Kỹ thuật điện di- thực nghiệm

Trích dẫn:
- Cẩn thận pha nhầm, thay vì buffer lại đổ dI H2O vào

Hồi xưa nhầm hoài, chạy chán chê đến lúc xem chẳng thấy DNA đâu ? ?

Trích dẫn:
- Để tránh bọt khi đổ gel agar, rất đơn giản, đổ buffer vào, ngồi suy nghĩ khoảng 10 phút mình đã ăn món gì tối hôm qua. OK, cho vào lò visóng, đun OK đi, bọt rất ít, vì tinh bột bị no quá rồi....

Đun gel bằng lò vi sóng chẳng vấn đề gì cả, có điều thường xuyên check và lắc đều cho đến khi completely transparent không còn tí particles nào thì là OK, đổ gel gentle để tránh bọt.
Add EtBr vào flash trước khi đổ gel là hay nhất tránh trường hợp phân tán không đều. Nhưng EtBr có radical, liệu đun nóng = lò vi sóng trong lần sử dụng sau có không safe lắm không nhỉ. Em thắc mắc thế thôi chứ người ta vẫn làm.

Trích dẫn:
- Đừng rút comb trước 30 phút, để đáy well ổn định hơn... Nên dùng một số dung dịch (loại chống bám dính) lau kỹ răng, sẽ OK hơn. ?

Trước khi dùng thường em cũng lau comb kĩ hơn và đợi thời gian nhất định rồi mới rút comb (thường thì 2-3% gel cũng mất đến 25-30 phút để gel cứng)

Trích dẫn:
- Nếu rỗi rãi, đổ buffer ra cái chén, thử trước xem tối thiểu mất bao nhiêu dye thì kéo được mẫu xuống đáy well. Nên cho tối thiểu dye để kết quả là đẹp nhất khi chụp ảnh. Nếu dùng commecial dye ?thì chỉ cần 0.5X là đủ. ?

Cái này em chưa làm bao giờ, nhưng cũng là một mẹo hay. Có lần dye của tụi em không đủ nặng, chèn lên cả sản phẩm làm mất công phải run lại gel.

Trích dẫn:
- Ảnh sẽ rất đẹp nếu đổ gel nồng độ thấp (<1%) và mỏng (<0.5cm).

- Nếu cần thôi gel mà wells quá nhỏ, lấy băng keo trong, dán dăm răng lại, tha hồ load mẫu, nhiêu cũng được. Nên chia bản gel thành 2 phần, một nhuộm lấy tương quan để cắt trích nửa còn lại.

- Đề phòng trường hợp SSCP (đa hình hình dạng sợi), nên dùng dye có formamide (chỉ có ích nhiều khi chạy PAGE).

- Đổ sẵn dăm bản, hoặc đổ một bản to rồi tùy thuộc số mẫu cần kiểm tra mà cắt ra số wells cần thiết...

- Trước khi dùng nên rửa sạch đáy wells, đề phòng "rác" hoặc agar dư..

mấy cái này của ông sv_ngheo

Có chút vấn đề với nồng độ gel, không phải cứ nồng độ gel < 1% là ảnh điện di đẹp đâu à. Nghĩ kỹ coi.
 
Các bác ơi, cho em hỏi chút về dye điện di ạ. Là thế này. Bác supervisor của em bắt em đi pha dye điện di ạ (em tưởng dye thì thường có sẵn mà, mua là xong??). Bác ấy cho em công thức sau:
10 X loading buffer:
20% Ficoll 400
0.1M disodium EDTA, pH 8
1.0% sodium dodecyl sulfate
0.25% bromphenol blue
Em chẳng biết là pha thế có tốt không? Vì là để em tự dung ạ. Các bác cho em chút ít ý kiến.

___________________________________


HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
 
Các bác ơi, cho em hỏi chút về dye điện di ạ. Là thế này. Bác supervisor của em bắt em đi pha dye điện di ạ (em tưởng dye thì thường có sẵn mà, mua là xong??). Bác ấy cho em công thức sau:
10 X loading buffer:
20% Ficoll 400
0.1M disodium EDTA, pH 8
1.0% sodium dodecyl sulfate
0.25% bromphenol blue
Em chẳng biết là pha thế có tốt không? Vì là để em tự dung ạ. Các bác cho em chút ít ý kiến.

___________________________________
HÃY ĐAM MÊ VÀ BIẾN NIỀM ĐAM MÊ ẤY THÀNH SỰ THẬT !

Hãy lắng nghe tiếng nói của lòng đam mê,
hãy chắp đôi cánh cho tâm hồn bay bổng;
và hãy để bài hát nào cũng được hát lên....
Thực ra dye( dung dịch nạp mẫu-Loading bufer ) thường thì có bán sẵn dạng 6X. Mình chỉ cần mua về và sử dụng thôi. Thường các công ty về sinh học phân tử trong nước như Việt Á, Khoa Thương...đều có bán và các công ty đa quốc gia nữa.
và công tức của Fesmantas là:(5X)
- 0.313M Tris-HCl( pH6.8 at 25 độ c)
- 10% SDS
- 0.05% bromophenol blue
- 50% glycerol
 
đề nghị nhưng người đua ra techinical hint phai nam chac kha nang cua minh, chu toi thay co nhan van dua ra hint nhu the nay

".....Khi load mẫu vào giếng đặt trong bể điện di thì DNA do đã hình thành liên kết yếu với bromphenol blue nên lắng nhanh xuống đáy giếng, chẳng ai phải đánh đuổi ai cả......"
Thu hoi ban DNA lien ket voi bromphenol blue nho lien ket hoa hoc nao vay, va tac gia nao discover dieu do day,

De settle down your sample, nguoi ta mix probe voi mot hop chat co trong luong rieng lon hon running buffer, trong truong hon nay la glycerol (co the co cac chat khac nua) con chat mau bromphenol blue, (con goi la front dye) nguoi ta dung de biet how far the electrophoretic mobility is. Trong mot so truong hop vi du EMSA (electrophoretic mobility shift assay), o do nguoi ta can preserve protein (transciption factor ) DNA interaction thi tham tri nguoi ta omit bromphenol blue vi so (mac du chua ro do co phai nguyen nhan ko) hop chat mau nay co the interfere with the conplex.

Neu chua ro thi doc ky roi hang dua ra comment,
chu dung co noi lieu, dat biet la lam khoa hoc
xiin loi ban cho toi noi thang
 
Mình thấy có 1 cái khác biệt giữa 2 lab mình đã làm. Ở VN thường là đúc gel ngay lúc chạy. Ở lab mình hiện nay đúc hơn chục cái gel rồi cho vào hộp ngâm trong TAE buffer 1x. Lúc nào chạy thì lấy ra chạy luôn. Ở VN đặt gel vào tank rồi mới cho mẫu lên giếng. Ở đây lấy gel từ TAE buffer ra cho mẫu lên giếng rồi mới bỏ vào tank.
Về làm dye thì mình chỉ thích bỏ bromophenol blue mà không thích thêm mấy thằng lằng nhằng kia (Xylene chẳng hạn). Bromophenol blue thường chạy tương đương khoảng 300 bp trong khi mấy thằng màu kia khoảng 1kp trở lên. Khi chụp ảnh gel nhiều khi cái màu thẫm của các băng kia nó ảnh hưởng đến band của mình. Dye chỉ có bromophenol blue thì khi pha có màu xanh lá chuối, cho DNA vào đổi thành màu tím xanh.
 
Mình thấy có 1 cái khác biệt giữa 2 lab mình đã làm. Ở VN thường là đúc gel ngay lúc chạy. Ở lab mình hiện nay đúc hơn chục cái gel rồi cho vào hộp ngâm trong TAE buffer 1x. Lúc nào chạy thì lấy ra chạy luôn. Ở VN đặt gel vào tank rồi mới cho mẫu lên giếng. Ở đây lấy gel từ TAE buffer ra cho mẫu lên giếng rồi mới bỏ vào tank.

Chỗ bác để gel ngâm đó trong bao lâu? Đã có EtBr chưa? Gel mới load và chạy một vài giếng có bỏ lại đợi chạy tiếp k? Tuổi thọ bao lâu?

Lúc bỏ gel đã load mẫu vào tank thì tank có buffer chưa? Có bị trôi sample ra khỏi giếng k?

Nếu work với gel có sẵn EtBr thì làm như thế có dây bẩn linh tinh ra nhiều thứ k? Bác cảm giác có safety k?
 
Gel ngâm cả tháng cũng không sao. Gel không bỏ EtBr. Khi chạy vài giếng thì cắt đủ giếng để chạy còn lại vất lại vào hộp. Chạy DNA dùng gel cũ vẫn ổn như thường. Chạy kiểm tra chất lượng RNA thì thường đúc gel mới và thay đệm mới.
Khi bỏ vào tank thì tank đã có buffer. Nhìn chung là mẫu không trôi ra khỏi giếng trừ phi overload.
Một điều thú vị là lab mình chả ai xài găng tay khi làm việc với EtBr. Nói đúng hơn là vì đã có spatula xúc gel rồi nên cũng chẳng cần đeo thêm bao tay, chỉ tổ tạo cảm giác an toàn giả tạo.
Mình cảm thấy rất yên tâm vì có bà postdoc ở lab làm SHPT hơn 10 năm mà sinh 2 đứa con xinh như cún!:mrgreen:
 
Mình cảm thấy rất yên tâm vì có bà postdoc ở lab làm SHPT hơn 10 năm mà sinh 2 đứa con xinh như cún!:mrgreen:

Gửi bác Lương:
EtBr là tác nhân gây ung thư khi tiếp xúc với nó, chứ không hẳn sẽ liên quan đến 2 đứa con xinh như cún đâu ạ. Phiền bác xem lại ý này?
 
Lab mình làm Southern với Northern cứ gọi như là cơm bữa. Toàn dùng phóng xạ.
EtBr gây ung thư, thế tột cùng của ung thư là gì? Chả phải là đột biến tế bào mầm à :socool:
 
Lab mình làm Southern với Northern cứ gọi như là cơm bữa. Toàn dùng phóng xạ.
EtBr gây ung thư, thế tột cùng của ung thư là gì? Chả phải là đột biến tế bào mầm à :socool:

Í, là lo cho sức khỏe của bác nên mới nói thế, bác đừng để ý nếu thấy không ích lợi gì. Còn tột cùng của ung thư thì bác có thể tham khảo cái này
 
đề nghị nhưng người đua ra techinical hint phai nam chac kha nang cua minh, chu toi thay co nhan van dua ra hint nhu the nay

".....Khi load mẫu vào giếng đặt trong bể điện di thì DNA do đã hình thành liên kết yếu với bromphenol blue nên lắng nhanh xuống đáy giếng, chẳng ai phải đánh đuổi ai cả......"
Thu hoi ban DNA lien ket voi bromphenol blue nho lien ket hoa hoc nao vay, va tac gia nao discover dieu do day,

De settle down your sample, nguoi ta mix probe voi mot hop chat co trong luong rieng lon hon running buffer, trong truong hon nay la glycerol (co the co cac chat khac nua) con chat mau bromphenol blue, (con goi la front dye) nguoi ta dung de biet how far the electrophoretic mobility is. Trong mot so truong hop vi du EMSA (electrophoretic mobility shift assay), o do nguoi ta can preserve protein (transciption factor ) DNA interaction thi tham tri nguoi ta omit bromphenol blue vi so (mac du chua ro do co phai nguyen nhan ko) hop chat mau nay co the interfere with the conplex.

Neu chua ro thi doc ky roi hang dua ra comment,
chu dung co noi lieu, dat biet la lam khoa hoc
xiin loi ban cho toi noi thang

>>>> Chẳng tháy mod và Admin nhắc nhở gỉ cả nhỉ:nhannho::nhannho:, nửa ta nửa tây! Còn vụ tiếng ta không dấu, thế mà mỗi cái trang SNVN đều có cái nhắc nhở màu đỏ to tướng về cái "Lỗi nhỏ hay mắc", thế mới lạ chứ!!!

Mình thấy có 1 cái khác biệt giữa 2 lab mình đã làm. Ở VN thường là đúc gel ngay lúc chạy. Ở lab mình hiện nay đúc hơn chục cái gel rồi cho vào hộp ngâm trong TAE buffer 1x. Lúc nào chạy thì lấy ra chạy luôn. Ở VN đặt gel vào tank rồi mới cho mẫu lên giếng. Ở đây lấy gel từ TAE buffer ra cho mẫu lên giếng rồi mới bỏ vào tank.

Cái khác biệt này với em cũng đã thấy, cái chính theo em nghĩ là "Trăm hay không bằng tay quen" các bác à! Em cũng đã từng cả đúc gel + EtBr cũng như là đổ gel >> điện di >> nhuộm EtBr trong cùng một lab (ở VN) hoạc ở 2 lab khác nhau ở nước ngoài. Vấn đề chỗ nào quen thì người ta chỉ chi mình làm hoạc bắt mình làm thế thôi.

Riêng vơi gel đổ sẵn cùng EtBr, các bác có để ý là bản gel soi trên đèn UV thì phía điện cực âm (chẳng nhớ, phía đầu load mẫu í) cũng sáng hơn ở điện cực dương không các bác nhỉ? Đã có ai lý giải cái này chưa???


Về làm dye thì mình chỉ thích bỏ bromophenol blue mà không thích thêm mấy thằng lằng nhằng kia (Xylene chẳng hạn). Bromophenol blue thường chạy tương đương khoảng 300 bp trong khi mấy thằng màu kia khoảng 1kp trở lên.
Ủng hộ bác món này!!! CÁi Bromophenol blue công nhận tiện ích cho trông chừng điện di ^_^.

Chỗ bác để gel ngâm đó trong bao lâu? Đã có EtBr chưa? Gel mới load và chạy một vài giếng có bỏ lại đợi chạy tiếp k? Tuổi thọ bao lâu?

Lúc bỏ gel đã load mẫu vào tank thì tank có buffer chưa? Có bị trôi sample ra khỏi giếng k?
Em cũng đã đổ gel rồi ngâm trong đệm TBE, cũng đổ gel bọc lại, cho vào tủ mát, để vài ba ngày rồi chạy điện di bình thường. Quan trọng là không làm cho cái gel bị bay hơi / mất nước đi là okie mà các bác.


Í, là lo cho sức khỏe của bác nên mới nói thế, bác đừng để ý nếu thấy không ích lợi gì. Còn tột cùng của ung thư thì bác có thể tham khảo cái này (từ cái comment #225 bác ạ)

Đợt này bác Thọ làm được trên 230 comment trong 1 topic riêng của bác rồi đấy à :nhannho::nhannho:! Cung hỷ, cung hỷ!!!
 
Chào các anh chị . Em đang học về điện di , có nhiều cái em chưa hiểu hết mà kiếm tài liệu hoài không ra .

Anh chị nào đi trước cho em hỏi chút xíu :
- Không biết vai trò của TAE 1X là gì ạ ?
- Với lại vai trò của dịch nạp mẫu 6X ?

Em xin cám ơn
 
Chào các anh chị . Em đang học về điện di , có nhiều cái em chưa hiểu hết mà kiếm tài liệu hoài không ra .

Anh chị nào đi trước cho em hỏi chút xíu :
- Không biết vai trò của TAE 1X là gì ạ ?

Em xin cám ơn
Bạn tham khảo comment này để có một phương án giải thích nhé.
 
Cái chủ đề này các bac biết nhiều nên nói lắm quá nhỉ. cái không biết thì không nói ra cho mọi người hiểu.
- Cho bản gel vào đệm rồi load mẫu vào.
- Nhuộm EtB vào gel đag nóng luôn.
- Nếu gấp thời gian thì đổ xong để cân bằng cho vào tủ lạnh cho nhanh đông, dùng không vấn đề.
-Thể tích mẫu load tùy: mục đích điện di (kiểm tra, thôi gel...), thể tích của giếng có thể chứa được ...
-Điện di bao nhiêu vol cũng tùy vào mục đích, kích thước sản phẩm (sản phẩm càng nhỏ thì vol nhỏ và chạy lâu hơn)
-Vị trí marker cũng tùy vào mục đích.
Cuối cùng em nghĩ rằng mấy ông làm sinh phân tử mà hỏi mấy cái ni thì kỳ cục quá.
 
Cái chủ đề này các bac biết nhiều nên nói lắm quá nhỉ. cái không biết thì không nói ra cho mọi người hiểu.
- Cho bản gel vào đệm rồi load mẫu vào.
- Nhuộm EtB vào gel đag nóng luôn.
- Nếu gấp thời gian thì đổ xong để cân bằng cho vào tủ lạnh cho nhanh đông, dùng không vấn đề.
-Thể tích mẫu load tùy: mục đích điện di (kiểm tra, thôi gel...), thể tích của giếng có thể chứa được ...
-Điện di bao nhiêu vol cũng tùy vào mục đích, kích thước sản phẩm (sản phẩm càng nhỏ thì vol nhỏ và chạy lâu hơn)
-Vị trí marker cũng tùy vào mục đích.
Cuối cùng em nghĩ rằng mấy ông làm sinh phân tử mà hỏi mấy cái ni thì kỳ cục quá.
có lẽ bạn nên coi kỹ các vấn đề bạn vừa nêu.
vì có một số cái bạn phát biểu hơi mang tính chủ quan.
 
Sao mình tìm hoài mà ko thấy được quá trinh phat triển của kỹ thuật điện di? mọi người giúp mình với!
 
Chào các bạn mình bên công ty Khoa học hợp nhất chuyên bán hóa chất thiết bị sinh học phân tử cho hãng Biorad. Bạn nào có nhu cầu hóa chất làm đề tài liên hệ với mình sẽ có giá ưu đãi nhé. Mong các bạn ủng hộ
Phạm Xuân Thọ
United Scientific Co.

83/10 Bach Dang, Ward 2,
District Tan Binh, Ho Chi Minh,
Vietnam,
Tel: +84 336657245
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top