Đặt câu hỏi sinh học phổ thông vào đây

Vậy khi nhân đôi có bao nhiêu ADN polimeraza tham gia? Từng đoạn okazaki là do 1 enzim ADN polimeraza hay nhiều enzim này?
 
Cho em hỏi 1 câu nữa: nghiên cứu 100000 trẻ sơ sinh thì có 10 em bị lùn bẩm sinh, trong đó 2 em bố mẹ lùn, các em còn lại papa mama bình thường, trong những dòng họ bình thường! Hỏi tần số đột biến gen?
Đáp án là từ 8/200000 đến 16/200000 nhưng mà em nghĩ khi nào đột biến trong giảm phân mới làm dc vậy, còn lỡ đột biến tiền phôi thì sao, đâu có giao tử nào bị đột biến đâu chỉ có hợp tử là bị thui! Hìhì em chưa dc rõ chỗ này lém! Mau giúp em nhá!(y)
 
Cho mình hỏi về phân biệt giữa
1. Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực
2. Sinh môi và sinh thái

Cám ơn !:please:
 
Cho mình hỏi về phân biệt giữa
1. Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực
2. Sinh môi và sinh thái

Cám ơn !:please:

1. sinh vật nhân sơ là sinh vật chưa có nhân hóa chỉnh, TB chất k có hệ thống nội màng & k có các bào quan có màng bao bọc, có kích thước nhỏ bé, vì có chứa ít bào quan.
VD: virus, vi khuẩn, lục lạp..
Co cấu tạo rất đơn giản gồm 3 phần: màng sinh chất, tế bào chất & vùng nhân
Nhân thực là sinh vật có kích thước to & cấu tạo phức tạp hơn. có nhiều bào quan có màng bao bọc.
 
Cho em hỏi dịch tế bào có phải là dịch không bào không ạ, có phải khi co nguyên sinh như thế thì không bào sẽ bị vỡ ra ạ.
Đối với tb thực vật thì gần như thế, vì không bào trung tâm chiếm chỗ hầu hết trong chất tế vào, đẩy các bào quan khác sát với màng sinh chất
Co nguyên sinh thì không làm không bào vỡ ra, nó chỉ làm dịch từ không bào, dịch tế bào di chuyển từ trong màng sinh chất ra ngoài màng sinh chất(theo chiều gradient nồng độ).
Đây hình như là một câu hỏi trong đề thi quốc tế, nhớ ko nhầm thì năm đó chọn đáp án D người ta vẫn cho điểm, tuy nhiên đáp án e đúng hơn
 
ui gia đông vui ghê, cho tớ hỏi một tí là thể một nhiễm kép trong đột biến NST là như thế nào? trong đề thi dh có một câu mà đáp án tớ không hiểu:???:
 
cho tớ hỏi một tí là thể một nhiễm kép trong đột biến NST là như thế nào? trong đề thi dh có một câu mà đáp án tớ không hiểu
bạn trích dẫn cả câu mà bạn ko hiểu đi
theo mình thì thể một nhiễm kép là đột biến dị bội 2n-1-1, tức là có hai mà mỗi cặp NSt chỉ còn 1 chiếc, do mỗi cặp đã mất đi 1 NST.
 
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài
này là 21 tại sao vậy? nếu theo đúng công thức phải là 12 chứ hoặc giả thuyết tế bào này đã được nhân đôi và đột biến khuyết 1 nhiễm sắc thể ở 2 chiếc thì phải bằng 24 chứ?
 
21= tổ hợp chập 2 của 7;
Chọn 2 trong 7 cặp NST là 2 cặp NST bị mất 1 NST. => số cách chọn là tổ hợp chập 2 của 7 =21
 
Cho mình hỏi tí là khi con ng ta bị đột biến ví dụ như: mất 1 đoan đầu của NST21 gây ra bệnh ung thư máu thì liệu có cách nào cấy lại được đoạn mất đi đó ko? Tương tự như làm giảm đi NST or tăng NST lên để đạt đc NST bt?:botay:
 
Theo em thì là Rừng, mặc dù rất nhiều người đã bác bỏ, nhưng em vẫn bảo thủ, vì chưa có ai giải thích mà em thấy thoả đáng cả:mrgreen:.
Còn nữa: nhiệt độ là nhân tố vô sinh, nếu nhiệt độ tăng cao thì có thể gây cháy mà chị:)
Hệ sinh thái càng đa dạng thì càng ít bị ảnh hưởng bởi môi trường, do đó, hoang mạc bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Còn nữa, về ví dụ em nói, khi cháy (nhiệt độ cao), rừng có thể phục hôi nhanh còn hoang mạc có thể sẽ biến thành sa mạc
 
cảm ơn pio.. nhé. còn câu hỏi: giữa thành tế bào và màng sinh chất là chất gì câu hỏi này trong đề thi olympic quốc tế. thầy vũ văn vụ là đáp án ở trong sách là sai và trong đó là dung dịch ưu trương.
 
thêm một câu hỏi nữa: vì sao sau khi tổng hợp xong phân tử pr thì axit amin mở đầu chuỗi lại bị giải phóng đi?
 
Cho mình hỏi tí là khi con ng ta bị đột biến ví dụ như: mất 1 đoan đầu của NST21 gây ra bệnh ung thư máu thì liệu có cách nào cấy lại được đoạn mất đi đó ko? Tương tự như làm giảm đi NST or tăng NST lên để đạt đc NST bt?:botay:
Mình nghĩ là vô cùng khó, vấn đề phải ghép đoạn mất đó vào 1 đoạn NST có tâm động để nó ko bị tiêu biến trong TB, nhưng phải ghép đúng vào NST bị mất đoạn nếu ko dẫn đến trao đổi tréo ko bình thường:???:.
Ghép gen còn nhờ virus đc chứ ghép NST thì mình ko biết có cách nào ko.
 
cảm ơn pio.. nhé. còn câu hỏi: giữa thành tế bào và màng sinh chất là chất gì câu hỏi này trong đề thi olympic quốc tế. thầy vũ văn vụ là đáp án ở trong sách là sai và trong đó là dung dịch ưu trương.
Câu này mình đã nói rồi mà, Thật ra năm đó thi quốc tế chọn đáp án dung dịch ưu trương cũng đc điểm nhưng dịch tế bào đúng hơn.
 
Hệ sinh thái càng đa dạng thì càng ít bị ảnh hưởng bởi môi trường, do đó, hoang mạc bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Còn nữa, về ví dụ em nói, khi cháy (nhiệt độ cao), rừng có thể phục hôi nhanh còn hoang mạc có thể sẽ biến thành sa mạc
(y)(y)(y)Thanks(y)(y)(y)

Lâu rồi mà vẫn có người trả lời hộ câu này:):):)
 
cho em hỏi tại sao khi ta nhỏ dd KI lên mẫu mô đã bị làm nát với nhiệt độ phòng thí nghiệm nếu cho kết quả màu xanh tím là tinh bột, cho màu đỏ tím là glicogen?:)
 
rõ là thí ngiệm thực tế họ đưa ra như thế ở nhiệt độ thường,tinh bột+Ki>màu xanh,còn cái kia màu đỏ mà,giờ mà họ bảo màu trắng thì mình cụng phải theo thôi.ý tui là bạn nên hỏi sao lại có sự khác nhau thì hơn,hoặc là tại sao có phản ứng xảy ra.chứ màu sắc thì ai giải thích nổi,như quỳ tím vì sao lại màu xanh khi trong kiềm,màu đỏ trong axit,thì bó tay thật.
nếu như ý bạn là tại sao có phản ứng thì đó là do tinh bọt cấu tạo hoá học gồm các phân tử gluco liên két vs nhau bằng liên kết glicozit,chuỗi gluco đó xoắn tạo hình lò xo,bạn hình dung lhoảng trống giữa các buớc xoắn,đó là nguyên nhân mà iot có thể chui vào,làm thay đổi cấu hình 1 chút,và ng nhân tạo dd có màu.Glicogen bản chất của nó cụng giống tinh bột về mặt cấu tao xoắn ấy.cả 2 đều là polisacarit.
nếu ý bạn có sự khác nhau giữa 2 màu sắc,thì tui nghĩ như thế này:glicozen phân tử nó lớn hơn tinh bột,cấu tạo của nó phân nhánh hơn trong phân tử tinh bột,Bạn nghĩ mà xem,trong hoá học ý,các đông phân của nhau,cụng có tính chất khác nhau mà,ví dụ về nhiệt độ sôi chẳng hạn,phân tử càng phân nhánh nhiẹt độ sôi càg thấp,..
i think so!!
 
cho em hỏi tại sao khi ta nhỏ dd KI lên mẫu mô đã bị làm nát với nhiệt độ phòng thí nghiệm nếu cho kết quả màu xanh tím là tinh bột, cho màu đỏ tím là glicogen?:)

Hình như không phải glicogen làm dd KI hóa đỏ tím mà là dextrin làm cho dung dịch Iot hóa đỏ tím thì phải?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top