Đặt câu hỏi sinh học phổ thông vào đây

hix,kính thưa anh em cô chú bác... đề nghị tách từng câu ra,trong này post tùm lum lộn xộn quá,rất khó theo dõi.
:cool:Xin lỗi, chị nói rõ hơn xem có thể làm thế nào ạ. Em thấy chỉ cần trích nguyên văn lại câu hỏi mình trả lời như trên là dễ lắm rồi:)
không thể đặt mỗi câu hỏi ở 1 topic được!:hum:
 
:mrgreen: thực ra chị cũng chưa đọc qua vì nhìn vào thấy đau cả mắt.
post câu hỏi như trước giờ sẽ tốt hơn,mún đọc thì đọc,ba mươi năm nữa trả lời bổ sung câu đó vẫn tốt(nói hơi quá)
 
nghĩa là e nên gửi bài mới vào SHPT
Cái này không cần sang bên đó chị ạ! Em thấy vấn đề này không phải để mọi người thảo luận vì thí nghiệm của Menđen thì ai cũng biết và hiểu rồi, em chỉ thắc mắc xem nếu không dập khuôn theo sách thì có được công nhận không thôi!
 
* Đầu tiên, O2 và các chất dinh dưỡng từ mao mạch máu đổ vào nước mô->tế bào.
* CO2 và các chất thải từ tế bào đổ ra nước mô-> mao mạch bạch huyết( ở đây diễn ra sự lọc các chất độc)-> đổ ra lại mao mạch máu.
Túm lại nước mô là trạm trung gian giữa tế bào, mao mạch máu và mao mạch bạch huyết, vận chuyển các chất dinh dưỡng và chất thải từ nơi này đến nơi khác.
:dance::dance::dance::dance:
P.s: cụ thể là em muốn tìm hiểu về vấn đề gì để các anh chị tư vấn cho phù hợp.:up:
 
Một phụ nữ mà ông ngoại bị máu khó đông, có bố mẹ bình thường. Người phụ nữ này bình thường cũng như chồng. Hỏi khả năng họ sinh con trai đầu lòng có máu đông bình thường là bao nhiêu?

- à, mấy anh chị ơi, sẵn chỉ cách em tính sát xuất nhé! Dạng toán này em chẳng hiểu gì hết:cry:
 
Một phụ nữ mà ông ngoại bị máu khó đông, có bố mẹ bình thường. Người phụ nữ này bình thường cũng như chồng. Hỏi khả năng họ sinh con trai đầu lòng có máu đông bình thường là bao nhiêu?

- à, mấy anh chị ơi, sẵn chỉ cách em tính sát xuất nhé! Dạng toán này em chẳng hiểu gì hết:cry:
Bệnh máu khó đông do gen lặn trên nst X quy định.Ông ngoại của người này bị bệnh nên có kiểu gen là XaY,mẹ của phụ nữ này không bị bệnh nên có kiểu gen XAXa do người mẹ này nhận alen Xa từ ông ngoại nên chắc chắn muốn ko bị bệnh phải nhận XA từ bà ngoại.Bố người phụ nữ không bị bệnh nên có kiểu gen là XAY. Vậy người phụ nữ có 2 khả năng hoặc XAXA hoặc XAXa. Để con trai họ sinh ra bị bệnh thì người phụ nữ phải có kiểu gen là XAXa-> xác suất người này có KG XAXa là 1/2
P: XAXa x XAY
F1:1/4XAXA:1/4XAY:1/4XAXa:1/4XaY
=> theo quy tắc nhân xác suất ta có xác suất sinh con trai là :
P=1/4x1/2=1/8
Còn về vấn đề tính xác suất chỉ cần em học chắc 2 quy tắc nhân và cộng là ok:dance:
 
Hình 46, trang 192 sách giáo khoa sinh học 12 nâng cao có vẽ hình so sánh sự khác biệt giữa người và vượn người hiện nay. Nhìn vào hình bàn chân, Đạt thấy bàn chân của người có đặc điểm là có gót chân kéo dài, còn chân của khỉ đột (vượn người hiện nay) thì không. Nhưng trong sách giáo khoa nêu là "vượn người... chân có gót chân kéo dài" và "người... chân có gót chân không kéo dài". Cái này thấy nó vô lý quá nên hỏi mọi người cho ý kiến. Tiếc là không kiếm ra một cái hình nào giống hình trong sách giáo khoa để post lên, nhưng có lẽ tự kiểm tra bản thân mình cũng thấy nhận xét của SGK có vẻ không hợp lý rồi...
 
Cho em hỏi:
Cây sống ở nơi quang đãng thì lá có màu gì? (xanh sẫm hay xanh nhạt):rose::akay::???:
Cây sống ở dưới tán của những cây khác, hoặc sống trong nhà thì lá có màu gì? (xanh sẫm hay xanh nhạt):???:
Và làm ơn giải thích rõ vì sao!:please:(y)
 
Cho em hỏi:
Cây sống ở nơi quang đãng thì lá có màu gì? (xanh sẫm hay xanh nhạt):rose::akay::???:
Cây sống ở dưới tán của những cây khác, hoặc sống trong nhà thì lá có màu gì? (xanh sẫm hay xanh nhạt):???:
Và làm ơn giải thích rõ vì sao!:please:(y)
Cây sống ở nơi quang đãng thì còn phải xem nó có nhiều ánh sáng hay không thì dù thoáng nhưng tối thì cây cũng chịu........ vì vậy ta có hai có khả năng:
- Nhiều ánh sáng thì lục lạp ít, màu lục lạp nhạt, màu lá nhạt
- Ít ánh sáng thì lục lạp cần nhiều để quang hợp đảm bảo sự sống, nhiều lục lạp và nó sẽ có màu xanh đập hơn những cây ở sáng hơn
Cây sống dưới tán của những cây khác hay sống trong nhà thì cũng giống như trường hợp cây ít được ánh sáng chiếu do sống ở những nơi ít ánh sáng chiếu tới với cường độ không mạnh............> xanh đậm
 
Cho em đính chính chút là: điều kiện cường độ ánh sáng bình thường (để cây có thể quang hợp tốt). Hơn nữa thì ở trong trường hợp này, em muốn đề cập đến hai điều kiện sống trái ngược nhau của cây, để thấy rõ ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống của cây!
Chị có thể nói thêm được không ạ(y)
 
Gọi là quang đãng thì phải có ánh sáng chứ
Ai biểu quang đãng là có đầy đủ ánh sáng nào hihi, đang nói là cường độ ánh sáng mạnh hay yếu mà, chứ ở đây là có rồi nhưng cường độ nó thế nào thôi

Cho em đính chính chút là: điều kiện cường độ ánh sáng bình thường (để cây có thể quang hợp tốt). Hơn nữa thì ở trong trường hợp này, em muốn đề cập đến hai điều kiện sống trái ngược nhau của cây, để thấy rõ ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống của cây!
Chị có thể nói thêm được không ạ(y)
Thiết nghĩ rằng, nó vẫn có sự khác biệt ở màu lá, vì ánh sáng mặt trời và ánh sáng nhân tạo, cây quang hợp tốt nhưng điều đáng chú ý ở đây là bản chất loại ánh sáng, theo tôi thì dù con người có tạo ra loại ánh sáng có bước sóng hay cường độ như mặt trời thì nó vẫn không thể giống đựơc đầy đủ tính chất, sở dĩ nó còn phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, gió,......các tác nhân ảnh hưởng đến tốc độ tổng hợp hợp chất hữu cơ......
Vì vậy, lá ở cây nơi quang đãng nếu nhiều ánh sáng thì sẽ là màu nhạt hơn so với cây ở nơi ít ánh sáng hơn
Không biết vật lí như sinh nên không có khả năng nói về mấy vụ bước sóng này nọ, vài lời suy nghĩ:cool:
 
Thiết nghĩ rằng, nó vẫn có sự khác biệt ở màu lá, vì ánh sáng mặt trời và ánh sáng nhân tạo, cây quang hợp tốt nhưng điều đáng chú ý ở đây là bản chất loại ánh sáng, theo tôi thì dù con người có tạo ra loại ánh sáng có bước sóng hay cường độ như mặt trời thì nó vẫn không thể giống đựơc đầy đủ tính chất, sở dĩ nó còn phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, gió,......các tác nhân ảnh hưởng đến tốc độ tổng hợp hợp chất hữu cơ......
Vì vậy, lá ở cây nơi quang đãng nếu nhiều ánh sáng thì sẽ là màu nhạt hơn so với cây ở nơi ít ánh sáng hơn
Không biết vật lí như sinh nên không có khả năng nói về mấy vụ bước sóng này nọ, vài lời suy nghĩ:cool:
Có một số người nói rằng: Khi sống ở nơi quang đãng, cường độ ánh sáng mạnh thì tốc độ quang hợp của cây mạnh hơn =====> cây sẽ có nhiều lục lạp hơn =====> lá xanh sẫm hơn cây sống ở trong bóng râm.
Vậy ý kiến này có đúng không?:mrgreen:
 
Chị Lan đã nói hết ý còn gì em, thì cây nào sống nơi tối thì phải có nhiều lục lạp để có thể hấp thụ triệt để ánh sáng vì có ít ánh sáng lên cần nhiều lục lạp. Nghĩa là nó vẫn phải sống nhưng điều kiện khắc nghiệt vì vậy cơ thể nó phải có nhiều lục lạp thôi.
 
Chị Lan đã nói hết ý còn gì em, thì cây nào sống nơi tối thì phải có nhiều lục lạp để có thể hấp thụ triệt để ánh sáng vì có ít ánh sáng lên cần nhiều lục lạp. Nghĩa là nó vẫn phải sống nhưng điều kiện khắc nghiệt vì vậy cơ thể nó phải có nhiều lục lạp thôi.
:oÔ, vậy mà xưa nay em tưởng cây quang hợp tốt thì có nhiều lục lạp chứ:akay::).
Cảm ơn hai chị!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top