngón tay thì trả lời là do chỉ cần 1 lượng máu nhỏ, mà đầu ngón tay chứa nhiều máu). :cool:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top