From VNese to English in scientific writing style (New)

Các bạn sinh viên đang tham gia nghiên cứu khoa học, các anh chị em nghiên cứu thân mến.

Có một kết quả nghiên cứu hay, biết về phương pháp viết tiếng Anh tư duy theo lối viết khoa học bằng tiếng Anh (scientific writing style) là cái không thể thiếu được ở một nhà nghiên cứu khoa học tương lai. Giúp đỡ các bạn trẻ nắm bắt được các phương pháp viết tiếng Anh theo phong cách khoa học là điều giúp đỡ vô cùng quí báu của các anh chi em đi trước. Về lý thuyết của phương pháp ta có thể dễ dàng tham khao trong các cuốn sách nhưng về thực hành cách viết lại là vấn cực kỳ khó. Chính vì thế, tôi mở topic này để các bạn trẻ có cơ hội được thực hành về phong cách viết khoa học bằng tiếng Anh dựa trên việc dịch một đoạn bài báo, một đoạn luận văn (cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ) từ Việt sang Anh.

Dẫu biết rằng, tư duy trong lối viết khoa học của tiếng Việt cực kì khác với tư duy trong lối viết khoa học bằng tiếng Anh, Nhưng tôi tin rằng, các anh chị có đủ kinh nghiệm chuyển đổi lối tư duy từ Việt sang Anh để các bạn trẻ học tập. Hơn nữa ta sẽ nhìn thấy nhiều cái vui trong lối viết văn phong khoa học bằng tiếng Việt

Yêu cầu của người dịch: Phải là người học về lĩnh vực sinh học và có điểm Toefl (hoặc tương đương) từ 550 trở lên hoặc một trong các yêu cầu dưới đây:

1. Từng có công trình khoa học đăng trên báo Quốc tế
2. Từng tham gia viết sách khoa học chuyên ngành bằng tiếng Anh
2. Từng có các báo cáo trong các hội nghị nghiên cứu khoa học Quốc tế

Người dịch phải tự giác xem xét các tiêu chuẩn trên, khi thấy đủ điều kiện mới được dịch. Mỗi lần dịch, chỉ được dịch một đoạn khoảng 5 dòng hoặc một ý trong đoạn dịch (vì cần phải từ từ để phân tích từng ý trong đoạn dịch và để nhường các đoạn dich còn lại cho người đến sau). Người đến sau có thể dịch lại đoạn trên của người đến trước nếu thấy bất hợp lý. Tuyệt đối, không được chê bai người dịch khác và phải tôn trọng những góp ý của nhau.

Yêu cầu của người post bài: Bắt buộc phải là các bạn sinh viên sau Đại học, đã từng tham gia nghiên cứu khoa học, viết báo cáo nghiên cứu khoa học, đã bảo vệ luận án tốt nghiệp thành công, các bạn học viên cao học, nghiên cứu sinh. Các bạn post một đoạn khoảng 20 đến 30 dòng hay 1 mục của bài báo, luận văn lên. Đoạn post đó phải có đầy đủ thông tin sau:

1. Tên của bài báo hoặc luận văn
2. Tên tác giả, năm đăng báo hoặc năm bảo vệ
3. Tên của đoạn hay mục cần dịch

Các bạn phải tự chịu trách nhiệm về tính bản quyền của đoạn dịch (tức là phải hỏi ý kiến tác giả trước khi post bài). Khi người dịch đã dịch xong hết cả đoạn, bạn phải có trách nhiệm kết nối các đoạn dịch mà bạn cho là hay nhất của người dịch thành một đoạn dịch hoàn chỉnh ở bài post cuối cùng trong threat.

Đây là phương cách thu hút người giỏi về tham gia giao lưu trong diễn đàn. Các bạn học sinh, sinh viên chưa tốt nghiệp tuyệt đối không được tham gia dịch hoặc viết các bài post trong topic này. Nếu các bạn thích theo dõi và thấy đoạn nào dịch hay thì chỉ được dùng chức năng Thank của diễn đàn.

Các bác admin giúp em đưa cái threat này lên phía trên của chuyên mục, thêm vào đó cái chữ "new" cho nó rõ. Đây là chiến thuật hút người giỏi về sinh hoạt cùng anh em ta. Em cần thời gian 1 năm để làm việc này. Nếu có sự thành công ở 1, 2, or 3 bài dịch, anh em ta sẽ bàn bạc lại cách thức làm việc. Nếu không thành công, không hút được người giỏi thì never mind.

Khi có nhiều người giỏi về diễn đàn, ta sẽ có các chủ đề dịch từ Việt sang Anh tiếp theo cho các bạn học sinh, sinh viên như: cách giới thiệu về mình, giới thiệu về trường, giới thiệu về Viện của mình, cách viết Cirriculum Vitae, proposals...etc.

Trong quá trình dịch, ta có thể tìm được một nhóm pro. Anh em có thể kết hợp để tính kế sinh nhai trong tương lai.

Bài tiếp theo của topic này sẽ là đoạn tiếng Việt cần dịch (mời các bạn post bài). Các bác nào đồng ý với em thì Thank cho một phát. Bác nào muốn góp ý thì mở một threat khác, em luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Tuyệt đối không được post cái gì lung tung dưới đây.

Cám ơn các bác ạ,

Bổ xung ngày 09 tháng 02 năm 2009: người post bài có quyền yêu cầu admin đóng topic lại nếu họ thấy các bài dịch không thỏa đáng hoặc có sự xúc phạm đến tác giả.
 
Tôi thì chắc không có đủ tiêu chuẩn để tham dự phần này của bác Trung vì chưa bao giờ viết bài báo khoa học, chỉ đọc nhiều thôi. Nhưng tôi có nhu cầu dịch như bác yêu cầu. Tôi vô trang nhà của SHVN thì tìm thấy vô số bài báo khoa học của VN? hay chỉ của trường thôi. Đa số bài báo trong tạp chi Di truyền và Ứng dụng này rất là Việt Nam, tức là rất khác với những bài báo tôi hay đọc. Tôi lấy dưới đây một bài "mới nhất" trong số 2 của năm ... 2005. Tôi không có hy vọng nhờ các bác giúp dịch cho hết bài theo bài bản khoa học thường thấy của thế giới, chỉ muốn các bác giúp dịch phần tóm tắt cho đúng tiêu chuẩn. Nếu mấy bác làm được thì sẽ là phúc lớn cho nhiều tác giả trong tạp chí này.

Tiện đây cho hỏi bác Cường tạp chí này có còn cập nhật không hay đã về hưu? Hai nữa, có tạp chí sinh học nào đứng hàng quốc gia mà online không để mọi người tiện tham khảo.

Xin mời bác Trung xắn tay áo mở phát súng đầu tiên để làm gương. Cám ơn nhiều.

Còn rất nhiều bài trong tạp chí này "rất cần" có nhu cầu để chuyển ngữ hay ngay cả cần viết lại cho có bài bản hơn. Bạn đọc không cần đi đâu xa tìm kiếm. Mại vô.


http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Pages1

CYTOTOXIC AND ANTIPROLIFERATIVE EFFECTS OF AQUEOUS AND ETHANOLIC EXTRACTS OF VIETNAMESE PERENNIAL POLYPORES ON HUMAN CELLS


Trịnh Tam Bảo
College of Sicience – Vietnam National University, Hanoi
Trịnh Tam Kiệt
Center of Biotechnology - Vietnam National University, Hanoi
H. –M. Dahse and H. P. Saluz
Hans-Knolle – Institute for Natural porducts Research, Jena, Germany


TÓM TĂT

Nghiên cứu độc tính và tác dụng kìm hãm tăng sinh dịch chiết nước và cồn của nấm đa niên lên tế bào invitro của người và khỉ


Dịch chiết nước va cồn của một số loai nấm lỗ đa nien thuộc các chi Ganoderma ( duối chi Elfwingia),Phellinus, Nigrofomes, Perenniporia cũng như hỗn hợp của chúng không thể hiện ảnh hưởng độc tế bào đối với các dòng tế bào đã được thử nghiệm bao gồm Hella( tế bào ung thư cổ tử cung),Vero-B4 ( tế bào thận của loài khỉ xanh Châu Phi), Hep-G2 (Tế bào ung thư gan), CLS-354 (tế bào ung thư hình vảy trong miệng) và MDA-MB 436 ( tế bào ung thư vú của người). Sau khi sử lýyý với dịch chiết nước và cồn, chúng ta quan sát thấy sự ức chế phụ thuộc nồng độ dịch chiết lên quá trình tăng sinh của tế bào ở nồng độ cao; một số dịch chiết biểu hiện tác dụng kìm hãm quá trình tăng sinh tế bào. Các tế bào thể hiện nhiều đặc tính quan trọng của quá trình appoptosis.
 
Do không thể kiểm chứng được nên bác Hồ Minh Lân phải chịu hoàn toàn về tính chính xác của đoạn cần dịch đối với tác giả.

Phân tích

1. Ngay từ tiêu đề của bài báo, chúng ta đã thấy được tác giả rất "lủng củng" trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để diễn đạt cho người đọc hiểu. Không có từ nào chỉ danh giới giữa "kìm hãm tăng sinh" và "dịch chiết nước". Hơn nữa, tác giả sử dụng chưa đúng từ "của" trong câu "chiết nước và cồn của nấm". Nếu được giữ nguyên ý, em xin sửa lại như sau:

"Nghiên cứu độc tính và tác dụng kìm hãm tăng sinh của dịch chiết nước và chiết cồn từ nấm đa niên lên tế bào invitro của người và khỉ"

(cái chữ mầu xanh thì em ko biết là đúng hay sai trong tiếng Việt)

2. Abstract của bài báo là đoạn phải nói lên được một chút kiến thức tổng quan, kết quả chính của bài báo, và kết luận chính của công việc. Tác giả đột ngột đưa người đọc vào phần kết quả và phần kết luận của bài báo ngay. Như thế là thiếu mất phần tổng quan kiến thức. Chưa kể đến câu văn rất lủng củng trong phần này.

3. Nội dung đoạn abstract nói lên rằng tác giả không tìm thấy tác động "độc" của dịch chiết lên tế bào người và khỉ nhưng thấy một số tác dụng của chiết trong việc kìm hãm sự tăng sinh của các dòng tế bào ung thư. Với kết quả tương đối "khả quan" như thế mà tác giả lại đặt cái từ "Nghiên cứu độc tính" lên tiêu đề của bài báo thì thật là "hết chỗ nói"

4. Tiêu đề dịch sang tiếng Anh của tác giả phạm vào một lỗi thường rất hay gặp trong "Anh Việt" đó là lỗi "Anh ở đầu sông em cuối sông" (xin lỗi, tôi không biết người ta gọi tên cái lỗi này là lỗi gì). Cụ thể như sau:

"CYTOTOXIC AND ANTIPROLIFERATIVE EFFECTS" sau đó các bác đi một kilomet nữa mới đến được "HUMAN CELLS" từ mà nó cần bổ nghĩa.

Tóm lại: tiêu đề theo tiếng Anh em sẽ đặt lại như sau:

"In vitro antiproliferative effects of human tumor cell lines by extracts prepared from Vietnam perennial polypores"

Nếu muốn chèn cái từ "độc" vào tiêu đề thì phải như sau:

"In vitro antiproliferative and non-cytotoxic effects of human tumor cell lines by extracts prepared from Vietnam perennial polypores"

Đó là những ngu ý của em, bác nào thấy zui thì Thank cho một phát, nếu các bác muốn dịch tiếp hoặc bình luận thì xin mời. Tuyệt đối, không được post cái gì lung tung dưới đây. (vì em muốn biết nhận xét và đánh giá khách quan vấn đề khoa học của những người làm khoa học)

em cảm ơn các bác ạ!
 
tiếng anh em đã dốt tiếng Việt cũng ngu luôn , nhưng em co chút thắc mắc thế này :
cai tieu de bai bao viet : ...................lên tế bào invitro của người va khỉ
và sửa là : .....................lên tế bào của người và khỉ invitro
hai cái này cái nào đúng và hay hơn...hy là như nhau ..??:akay:
 
Có một điều mà ít bạn chú ý đó là thuật ngữ IN VITRO(TRONG ỐNG NGHIỆM), không viết liền nhau(INVITRO) đây là 1 từ không có nghĩa.
 
tiếng anh em đã dốt tiếng Việt cũng ngu luôn , nhưng em co chút thắc mắc thế này :
cai tieu de bai bao viet : ...................lên tế bào invitro của người va khỉ
và sửa là : .....................lên tế bào của người và khỉ invitro
hai cái này cái nào đúng và hay hơn...hy là như nhau ..??:akay:

Khác hẳn chứ. Cái đầu là tế bào in vitro (nó là cái tế bào gì thế :eek:). Cái sau là tác động gì đó lên tế bào một cách in vitro (chưa đọc cả bài nên chưa hiểu rõ tác động gì :nhannho:)
 
Do không thể kiểm chứng được nên bác Hồ Minh Lân phải chịu hoàn toàn về tính chính xác của đoạn cần dịch đối với tác giả.

Phân tích

1. Ngay từ tiêu đề của bài báo, chúng ta đã thấy được tác giả rất "lủng củng" trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để diễn đạt cho người đọc hiểu. Không có từ nào chỉ danh giới giữa "kìm hãm tăng sinh" và "dịch chiết nước". Hơn nữa, tác giả sử dụng chưa đúng từ "của" trong câu "chiết nước và cồn của nấm". Nếu được giữ nguyên ý, em xin sửa lại như sau:

"Nghiên cứu độc tính và tác dụng kìm hãm tăng sinh của dịch chiết nước và chiết cồn từ nấm đa niên lên tế bào invitro của người và khỉ"

(cái chữ mầu xanh thì em ko biết là đúng hay sai trong tiếng Việt)

2. Abstract của bài báo là đoạn phải nói lên được một chút kiến thức tổng quan, kết quả chính của bài báo, và kết luận chính của công việc. Tác giả đột ngột đưa người đọc vào phần kết quả và phần kết luận của bài báo ngay. Như thế là thiếu mất phần tổng quan kiến thức. Chưa kể đến câu văn rất lủng củng trong phần này.

3. Nội dung đoạn abstract nói lên rằng tác giả không tìm thấy tác động "độc" của dịch chiết lên tế bào người và khỉ nhưng thấy một số tác dụng của chiết trong việc kìm hãm sự tăng sinh của các dòng tế bào ung thư. Với kết quả tương đối "khả quan" như thế mà tác giả lại đặt cái từ "Nghiên cứu độc tính" lên tiêu đề của bài báo thì thật là "hết chỗ nói"

4. Tiêu đề dịch sang tiếng Anh của tác giả phạm vào một lỗi thường rất hay gặp trong "Anh Việt" đó là lỗi "Anh ở đầu sông em cuối sông" (xin lỗi, tôi không biết người ta gọi tên cái lỗi này là lỗi gì). Cụ thể như sau:

"CYTOTOXIC AND ANTIPROLIFERATIVE EFFECTS" sau đó các bác đi một kilomet nữa mới đến được "HUMAN CELLS" từ mà nó cần bổ nghĩa.

Tóm lại: tiêu đề theo tiếng Anh em sẽ đặt lại như sau:

"In vitro antiproliferative effects of human tumor cell lines by extracts prepared from Vietnam perennial polypores"

Nếu muốn chèn cái từ "độc" vào tiêu đề thì phải như sau:

"In vitro antiproliferative and non-cytotoxic effects of human tumor cell lines by extracts prepared from Vietnam perennial polypores"

Đó là những ngu ý của em, bác nào thấy zui thì Thank cho một phát, nếu các bác muốn dịch tiếp hoặc bình luận thì xin mời. Tuyệt đối, không được post cái gì lung tung dưới đây. (vì em muốn biết nhận xét và đánh giá khách quan vấn đề khoa học của những người làm khoa học)

em cảm ơn các bác ạ!

Cám ơn bác trung đã nổ phát súng đầu tiên cho hoạt động bổ ích này. Về phần nhận xét và dịch của bác tôi có ít ngu ý như sau, mong tham khảo và học hỏi các bác.
Nguyên văn title của bài báo:
CYTOTOXIC AND ANTIPROLIFERATIVE EFFECTS OF AQUEOUS AND ETHANOLIC EXTRACTS OF VIETNAMESE PERENNIAL POLYPORES ON HUMAN CELLS
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
<o:p>Đọc abstract tôi hiểu là các tác giả của bài báo này muốn thông báo 2 kết quả chính, đó là: Độc tính đối với tế bào (cytotoxicity, hay ở đây họ dùng cytotoxic effect cũng vậy) và hiệu quả ức chế tăng sinh tế bào (antiproliferative effect) của dịch triết. Tôi thấy cái tựa đề tiếng Anh như họ đặt là okay, thoát được nghĩa của bài báo, nhưng nếu có thêm chữ In Vitro nữa như bác Trung nói thì chính xác hơn nhiều. V</o:p><o:p>ấn đề ta cần bàn là chuyển tiếng Việt của phần abstract sang tiếng Anh, tiếng Việt của họ trong abstract làm tôi đau hết cả đầu mà chưa biết chuyển ngữ thế nào:cuchuoi: </o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>Nhận xét của tôi về cách dịch của bác Trung như sau:

Trích:
"In vitro antiproliferative effects of human tumor cell lines by extracts prepared from Vietnam perennial polypores"

Theo ngu ý của tôi, bác Trung thêm mấy từ vào nhằm làm cho title này trở nên rõ ràng hơn, nhưng tôi có 1 điều băn khoăn sau: Tôi vẫn thích cấu trúc effect of something on something mà tác giả bài báo sử dụng hơn, vì đằng sau trạng từ on mình dễ dàng diễn đạt được đối tượng bị tác động, rõ ràng đối tượng bị tác động trong bài báo này là human tumor cells. Bác Trung có dùng 2 trạng từ ofby trong phần correction của mình, nhưng nếu zero về sinh học, tôi dễ bị confusing khi đọc title này.

Mấy hàng trao đổi và mong được chỉ giáo từ các bác.

</o:p>
 
<o:p></o:p><o:p>
Trích:
"In vitro antiproliferative effects of human tumor cell lines by extracts prepared from Vietnam perennial polypores"

Theo ngu ý của tôi, bác Trung thêm mấy từ vào nhằm làm cho title này trở nên rõ ràng hơn, nhưng tôi có 1 điều băn khoăn sau: Tôi vẫn thích cấu trúc effect of something on something mà tác giả bài báo sử dụng hơn, vì đằng sau trạng từ on mình dễ dàng diễn đạt được đối tượng bị tác động, rõ ràng đối tượng bị tác động trong bài báo này là human tumor cells. Bác Trung có dùng 2 trạng từ ofby trong phần correction của mình, nhưng nếu zero về sinh học, tôi dễ bị confusing khi đọc title này.

Mấy hàng trao đổi và mong được chỉ giáo từ các bác.

</o:p>

Cám ơn bác AP đã tham gia thảo luận,

Em đồng ý với bác về cấu trúc 'effects of st on st' nhưng cái cấu trúc mà tác giả viết ở trên lại là cấu trúc 'effects of st of st on st', sự 'rắc rối' trong câu văn như thế chưa chắc đã thuận lợi cho người đọc hiểu được ý của tác giả. Cách viết 'rắc rối' như thế hay gặp ở non-native speaker. Những bài báo được draft bởi các native speaker rất ít khi có sự rắc rối về câu như thế (tất nhiên tùy thuộc vào từng người, và các bác tập trung xem phong cách viết của các ông native speaker viết 'review' có bao giờ rắc rối như thế không?)

Trước khi đi vào dịch các đoạn tiếp theo, ngu ý của em xin được draft tóm tắt lại bản abstract của tác giả trước:

Dịch chiết nước va cồn của một số loai nấm lỗ đa nien thuộc các chi Ganoderma ( duối chi Elfwingia),Phellinus, Nigrofomes, Perenniporia cũng như hỗn hợp của chúng không thể hiện ảnh hưởng độc tế bào đối với các dòng tế bào đã được thử nghiệm bao gồm Hella( tế bào ung thư cổ tử cung),Vero-B4 ( tế bào thận của loài khỉ xanh Châu Phi), Hep-G2 (Tế bào ung thư gan), CLS-354 (tế bào ung thư hình vảy trong miệng) và MDA-MB 436 ( tế bào ung thư vú của người). Sau khi sử lýyý với dịch chiết nước và cồn, chúng ta quan sát thấy sự ức chế phụ thuộc nồng độ dịch chiết lên quá trình tăng sinh của tế bào ở nồng độ cao; một số dịch chiết biểu hiện tác dụng kìm hãm quá trình tăng sinh tế bào. Các tế bào thể hiện nhiều đặc tính quan trọng của quá trình appoptosis.
Nấm lỗ đa niên thuộc các chi Ganoderma ( duối chi Elfwingia),Phellinus, Nigrofomes, Perenniporia là cái gỉ cái gì.............. Những nghiên cứu trước đây cho thấy các loại nấm này có cái gỉ cái gì.......... (vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư chẳng hạn). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thử nghiệm hoạt tính độc và hoạt tính ức chế tăng sinh của các dịch chiết từ các loại nấm lỗ đa niên lên các dòng tế bào ung thư. Dịch chiết nước và dịch chiết cồn đã không những không thể hiện độc tính mà còn giảm khả năng tăng sinh theo nồng độ thử trên các dòng tế bào Hella( tế bào ung thư cổ tử cung),Vero-B4 ( tế bào thận của loài khỉ xanh Châu Phi), Hep-G2 (Tế bào ung thư gan), CLS-354 (tế bào ung thư hình vảy trong miệng) và MDA-MB 436 ( tế bào ung thư vú của người). Tế bào được sử lý qua các dịch chiết nấm thể hiện nhiều đặc tính quan trọng của quá trình appoptosis. Kết quả này sẽ thu lại được cái gỉ cái gì...........................(mở ra một hướng mới trong ứng dụng và điều trị chẳng hạn)

Phần xanh là phần tổng quan một chút về đối tượng nghiên cứu, phần đen là kết quả chính của đề tài, phần đỏ là một chút kết luận và định hướng.

Em không làm trong lĩnh vực này nhưng đó là ngu ý của em về cấu trúc của một bản abstract. Mời các bác thỉnh giáo trước khi anh em ta chuẩn bị xắn quần, vén váy vào dịch ạ.

Kính mời các anh chị NCS, Tiến sỹ góp ý trao đổi để chúng ta có thể đóng góp một chút gì đó cho khoa học nước nhà ạ.

Em đã dạo khúc vài đường kiếm, bây giờ xin được phép ngồi uống nước để ngắm đường kiếm của các bác ạ.

Bác nào thấy zui zui thì Thank cho em một phát ạ, chớ có viết bẩy vào topic này ạ.
 
Sau 48 giờ giải lao uống nước chè và rít thuốc lào, Trung tôi vẫn chưa thấy các kiếm anh, kiếm chị tỉ thí các đường gươm giáo trên võ đài để cho lớp trẻ chúng tôi học tập. Với chút ít thời gian từng trải trên giang hồ, Trung tôi xin phép đi tiếp vài đường quyền kiếm nữa. Sớm mong nhận được các lời thỉnh giáo từ các võ sĩ giang hồ.

Nấm lỗ đa niên thuộc các chi Ganoderma ( duối chi Elfwingia),Phellinus, Nigrofomes, Perenniporia là cái gỉ cái gì.............. Những nghiên cứu trước đây cho thấy các loại nấm này có cái gỉ cái gì.......... (vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư chẳng hạn). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thử nghiệm hoạt tính độc và hoạt tính ức chế tăng sinh của các dịch chiết từ các loại nấm lỗ đa niên lên các dòng tế bào ung thư. Dịch chiết nước và dịch chiết cồn đã không những không thể hiện độc tính mà còn giảm khả năng tăng sinh theo nồng độ thử trên các dòng tế bào Hella( tế bào ung thư cổ tử cung),Vero-B4 ( tế bào thận của loài khỉ xanh Châu Phi), Hep-G2 (Tế bào ung thư gan), CLS-354 (tế bào ung thư hình vảy trong miệng) và MDA-MB 436 ( tế bào ung thư vú của người). Tế bào được sử lý qua các dịch chiết nấm thể hiện nhiều đặc tính quan trọng của quá trình appoptosis. Kết quả này sẽ thu lại được cái gỉ cái gì...........................(mở ra một hướng mới trong ứng dụng và điều trị chẳng hạn)
<link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5Clinhnv%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><style> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:842.0pt 42.0cm; margin:2.0cm 2.0cm 2.0cm 3.0cm; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Perennial polypores are ??? which consist of genera; ........... Although these mushrooms have been used effectively in human cancer therapy for many decades, very little is known about their bioactivity compounds at the cellular level. In the present study, we demonstrated that extracts prepared from these mushrooms by using either ethanol or distilled water did not show in vitro cytotoxicity, but the anti-proliferation of the extracts in a concentration - dependent manner was observed in the Hela (human cervical cancer cells), Hep-G2 (human hepatocellular carcinoma cells), CLS 354 (squamous carcinoma, mouth cells), MDA-MB 436 (human breast carcinoma cells), and Vero B4 (African green monkey kidney cells) cell lines tested. Notably, the tumor human cell lines treated with those extracts produced many important characteristics of the apoptotic pathway. The finding results confirmed strongly the usage of these mushrooms in human tumor treatment. Further investigations need to be addressed to find out the bioactivity compounds from these mushrooms.



Phần xanh và đỏ là tôi "bịa" vào để các bác biết được cấu trúc của đoạn abstract. Phần đen là toàn bộ phần nội dung của tác giả đã được chuyển ngữ. Trung tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác trong đoạn dịch mầu đen.


Xin tiếp tục được lắng nghe ý kiến của các kiếm anh, kiếm chị.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top