“Nhà nghiên cứu” tương lai chỉ là những nhà chép sách?

Trần Hoàng Dũng

Administrator
Staff member
“Nhà nghiên cứu” tương lai chỉ là những nhà

“Nhà nghiên cứu” tương lai chỉ là những nhà chép sách?

Tình trạng “lạm phát trích dẫn” đã đến mức báo động trong nghiên cứu khoa học ở nước ta cho thấy không ít nhà khoa học của ta lười nhác trong lao động trí tuệ, tồi tệ hơn, là không có khả năng nghiên cứu khoa học. Sự lười nhác và thiếu khả năng nghiên cứu này bắt nguồn ngay từ trong hệ thống đào tạo và thi cử của ta. Thử khảo sát các luận văn của các cử nhân là thấy rõ.

Khóa luận tốt nghiệp?

Tôi đến dự một buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Luật kinh tế của trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Một SV lên trình bày đề tài của mình với tên gọi Cổ phần hoá các công ty X. Trong luận văn SV trình bày rằng các công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ triền miên. Cô giáo phản biện hỏi lại SV trên rằng em lấy thông tin trên từ đâu. SV ấy trả lời rằng lấy từ văn kiện Đại hội Đảng. Cô giáo nói lại, tôi cũng đọc văn kiện mà không thấy, em nhầm chăng. SV ậm ờ không trả lời được. Cô giáo nhắc lại cho SV rõ là đánh giá như trên là do ngân hàng phát triển châu Á về các công ty quốc doanh của VN.

Nhưng rồi vì đề tài “tập” nghiên cứu, nên cô phải cho thang điểm thấp nhất là 9. Có lẽ còn có nhiều mối quan hệ giữa SV và người hướng dẫn, giữa cô và thầy giáo cùng đồng nghiệp có học sinh đang bảo vệ. Cô cho điểm của học sinh thầy thì thầy sẽ cho điểm của học sinh cô.

Có hiện tượng là SV nghiên cứu khoa học thường chép lại các đề tài, thêm thắt vào các câu văn cho nó ra vẻ của mình. Nhiều SV nghiên cứu “thêm” nhưng không biết che đậy phần yếu kém của mình, điều bộc lộ rõ nhất đó là lỗi chính tả. Câu nào của tác giả, câu ấy có lỗi. Cho nên muốn chấm luận văn tốt nghiệp cho công bằng, luận văn ấy có phải là của SV hay không, các thầy cô chỉ cần chấm lỗi là… xong!

Trong các luận văn nghiên cứu khoa học, các SV đề phía sau là phần các tài liệu tham khảo. Phần này không phải khổ công nhọc óc gì nhưng nhiều SV không phân biệt đâu là tài liệu, đâu là sách, đâu là bài viết, bài báo hoặc thông tin do một tổ chức nào đó có uy tín đánh giá. Tất cả cứ lộn tùng phèo. Nguyên do của sự yếu kém không hiểu là từ thầy hay trò. Một tấm thảm xấu chỉ có người dệt nên tấm thảm đó biết.

Nỗi buồn không của riêng ai

Tìm hiểu thêm về những buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp khoa triết ĐH Sư phạm Hà Nội: Sau khi SV trình bày đề tài nghiên cứu của mình, thầy giáo phản biện rất thất vọng, nên đành hỏi một câu cho có lệ cần hỏi là em hãy kể tên một số nhà tư tưởng Phương Đông. SV tuyên bố hùng hồn rằng, Phương Đông không có nhà tư tưởng?!

ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là nơi đào tạo các cử nhân có khả năng nghiên cứu cao nhất, cũng dở khóc dở cười. Một SV nữ chép y xì công trình nghiên cứu khoa học của GV nghiên cứu văn học phương tây Đ.A. Đ, cùng với một số công trình và bài viết của các nhà nghiên cứu về M. Proust. Giáo viên hướng dẫn nói rằng, toàn bộ đề tài là do SV nghiên cứu chứ không chép lại của ai. GV phản biện hỏi lại là em đã đọc bao nhiêu tập của M. Proust. SV trả lời rằng đọc 7 tập bằng tiếng việt ở thư viện quốc gia. GV phản biện nói mới dịch có 2 tập là Dưới bóng những cô gái tuổi hoa và Đi tìm thời gian đã mất (tập 2). SV trả lời ậm ờ.

SV nghiên cứu khoa học là hiện tượng lành mạnh, đáng được hoan nghênh. Nhưng với cách nghiên cứu tràn lan và các đề tài luận văn là cuộc chép sách của SV thì thật phí công GV hướng dẫn và GV phản biện. Một ngày nào đó, những SV này lại sống lâu, lại lên “lão làng” thì khoa học nước nhà sẽ đi về đâu?

Khoa học không là khoai bở

Như những đề tài vừa nêu trên thì SV rất yếu kém trong nghiên cứu khoa học và bộc lộ “sự ngu ngốc một cách thật thà” trong quá trình đi sao chép. Nên chăng cần chấn chỉnh cách làm luận văn tốt nghiệp hiện nay. Thay vì phải miệt mài đèn sách và khả năng tư duy để có được thành quả do chính nỗ lực của mình bỏ ra, các SV nghiên cứu thường lượn lờ qua các chợ luận văn, như chợ luận văn ở trường ĐH kinh tế Quốc dân, hay những khu tập trung đông các trường Đại học như Thanh Xuân, Cầu Giấy… mà nhiều báo đã nêu.

Cũng cần chấn chỉnh lại cách nghiên cứu khoa học đối với các SV. Để có những SV xuất sắc và có những đề tài xuất sắc, nên chăng các khoa của các trường có sự đề cử và bỏ phiếu, tăng thêm uy tín cho người nghiên cứu, chứ không thề xô bồ như tình trạng hiện nay. Khoa học là độ chín về lý thuyết, về phương pháp luận, khả năng tư duy và cách trình bày. Khoa học không phải là khoai bở nứt ra khoe mình một cách dị hợm. Các cụ ngày xưa thường nói: Quý hồ tinh bất quý hồ đa!

Theo Thể Thao & Văn Hóa

http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=77075&ChannelID=13


=========================

Trong bài này, tác giả có nhắc đến trực tiếp các trường ĐH, nơi có các gương điển hình "sanh dziên làm pha học". Tui chợt nghĩ, nếu tác giả chỉ để là trường X, trường Y nào đó, đảm bảo 100% SV hay thậm chí thầy cô coi xong bài này đều bảo là: chuyện ở trường khác, chứ trường tui nghiêm túc lắm, chất lượng lắm.


Chuyện thật 100%, hồi tui bảo vệ (kô nói ra chắc ai cũng biết tui xuất thân từ đâu ra) một anh bạn đồng môn sư huynh đệ của tui đưa 1 cuốn luận văn mà nhìn vô tài liệu tham khảo quá chừng quá đất, toàn tiếng Anh kô hà, khiếp thật. Đọc phần Tổng quan tài liệu sau mà hấp dẫn thế. Khỏi cần đến 8 năm sau tui mới nhận thấy, ngay thời điểm đó tui cũng đã biết đây là nội dung copy từ 1 luận án thạc sỹ, mà ông thạc sỹ này sau khi thành thạc sỹ xong chính là GV hướng dẫn cho anh bạn đồng môn của tui. Nhưng điều tui ngỡ ngàng hơn nữa là vị GS TS chấm phản biện cho 9 hay 10 gì đó mà chẳng bình luận đến nửa lời.



Để coi chất lượng 1 cuốn luận văn, từ cấp ĐH đến cấp TS, một thầy giáo nói rằng, ông ta chẳng coi cái chi cho mệt óc, cứ giở phần tài liệu tham khảo ra coi là biết ngay trình độ thật của tác giả luận văn này.

Hiện tượng cử nhân mới ra trường, giữ lại làm trợ giảng, mới 1-2 năm được hướng dẫn SV làm tốt nghiệp (mặc dù thực tế thầy cô đứng tên) không phải là chuyện xa xôi gì, nó tùm lum ra kia kìa, và rồi anh chị CN này được (hay bị) thầy cô giao coi luôn cuốn luận văn, hệ quả là anh chị ta chẳng thể nào biết được cái nào đúng, cái nào sai để chỉnh sửa.

Một SV hí hửng đưa cuốn luận văn cho tui xem, thầy giáo hướng dẫn ngời kế bên cũng hí hửng bảo: Tui bắt mấy em viết luận văn theo chuẩn quốc tế, phải có Index ... đầy đủ. Cô SV này lật phần Index cho tui coi để ... khoe. Coi xong tui nghẹn ngào, chẳng nói được nửa lời, trời ạ đó là Abbreviation. Phải chi chỉ có 1 mình cô SV ở đó, tui chỉnh giúp rồi, đằng này thầy cô ta ngồi sờ sờ trước mặt nữa kia kìa. Tui ái ngại ghê, hẹn 1 dịp khi gặp lại sẽ giúp cô này sửa sai. Mà kô biết có kịp không vì cô Cử nhân này cũng đang ở lại trường làm trợ giảng đấy chứ.


Với tôi: Đừng trách SV trong bài viết này, VN ta có câu "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Hãy phê phán cái trình độ thực của những ông cha bà mẹ trước đi đã, rồi hãy nói là tại sao con họ hư.
 
Vấn đề anh lonxon đưa ra ở trên cung khá thú vị và nó cũng là vấn đề nhức nhối trong giới khoa học nói chung . Vì sao lại có tình trạng như vậy ử? Theo em cũng do nhiều nguyên nhân ( em mạn phép đưa ra , nếu theo các bác là ko đúng thì xin giơ cao đánh khẽ hộ em :? )

T1: Đúng là do trình độ của GV HD như anh lonxon đã nêu ở trên .Cũng chẳng dám trách các thầy cô vì tri thức phát triển đến chóng mặt , trong khi thầy cô đã cao tuổi , chẳng phải thầy cô nào cũng đủ kiên nhẫn và nhiệt huyết để cập nhật thông tin thường xuyên.... :mrgreen: .

T2: Cũng một phần do SV nữa . SV là thế hệ trẻ năng động . Nhẽ ra phải đào sâu tìm tòi ,khám phá , học hỏi thì họ lại chỉ chăm chăm đi tìm các luận văn thạc sĩ , tiến sĩ của những người đi trước để "sào".Cốt sao cho luận văn của mình dài dài là ổn rồi , họ không biết rằng để có thành quả đúc kết trong đó là mồ hôi công sức của người đi trước , họ là tuýp người thích ăn sẵn ---> tự biến mình thành rỗng tuếch

T3: Cũng phải 1 phần do điều kiện . Em cứ lấy vd khoa em .Khoa Sinh là KHoa thực nghiệm nhẽ ra nên ko giới hạn SV làm luận văn , nhưng đằng này thì chỉ 1 số rất ít được làm luận văn vì lí do ... thiếu GV HD . còn lại con số đông là thi tốt nghiệp ( có cả môn chung ) . Trong khi quả đúng là các thầy cô chẳng hiểu bận bịu những cái gì mà còn lại rất ít thầy cô nhận HD SV làm luận văn ( chắc các thầy cô còn bận chạy sô hay làm công việc đại sự gì đó ) SV thì xô nhau đi kiếm , đi xin người HD .Thử hỏi bước khởi đầu như thế thì còn mong sự kết thúc tốt đẹp ko?
Ôi còn trăm ngàn lí do mà không kể hết được . các bác cứ thảo luận...
 
Một SV hí hửng đưa cuốn luận văn cho tui xem, thầy giáo hướng dẫn ngời kế bên cũng hí hửng bảo: Tui bắt mấy em viết luận văn theo chuẩn quốc tế, phải có Index ... đầy đủ. Cô SV này lật phần Index cho tui coi để ... khoe. Coi xong tui nghẹn ngào, chẳng nói được nửa lời, trời ạ đó là Abbreviation. Phải chi chỉ có 1 mình cô SV ở đó, tui chỉnh giúp rồi, đằng này thầy cô ta ngồi sờ sờ trước mặt nữa kia kìa. Tui ái ngại ghê, hẹn 1 dịp khi gặp lại sẽ giúp cô này sửa sai. Mà kô biết có kịp không vì cô Cử nhân này cũng đang ở lại trường làm trợ giảng đấy chứ.

Không biết bác thật hay đùa. Nếu thật thì làm như bác là chữa phần ngọn. Phần gốc là vị "ngồi sờ sờ trước mặt nữa kia kìa" lần sau sẽ lại cho ra một vị "trời ạ đó là Abbreviation". Mà cho đến lúc bác gặp cái ngọn để chỉnh thì "cô Cử nhân này cũng đang ở lại trường làm trợ giảng đấy chứ" cũng đã kịp cho ra mấy "tác phẩm" khác tương tự rồi, biết sao đây?.
 
mấy bữa nay tui bị tào tháo rượt chạy từ 9 giờ sáng đến 11 giờ tối, no weeken, no holiday nên kô viết nhiều được:

01- Những chuyện mà tui kể hòan tòan 100% sự thật, ngay bản thân tui ngày xưa khi viết Tổng quan tài liệu cũng là cut and past từ sách, luận văn đi trước, chứ kô ai nói tui nghe là tổng quan tài liệu nghĩa là gì, phải viết ra sao. Mãi 4-5 năm sau tui mới biết.

02- Ông tổ ngành tiến hóa Dac-uyn (tui lại quên tên E ổng rồi) có nói: Bác học không có nghĩa là ngừng học. Và ổng học đến tóc tai bạc trắng. Các nhà khoa học VN (xin lỗi ý tui nói bao gồm các thầy cô giảng dạy từ cấp ĐH trở lên) có xứng tầm là nhà bác học đâu mà kô chịu học hỏi. Hay là vì kô phải bác học nên học nhiêu đó đủ rồi. Như vậy câu của Đắc-uyn chỉ dành cho bác học, còn ai kô phải là bác học thì miễn áp dụng.

03-Khổ lắm quý vị ơi, ngay cả thầy tui (ở VN ấy) viết tài liệu tham khảo mà còn sai tùm lum, bạn thử nghĩ tui có dám mở miệng ra sửa sai kô???? Vừa rồi tui thử đọc 1 bài viết trên tạp chí Di truyền học và ứng dụng, khoa nói đến hàm lượng khoa học mà tui lướt qua thấy đề tên người thẩm định khoa học là Mai Đình Yên, một cổ thụ của ngành sinh học, nhưng ... ngó xuống phần tài liệu tham khảo lại thấy chẳng ra thể thống gì. Tác giả hình như cũng là sư sỹ gì đó, mà phản biện cũng là sư sỹ luôn để rồi cái phần tài liệu tham khảo chẳng giống ai. Vậy thì sao đây???

Chả trách SV nó không phân biệt nổi sách, tạp chí, bài bình luận KHOA HỌC và sách, tạp chí bài viết PHỔ THÔNG.


04- Nói đến quốc sách giáo dục VN và sản phẩm giáo dục hiện tại chính là là đụng đến chuyện từ xa xưa tận những năm 1960 đến ngày nay. Thôi, tui hổng dám bàn luận đâu. Nhức đầu lắm.

05- Tui hòan tòan đồng ý với ý kiến các bạn đó là tự thân mình nên thấy sai đâu sửa đấy (chứ đừng sửa đấy sai đâu rồi bi kịch hơn là sửa đâu sai đấy ...) và cố gắng giúp thế hệ đi sau đừng sai đấy sửa đâu.
 
tui thấy có nhiều người chứ chửi khoa học gia Vn hòai, thấy buốn quá , bộ nước mình tệ đến như vậy?
Thật ra có ngành chép sách được , chứ còn nhiều ngành phải làm mới có số liệu, chứ chép sách hay chế số liệu là biết ngay.
cho nên chúng ta phải phân biệt ngành nào có chép sách thì nói cho rõ, chứ nói chung cả đám thì thiệt thòi quá
 
Bạn có đọc bài của GS Hòang Tụy GS Nguyễn Lân Dũng về những khoa học gia VN chưa? Văn hóa Phương Đông tôn thờ THẦY trên cả CHA, chỉ sau Vua (Quan, SƯ, Phụ) nên từ bé ta đã xem Thầy cô là 1 cái gì đó cao sang đẹp đẽ, rồi nhìn người có bằng cấp học hàm học vị đeo lủng lẳng mà ngưỡng mộ. Chuyện đó đúng thôi. Nhưng .... (thôi, stop ở đây hen)

Kô phải là chửi mà là biết nhìn vô đúng thực trạng thực tế, để chúng ta đừng ở trên mây, tự khen ngợi ta, tự huyền hoặc lấy mình, tự thỏa mãn những gì mình có và quan trọng hơn là làm sao con cháu chúng ta sau này không "chửi" chúng ta, kô viết bài phê phán thực trạng, kô buồn bã thảm não ... về chính chúng ta.

Như tui đã nói, ngay phần Tổng quan tài liệu của ngành sinh học 100% SV làm đề tài kô hiểu nó là cái gì, chỉ chép chổ này 1 chút chép chỗ kia một ít, lắp ráp chúng lại. Hòan tòan kô có 1 câu văn nào là do SV tự viết ra. Nhưng 100% thầy cô đều cho đây là chuyện bình thường và còn chỉ dẫn cho cắt ở đâu, chép ở đâu. Thế là 1 cái dị thường bị biến thành 1 cái bình thường. Và SV cứ nghĩ thế là "làm khoa học". Tui chưa bàn đến phần viết kết quả và biện luận nhé.
 
03-Khổ lắm quý vị ơi, ngay cả thầy tui (ở VN ấy) viết tài liệu tham khảo mà còn sai tùm lum, bạn thử nghĩ tui có dám mở miệng ra sửa sai kô???? Vừa rồi tui thử đọc 1 bài viết trên tạp chí Di truyền học và ứng dụng, khoa nói đến hàm lượng khoa học mà tui lướt qua thấy đề tên người thẩm định khoa học là Mai Đình Yên, một cổ thụ của ngành sinh học, nhưng ... ngó xuống phần tài liệu tham khảo lại thấy chẳng ra thể thống gì. Tác giả hình như cũng là sư sỹ gì đó, mà phản biện cũng là sư sỹ luôn để rồi cái phần tài liệu tham khảo chẳng giống ai. Vậy thì sao đây???
:mrgreen: :lol:

Bác giống như những nhà văn hiện thực phê phán của Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ trước quá. Đọc câu cú của bác em cứ mường tượng ra những câu chuyện của Nguyễn Công Hoan, của Vũ Trọng Phụng... Tìm ra bệnh thì không khó, nguyên nhân của nó cũng chẳng khó khăn gì để mà hiểu. Nhưng cái gốc rễ của nó, cái mà nó đã ăn sâu, đã ngấm vào máu của nhiều thế hệ rồi thì dễ gì mà bỏ được. Thôi bao giờ cho đến đến năm 45 thì sẽ tai qua nạn khỏi thôi mà.

Bác có thể giúp cho các học trò của bác làm tốt, nhưng sau đó thì sao nào. Nếu học trò của bác không phải là những người mà có tầm cỡ được như bác, rồi nó đi làm, rồi nó bị gò theo những cái sai đó, không chịu được thì sẽ trở nên bất mãn, mà chịu theo thì sẽ toi công của bác. hì hì :mrgreen:

các giáo sư cứ nói đi, cứ phê phán đi, lỗi là ở các ông ấy mà không hiểu các ông ấy đang nói ai hả trời?

"Một cánh én nhỏ, chẳng làm nên mùa xuân", nhưng mà mùa xuân đến thì én chắc chắn sẽ về! Còn bao giờ mùa xuân sẽ đến, tôi không biết đâu :mrgreen:
 
việc cut và paste của sinh viên là chuyện thường ngày ở huyện khỏi bàn vì ng]ời ta bây giờ chỉ gọi là khóa luận chứ có coi là luận văn nữa đâu?
điều đáng đau đầu là có cả Tiến sỹ cũng làm như vậy
còn hơn nữa nhiều nhà khoa học thực thụ cũng chỉ copy and paste rùi các bài báo thì đăng hết tạp chí nọ sang tạp chí kia bằng những cách tương tự như vậy để chấm điểm?
tuy nhiên cũng con sâu bỏ dầu nồi canh thôi (tuy không phun thuốc và tâm lý dùng rau sạch nên hơi nhiều sâu một chút, địh luật bảo toàn mà, bây giờ cơ chế đào tạo mở ra nhiều, nhiều trường đại học ở Việt nam mà khi nói tên ra chẳng ai nghe bao giờ lạ hoắc)
 
lamvt said:
việc cut và paste của sinh viên là chuyện thường ngày ở huyện khỏi bàn vì ng]ời ta bây giờ chỉ gọi là khóa luận chứ có coi là luận văn nữa đâu?

Thì chúng ta đã biến 1 chuyện bất bình thường kỳ quái gở thành 1 chuyện bình thường. Có lẽ chỉ có ở Vn ta mới có suy nghĩ này.

Ở mấy nước khác, làm Essay, cũng như ta làm khoá luận, SV phải đọc nhiều để viết bài. Xong. Ông thầy đưa nội dung bài viết lên 1 trang web nào đó hay 1 phần mềm nào đó cho nó dò. Nó sẽ chỉ ra là SV đã cut and paste từ đâu. Ông thầy căn cứ vào mức độ cut and paste mà cho nó điểm kém hay ... tốt nghiệp sớm.
 
vậy cơ à?
thì Vn như vậy thì chúgn ta mới có chuyện để bàn tán
nhưng thôi kẻo Vn ta còn có câu là rối hơi, và đền nhà ai nhà ấy rạng?
không biết Tây họ có thế không?
với lại biết sự thực mà ta không làm theo thế là được rùi?
chỉ Hy vọng là các sinh viên sau này đừng làm như thế cho cả cuộc đời của họ
và một vấn nạ tương tự nưa mà ta cung biết: tui thấy nó cứ kì kì thế nào ấy
đó là kể cả Các GSTSKH. cũng có một bài báo đăng hết tạp chí này rùi tập chí kia trong vài năm liền(xin hỏi lonxon đi nhiều bên nước nào họ làm như vậy không?
)
 
Tôi chưa thấy hiện tượng bạn nói bao giờ. Ít nhất 2 nước mà tui sống và học đều có nguyên tắc thế này:

- bài báo đăng ở tạp chí nào sẽ được chấm credit tương ứng với mức độ nổi tiếng (tức là chỉ số Impact factor của tờ bào đó, ví dụ đăng trên Cell, Nature, Sciences, Annual review thì điểm tối đa 5, còn mấy tờ báo khác thì thấp hơn 1 chút).
- Sau 2 năm (có khi 1 năm mà cũng có khi 5 năm, tuỳ quy định của viện) thì cộng credit lại, coi 1 ông Sư, Sỹ có hoàn thành nhiệm vụ không.

Giản dị vậy thôi, thử xem ông nào dám đem 1 kết quả đăng nhiều lần.
 
vay a?
the con Vn thi sao?
tuy nhien cac ket qua do co bien doi chut it (hoac thay noi dung, hoac bieng tuong theo cach nao do, co khi dang bao , rui tham du trong cacbao cao tai nhieu hoi nghi)
do la su thuc o vn. Ca Su lan Sy deu lam vay
 
tui nghĩ làm khoa học thì ở đâu cũng vậy, có là Châu Phi nghèo nàn lạc hậu hay Châu Âu giàu có, Mỹ lắm tiền thì cái quan trọng của Khoa học là sự trung thực và tôn trọng sự thật. Sau nhiều năm ăn học ở đây, đó là cái duy nhất tôi học được từ họ. Chứ kiến thức à, có đấy, nhưng chỉ là cái phụ. Vn ta giờ đâu có thiếu điều kiện mà đọc sách tài liệu khoa học nữa. Thư viện nè, sách tặc nè, đọc đã luôn. Nhưng cái cốt lõi của người làm khoa học thì kô biết bao giờ dân VN ta mới mua được. Nó bị giết lần giết mòn bởi chính chúng ta.
 
Thực ra ở nước ngòai vẫn có chuyện một người gửi một công trình tới nhiều địa chỉ khác nhau, nhưng họ hòan tòan không có ý định gian lận credit. Trong nhiều trường hợp vẫn có một sự lắt léo nào đó, ví dụ khi anh phải báo cáo kết quả đề tài cho nhà tài trợ anh cũng phải nói làm sao cho họ thấy khả quan.

Ở VN chắc nhiều vị cũng thấy được vấn đề nên mới cho tiếp tục dự án 322, hy vọng thế hệ mới các nhà KH VN sẽ học được tính trung thực ở nước ngòai.
 
tôi có thấy hiện tượng shortgun nói, nhưng để gọi đúng bản chất thì nó có vẻ như là các nhà khoa học đánh tiếng cho mọi người biết hưiớng đề tài nghiên cứu của họ. Ví dụ đề tài làm 5-10 năm, thỉnh thỏang họ cho ra 1 cái Brief Communication hay 1 cái paper nho nhỏ nào đó, xong, họ mới gom lại thánh bài báo chỉnh thể mà đăng trên 1 tờ tạp chí hight level. Khi nhận tài trợ dù là nguồn nhà nước hay tư nhân kết quả cuối cùng vẫn là các papers, gom hết tất cả bài báo đã công bố nộp lên cho nơi cấp kinh phí là xong. Nơi đó sẽ thẩm định coi là tiền bỏ ra có tương ứng hàm lượng khoa học của những bài này không. Tui chưa nghe và chưa thấy bosses tui đi "báo cáo nghiệm thu đề tài" bao giờ, dù 1 năm ổng nhận grant kô hề ít.
 
Hình thức tài trợ cho nghiên cứu khoa học của các công ty hiện nay khá phổ biến ở các nước phát triển. Những dự án be bé thì khỏang 1, lớn hơn có thể tới 5, 7 cái PhD. Trong những trường hợp như vậy định kỳ PhD student phải báo cáo tiến độ với công ty. Nên dù kết quả nghiên cứu không được tốt lắm nhưng vẫn phải nói làm sao để người ta dzui dzẻ hợp tác làm việc tiếp.
 
tui nghĩ làm khoa học thì ở đâu cũng vậy, có là Châu Phi nghèo nàn lạc hậu hay Châu Âu giàu có, Mỹ lắm tiền thì cái quan trọng của Khoa học là sự trung thực và tôn trọng sự thật. Sau nhiều năm ăn học ở đây, đó là cái duy nhất tôi học được từ họ. Chứ kiến thức à, có đấy, nhưng chỉ là cái phụ. Vn ta giờ đâu có thiếu điều kiện mà đọc sách tài liệu khoa học nữa. Thư viện nè, sách tặc nè, đọc đã luôn. Nhưng cái cốt lõi của người làm khoa học thì kô biết bao giờ dân VN ta mới mua được. Nó bị giết lần giết mòn bởi chính chúng ta.

Lâu lâu đọc lại những bài viết của anh Dũng vẫn thấy khoái :)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top