“Nhà nghiên cứu” tương lai chỉ là những nhà
“Nhà nghiên cứu” tương lai chỉ là những nhà chép sách?
Tình trạng “lạm phát trích dẫn” đã đến mức báo động trong nghiên cứu khoa học ở nước ta cho thấy không ít nhà khoa học của ta lười nhác trong lao động trí tuệ, tồi tệ hơn, là không có khả năng nghiên cứu khoa học. Sự lười nhác và thiếu khả năng nghiên cứu này bắt nguồn ngay từ trong hệ thống đào tạo và thi cử của ta. Thử khảo sát các luận văn của các cử nhân là thấy rõ.
Khóa luận tốt nghiệp?
Tôi đến dự một buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Luật kinh tế của trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Một SV lên trình bày đề tài của mình với tên gọi Cổ phần hoá các công ty X. Trong luận văn SV trình bày rằng các công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ triền miên. Cô giáo phản biện hỏi lại SV trên rằng em lấy thông tin trên từ đâu. SV ấy trả lời rằng lấy từ văn kiện Đại hội Đảng. Cô giáo nói lại, tôi cũng đọc văn kiện mà không thấy, em nhầm chăng. SV ậm ờ không trả lời được. Cô giáo nhắc lại cho SV rõ là đánh giá như trên là do ngân hàng phát triển châu Á về các công ty quốc doanh của VN.
Nhưng rồi vì đề tài “tập” nghiên cứu, nên cô phải cho thang điểm thấp nhất là 9. Có lẽ còn có nhiều mối quan hệ giữa SV và người hướng dẫn, giữa cô và thầy giáo cùng đồng nghiệp có học sinh đang bảo vệ. Cô cho điểm của học sinh thầy thì thầy sẽ cho điểm của học sinh cô.
Có hiện tượng là SV nghiên cứu khoa học thường chép lại các đề tài, thêm thắt vào các câu văn cho nó ra vẻ của mình. Nhiều SV nghiên cứu “thêm” nhưng không biết che đậy phần yếu kém của mình, điều bộc lộ rõ nhất đó là lỗi chính tả. Câu nào của tác giả, câu ấy có lỗi. Cho nên muốn chấm luận văn tốt nghiệp cho công bằng, luận văn ấy có phải là của SV hay không, các thầy cô chỉ cần chấm lỗi là… xong!
Trong các luận văn nghiên cứu khoa học, các SV đề phía sau là phần các tài liệu tham khảo. Phần này không phải khổ công nhọc óc gì nhưng nhiều SV không phân biệt đâu là tài liệu, đâu là sách, đâu là bài viết, bài báo hoặc thông tin do một tổ chức nào đó có uy tín đánh giá. Tất cả cứ lộn tùng phèo. Nguyên do của sự yếu kém không hiểu là từ thầy hay trò. Một tấm thảm xấu chỉ có người dệt nên tấm thảm đó biết.
Nỗi buồn không của riêng ai
Tìm hiểu thêm về những buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp khoa triết ĐH Sư phạm Hà Nội: Sau khi SV trình bày đề tài nghiên cứu của mình, thầy giáo phản biện rất thất vọng, nên đành hỏi một câu cho có lệ cần hỏi là em hãy kể tên một số nhà tư tưởng Phương Đông. SV tuyên bố hùng hồn rằng, Phương Đông không có nhà tư tưởng?!
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là nơi đào tạo các cử nhân có khả năng nghiên cứu cao nhất, cũng dở khóc dở cười. Một SV nữ chép y xì công trình nghiên cứu khoa học của GV nghiên cứu văn học phương tây Đ.A. Đ, cùng với một số công trình và bài viết của các nhà nghiên cứu về M. Proust. Giáo viên hướng dẫn nói rằng, toàn bộ đề tài là do SV nghiên cứu chứ không chép lại của ai. GV phản biện hỏi lại là em đã đọc bao nhiêu tập của M. Proust. SV trả lời rằng đọc 7 tập bằng tiếng việt ở thư viện quốc gia. GV phản biện nói mới dịch có 2 tập là Dưới bóng những cô gái tuổi hoa và Đi tìm thời gian đã mất (tập 2). SV trả lời ậm ờ.
SV nghiên cứu khoa học là hiện tượng lành mạnh, đáng được hoan nghênh. Nhưng với cách nghiên cứu tràn lan và các đề tài luận văn là cuộc chép sách của SV thì thật phí công GV hướng dẫn và GV phản biện. Một ngày nào đó, những SV này lại sống lâu, lại lên “lão làng” thì khoa học nước nhà sẽ đi về đâu?
Khoa học không là khoai bở
Như những đề tài vừa nêu trên thì SV rất yếu kém trong nghiên cứu khoa học và bộc lộ “sự ngu ngốc một cách thật thà” trong quá trình đi sao chép. Nên chăng cần chấn chỉnh cách làm luận văn tốt nghiệp hiện nay. Thay vì phải miệt mài đèn sách và khả năng tư duy để có được thành quả do chính nỗ lực của mình bỏ ra, các SV nghiên cứu thường lượn lờ qua các chợ luận văn, như chợ luận văn ở trường ĐH kinh tế Quốc dân, hay những khu tập trung đông các trường Đại học như Thanh Xuân, Cầu Giấy… mà nhiều báo đã nêu.
Cũng cần chấn chỉnh lại cách nghiên cứu khoa học đối với các SV. Để có những SV xuất sắc và có những đề tài xuất sắc, nên chăng các khoa của các trường có sự đề cử và bỏ phiếu, tăng thêm uy tín cho người nghiên cứu, chứ không thề xô bồ như tình trạng hiện nay. Khoa học là độ chín về lý thuyết, về phương pháp luận, khả năng tư duy và cách trình bày. Khoa học không phải là khoai bở nứt ra khoe mình một cách dị hợm. Các cụ ngày xưa thường nói: Quý hồ tinh bất quý hồ đa!
Theo Thể Thao & Văn Hóa
http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=77075&ChannelID=13
=========================
Trong bài này, tác giả có nhắc đến trực tiếp các trường ĐH, nơi có các gương điển hình "sanh dziên làm pha học". Tui chợt nghĩ, nếu tác giả chỉ để là trường X, trường Y nào đó, đảm bảo 100% SV hay thậm chí thầy cô coi xong bài này đều bảo là: chuyện ở trường khác, chứ trường tui nghiêm túc lắm, chất lượng lắm.
Chuyện thật 100%, hồi tui bảo vệ (kô nói ra chắc ai cũng biết tui xuất thân từ đâu ra) một anh bạn đồng môn sư huynh đệ của tui đưa 1 cuốn luận văn mà nhìn vô tài liệu tham khảo quá chừng quá đất, toàn tiếng Anh kô hà, khiếp thật. Đọc phần Tổng quan tài liệu sau mà hấp dẫn thế. Khỏi cần đến 8 năm sau tui mới nhận thấy, ngay thời điểm đó tui cũng đã biết đây là nội dung copy từ 1 luận án thạc sỹ, mà ông thạc sỹ này sau khi thành thạc sỹ xong chính là GV hướng dẫn cho anh bạn đồng môn của tui. Nhưng điều tui ngỡ ngàng hơn nữa là vị GS TS chấm phản biện cho 9 hay 10 gì đó mà chẳng bình luận đến nửa lời.
Để coi chất lượng 1 cuốn luận văn, từ cấp ĐH đến cấp TS, một thầy giáo nói rằng, ông ta chẳng coi cái chi cho mệt óc, cứ giở phần tài liệu tham khảo ra coi là biết ngay trình độ thật của tác giả luận văn này.
Hiện tượng cử nhân mới ra trường, giữ lại làm trợ giảng, mới 1-2 năm được hướng dẫn SV làm tốt nghiệp (mặc dù thực tế thầy cô đứng tên) không phải là chuyện xa xôi gì, nó tùm lum ra kia kìa, và rồi anh chị CN này được (hay bị) thầy cô giao coi luôn cuốn luận văn, hệ quả là anh chị ta chẳng thể nào biết được cái nào đúng, cái nào sai để chỉnh sửa.
Một SV hí hửng đưa cuốn luận văn cho tui xem, thầy giáo hướng dẫn ngời kế bên cũng hí hửng bảo: Tui bắt mấy em viết luận văn theo chuẩn quốc tế, phải có Index ... đầy đủ. Cô SV này lật phần Index cho tui coi để ... khoe. Coi xong tui nghẹn ngào, chẳng nói được nửa lời, trời ạ đó là Abbreviation. Phải chi chỉ có 1 mình cô SV ở đó, tui chỉnh giúp rồi, đằng này thầy cô ta ngồi sờ sờ trước mặt nữa kia kìa. Tui ái ngại ghê, hẹn 1 dịp khi gặp lại sẽ giúp cô này sửa sai. Mà kô biết có kịp không vì cô Cử nhân này cũng đang ở lại trường làm trợ giảng đấy chứ.
Với tôi: Đừng trách SV trong bài viết này, VN ta có câu "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Hãy phê phán cái trình độ thực của những ông cha bà mẹ trước đi đã, rồi hãy nói là tại sao con họ hư.
“Nhà nghiên cứu” tương lai chỉ là những nhà chép sách?
Tình trạng “lạm phát trích dẫn” đã đến mức báo động trong nghiên cứu khoa học ở nước ta cho thấy không ít nhà khoa học của ta lười nhác trong lao động trí tuệ, tồi tệ hơn, là không có khả năng nghiên cứu khoa học. Sự lười nhác và thiếu khả năng nghiên cứu này bắt nguồn ngay từ trong hệ thống đào tạo và thi cử của ta. Thử khảo sát các luận văn của các cử nhân là thấy rõ.
Khóa luận tốt nghiệp?
Tôi đến dự một buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Luật kinh tế của trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Một SV lên trình bày đề tài của mình với tên gọi Cổ phần hoá các công ty X. Trong luận văn SV trình bày rằng các công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ triền miên. Cô giáo phản biện hỏi lại SV trên rằng em lấy thông tin trên từ đâu. SV ấy trả lời rằng lấy từ văn kiện Đại hội Đảng. Cô giáo nói lại, tôi cũng đọc văn kiện mà không thấy, em nhầm chăng. SV ậm ờ không trả lời được. Cô giáo nhắc lại cho SV rõ là đánh giá như trên là do ngân hàng phát triển châu Á về các công ty quốc doanh của VN.
Nhưng rồi vì đề tài “tập” nghiên cứu, nên cô phải cho thang điểm thấp nhất là 9. Có lẽ còn có nhiều mối quan hệ giữa SV và người hướng dẫn, giữa cô và thầy giáo cùng đồng nghiệp có học sinh đang bảo vệ. Cô cho điểm của học sinh thầy thì thầy sẽ cho điểm của học sinh cô.
Có hiện tượng là SV nghiên cứu khoa học thường chép lại các đề tài, thêm thắt vào các câu văn cho nó ra vẻ của mình. Nhiều SV nghiên cứu “thêm” nhưng không biết che đậy phần yếu kém của mình, điều bộc lộ rõ nhất đó là lỗi chính tả. Câu nào của tác giả, câu ấy có lỗi. Cho nên muốn chấm luận văn tốt nghiệp cho công bằng, luận văn ấy có phải là của SV hay không, các thầy cô chỉ cần chấm lỗi là… xong!
Trong các luận văn nghiên cứu khoa học, các SV đề phía sau là phần các tài liệu tham khảo. Phần này không phải khổ công nhọc óc gì nhưng nhiều SV không phân biệt đâu là tài liệu, đâu là sách, đâu là bài viết, bài báo hoặc thông tin do một tổ chức nào đó có uy tín đánh giá. Tất cả cứ lộn tùng phèo. Nguyên do của sự yếu kém không hiểu là từ thầy hay trò. Một tấm thảm xấu chỉ có người dệt nên tấm thảm đó biết.
Nỗi buồn không của riêng ai
Tìm hiểu thêm về những buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp khoa triết ĐH Sư phạm Hà Nội: Sau khi SV trình bày đề tài nghiên cứu của mình, thầy giáo phản biện rất thất vọng, nên đành hỏi một câu cho có lệ cần hỏi là em hãy kể tên một số nhà tư tưởng Phương Đông. SV tuyên bố hùng hồn rằng, Phương Đông không có nhà tư tưởng?!
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là nơi đào tạo các cử nhân có khả năng nghiên cứu cao nhất, cũng dở khóc dở cười. Một SV nữ chép y xì công trình nghiên cứu khoa học của GV nghiên cứu văn học phương tây Đ.A. Đ, cùng với một số công trình và bài viết của các nhà nghiên cứu về M. Proust. Giáo viên hướng dẫn nói rằng, toàn bộ đề tài là do SV nghiên cứu chứ không chép lại của ai. GV phản biện hỏi lại là em đã đọc bao nhiêu tập của M. Proust. SV trả lời rằng đọc 7 tập bằng tiếng việt ở thư viện quốc gia. GV phản biện nói mới dịch có 2 tập là Dưới bóng những cô gái tuổi hoa và Đi tìm thời gian đã mất (tập 2). SV trả lời ậm ờ.
SV nghiên cứu khoa học là hiện tượng lành mạnh, đáng được hoan nghênh. Nhưng với cách nghiên cứu tràn lan và các đề tài luận văn là cuộc chép sách của SV thì thật phí công GV hướng dẫn và GV phản biện. Một ngày nào đó, những SV này lại sống lâu, lại lên “lão làng” thì khoa học nước nhà sẽ đi về đâu?
Khoa học không là khoai bở
Như những đề tài vừa nêu trên thì SV rất yếu kém trong nghiên cứu khoa học và bộc lộ “sự ngu ngốc một cách thật thà” trong quá trình đi sao chép. Nên chăng cần chấn chỉnh cách làm luận văn tốt nghiệp hiện nay. Thay vì phải miệt mài đèn sách và khả năng tư duy để có được thành quả do chính nỗ lực của mình bỏ ra, các SV nghiên cứu thường lượn lờ qua các chợ luận văn, như chợ luận văn ở trường ĐH kinh tế Quốc dân, hay những khu tập trung đông các trường Đại học như Thanh Xuân, Cầu Giấy… mà nhiều báo đã nêu.
Cũng cần chấn chỉnh lại cách nghiên cứu khoa học đối với các SV. Để có những SV xuất sắc và có những đề tài xuất sắc, nên chăng các khoa của các trường có sự đề cử và bỏ phiếu, tăng thêm uy tín cho người nghiên cứu, chứ không thề xô bồ như tình trạng hiện nay. Khoa học là độ chín về lý thuyết, về phương pháp luận, khả năng tư duy và cách trình bày. Khoa học không phải là khoai bở nứt ra khoe mình một cách dị hợm. Các cụ ngày xưa thường nói: Quý hồ tinh bất quý hồ đa!
Theo Thể Thao & Văn Hóa
http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=77075&ChannelID=13
=========================
Trong bài này, tác giả có nhắc đến trực tiếp các trường ĐH, nơi có các gương điển hình "sanh dziên làm pha học". Tui chợt nghĩ, nếu tác giả chỉ để là trường X, trường Y nào đó, đảm bảo 100% SV hay thậm chí thầy cô coi xong bài này đều bảo là: chuyện ở trường khác, chứ trường tui nghiêm túc lắm, chất lượng lắm.
Chuyện thật 100%, hồi tui bảo vệ (kô nói ra chắc ai cũng biết tui xuất thân từ đâu ra) một anh bạn đồng môn sư huynh đệ của tui đưa 1 cuốn luận văn mà nhìn vô tài liệu tham khảo quá chừng quá đất, toàn tiếng Anh kô hà, khiếp thật. Đọc phần Tổng quan tài liệu sau mà hấp dẫn thế. Khỏi cần đến 8 năm sau tui mới nhận thấy, ngay thời điểm đó tui cũng đã biết đây là nội dung copy từ 1 luận án thạc sỹ, mà ông thạc sỹ này sau khi thành thạc sỹ xong chính là GV hướng dẫn cho anh bạn đồng môn của tui. Nhưng điều tui ngỡ ngàng hơn nữa là vị GS TS chấm phản biện cho 9 hay 10 gì đó mà chẳng bình luận đến nửa lời.
Để coi chất lượng 1 cuốn luận văn, từ cấp ĐH đến cấp TS, một thầy giáo nói rằng, ông ta chẳng coi cái chi cho mệt óc, cứ giở phần tài liệu tham khảo ra coi là biết ngay trình độ thật của tác giả luận văn này.
Hiện tượng cử nhân mới ra trường, giữ lại làm trợ giảng, mới 1-2 năm được hướng dẫn SV làm tốt nghiệp (mặc dù thực tế thầy cô đứng tên) không phải là chuyện xa xôi gì, nó tùm lum ra kia kìa, và rồi anh chị CN này được (hay bị) thầy cô giao coi luôn cuốn luận văn, hệ quả là anh chị ta chẳng thể nào biết được cái nào đúng, cái nào sai để chỉnh sửa.
Một SV hí hửng đưa cuốn luận văn cho tui xem, thầy giáo hướng dẫn ngời kế bên cũng hí hửng bảo: Tui bắt mấy em viết luận văn theo chuẩn quốc tế, phải có Index ... đầy đủ. Cô SV này lật phần Index cho tui coi để ... khoe. Coi xong tui nghẹn ngào, chẳng nói được nửa lời, trời ạ đó là Abbreviation. Phải chi chỉ có 1 mình cô SV ở đó, tui chỉnh giúp rồi, đằng này thầy cô ta ngồi sờ sờ trước mặt nữa kia kìa. Tui ái ngại ghê, hẹn 1 dịp khi gặp lại sẽ giúp cô này sửa sai. Mà kô biết có kịp không vì cô Cử nhân này cũng đang ở lại trường làm trợ giảng đấy chứ.
Với tôi: Đừng trách SV trong bài viết này, VN ta có câu "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Hãy phê phán cái trình độ thực của những ông cha bà mẹ trước đi đã, rồi hãy nói là tại sao con họ hư.