Sử dụng chất đánh dấu gfp trong kiểm nghiệm thực phẩm

thangnho_12

Senior Member
em đang làm về đề tài này nhưng không biết phương pháp đưa plasmid mã hoá gfp vào tế bào e.coli như thế nào cả,và lam sao nhận biết vsv trong thực phẩm sau khi đã đánh dấu bằng gfp.ai biết xin trả lời giùm vơí.
 
Câu hỏi hơi lạ nhỉ? Bạn học phổ thông hay đại học? để biết nên giải thích đến mức độ nào.

Các phương pháp đưa plasmid vào tế bào thì bạn cứ search theo từ khóa methods of transformation/ plasmid transformation , thể nào cũng kiếm được mấy phương pháp cơ bản: sốc nhiệt, sốc điện (electroporation), CaCl2... Còn để nhận biết GFP thì tất nhiên phải dùng fluorescent microscope, bạn phải tìm hiểu xem GFP là viết tắt của cái gì thì sẽ biết ngay thôi.
 
em đang làm về đề tài này nhưng không biết phương pháp đưa plasmid mã hoá gfp vào tế bào e.coli như thế nào cả,và lam sao nhận biết vsv trong thực phẩm sau khi đã đánh dấu bằng gfp.ai biết xin trả lời giùm vơí.
gfp la Green Fluorescent Protein là protein phát huỳnh quang.em cảm ơn anh (chị).em muốn hỏi là cần phải sử dụng kỹ thuật nào để phát hiện ra vsv tồn tại trong thực phẩm đang kiểm định sau khi mình đã sử dụng gfp đối với mẫu thực phẩm đó rồi.em đang học đại học.cho em hỏi kỹ thuật fluorescent microscope là gì vậy???:)
 
đề tài mới đây: gfp và ứng dụng trong kiểm nghiệm thực phẩm ai biết cứ cho ý kiến

khi đưa plasmid mang gen mã hoá gfp(Green Fluorescent Protein) vào trong tế bào nhận ( E.coli) thì có những vấn đề gì cần chú ý?
và khi lên men để tạo sinh khối gfp thì trong nồi lên men sẽ có những sản phẩm phụ nào cùng xuất hiện?
sử dụng kỹ thuật nào để có thể phát hiện vsv trong mẫu thực phẩm khi đã xử lý mẫu thực phẩm đó bằng gfp.( ai đọc được bài này làm ơn chuyển đến anh Hưng giùm với nghe,hy vọng người có nhiều kinh nghiệm như anh Hưng sẽ trả lời giúp em.em chân thành cảm ơn.):please:
 
là cái kính hiển vi em ạ, chắc tiếng Việt cũng gọi là hiển vi huỳnh quang (ai biết confirm giúp với). Em đem mẫu đã chuyển gen quan sát dưới hiển vi, nếu chuyển gen thành công thì sẽ có dấu hiệu của GFP (màu xanh green) trong tế bào, nếu không thấy màu tức là chuyển gen không thành công.
Hình như có 1 cách đơn giản hơn dùng flourescent micr. là chiếu xạ để GFP phát được huỳnh quang (dùng UV hoặc ánh sáng xanh blue)
 
dạ cách này thì em biết rồi.anh hiểu sai ý em muốn hỏi rồi.sản phẩm của em là một protein thôi hà,chư hông phải là một gen gfp.nghĩa là khi đã có protein gfp thành phẩm, dùng nó để đánh dấu lên mẫu thực phẩm thì làm sao mình biết được là có vsv trong mẫu,nếu dùng đèn UV soi thì phần gfp dính trên mẫu( ví dụ như mẫu thịt đi),thì lúc đó phần thịt dính gfp cũng sẽ phát sáng.vậy thì làm sao ta có thể phân biệt được đâu là vsv đâu là thịt đã dính gfp phát sáng hở anh.:hum:
 
à, anh có biết trong quá trình lên men ecoli thì ngoài lactose ra còn có những sản phẩm gì nữa hông hở anh.và theo anh nghĩ thì khi lên men gfp thì sản phẩm protein gfp sẽ nằm trong tế bào hay trong dịch lên men hở anh?( ý kiến chủ quan thôi cũng được):hoanho:
 
đã có gfp thành phẩm là cái gì? cái protein ấy em lấy đâu ra? lại còn đánh dấu lên mẫu thực phẩm nữa?? em định dùng thìa bôi cái protein ấy lên thực phẩm à?? thế em dùng plasmid để làm gì? Chị nghĩ em nên đọc lại cẩn thận tất cả các chu trình kỹ đã, không thể giải thích khi mà em không nắm được chu trình như thế này.

Em trả lời các câu hỏi này nhé:
1. Plasmid mã hóa GFP: GFP ở đây là protein hay là gene? Tại sao phải gắn GFP vào plasmid?
2. Đưa Plasmid-GFP vào E.coli: Khi Plasmid được chuyển vào E.coli, quá trình gì sẽ xảy ra? E.coli sẽ có biểu hiện gì (expression) khác với E.coli không chuyển gene (control)?
3. Vi sinh vật trong mẫu em nói có phải là E.coli không? (vì nếu em chuyển plasmid vào E.coli rồi lại muốn kiểm nghiệm con vsv khác thì chị cũng không biết phải làm thế nào đâu)
 
nó là thế này này.từ plasmid chứa gen mã hoá protein phát huỳnh quang là gfp,em định chuyển nó vào trong ecoli để lên men nhằm thu được sản phẩm là protein phát huỳnh quang.
rồi từ gfp thu nhận được sau khi lên men đó làm sao đánh dấu để nhận biết các vsv khác trong mẫu thực phẩm.ecoli được chuyển gen gfp vào hì sẽ có khả năng phát sáng.em muốn hỏi chị xem chị có biết phương pháp nào để sử dụng protein này để nhận ra các vsv khác tồn tại trong thực phẩm hay không???đây là phuơng pháp mới nên có ít tài liệu lắm
:cry:
 
nó là thế này này.từ plasmid chứa gen mã hoá protein phát huỳnh quang là gfp,em định chuyển nó vào trong ecoli để lên men nhằm thu được sản phẩm là protein phát huỳnh quang.
rồi từ gfp thu nhận được sau khi lên men đó làm sao đánh dấu để nhận biết các vsv khác trong mẫu thực phẩm.ecoli được chuyển gen gfp vào hì sẽ có khả năng phát sáng.em muốn hỏi chị xem chị có biết phương pháp nào để sử dụng protein này để nhận ra các vsv khác tồn tại trong thực phẩm hay không???đây là phuơng pháp mới nên có ít tài liệu lắm
:cry:

À bây giờ thì chị hiểu ý em rồi. Thế này nhé em yêu quý:

1. Mục đích tạo ra GFP protein của em là để phát hiện vi sinh vật trong thực phẩm. Nhưng bản chất của protein chỉ là phân tử tín hiệu thôi.

2. Để phát hiện vi sinh vật thì thường em cần biết protein bề mặt hoặc độc tố hoặc protein khác tiết ra ngoài đặc hiệu cho vi sinh vật đích mà em muốn phát hiện. Sau đó em cần dùng kháng thể đặc hiệu cho các protein loại này.

Thật ra có các cách khác như dùng PCR, ELISA... nhưng trong đề tài của em thì theo chị hiểu có thể em cần dung hợp gene mã hóa GFP với gene mã hóa kháng thể. Như vậy khi em bổ sung kháng thể gắn GFP vào mẫu thực phẩm thì kháng thể sẽ gắn với vi sinh vật (hoặc protein nào đó do vi sinh vật tiết ra), còn GFP đóng vai trò tín hiệu cho phép em phát hiện sự gắn này.

Không biết như vậy có đúng ý em không? Có gì chị em mình cùng trao đổi tiếp nhé.:cuta:
 
nhờ chị mà giờ em biết thêm một cách nhận biết mới đó.đung như chịh nói,gfp chỉ là gen đánh dấu mà thôi,chị ơi chị có biết các loại vsv trong htực phẩm như ecoli, shamonella... các protein bề mặt của chúng là gì không hở chị??
và chị cho em hỏi "kháng thể đặc hiệu cho protein " là sao hở chị? chị có thể lấy một ví dụ cho em hiểu được không ạ?làm ơn mà:mrgreen::hum:
 
mà chị này,chị cho em hỏi điều này luôn:khi biến nạp một plasmid vào tế bào thì nếu như em dùng phương pháp hoá biến nạp ( dùng cacl2) thì có cần sốc nhiệt hông hơ chị? và tác dụng của cacl2 có phải là làm cho màng tế bào giãn ra và làm tăng áp suất thẩm thấu không??
nên sư dụng cacl2 với nồng độ bao nhiêu là hợp lí ạ??và nó có ảnh hưởng gì tới plasmid chuyển không vậy chị???:sexy:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top