Đặt câu hỏi sinh học phổ thông vào đây

Hì... Ý tỷ số (A+G)/(T+X) đặc trưng cho loài nói ra thì cũng giống như ý thành phần các loại Nu đặc trưng cho từng loài thôi. Nhưng mấy thầy cô bồi dưỡng Đạt nói rằng, chấm điểm ý đúng, chứ đâu có trừ điểm ý dư hay ý sai đâu. Thế thì đi thi HSG, nếu nghi đáp án cho ra ý đó thì cứ viết vào thôi!:mrgreen:
PS: Cám ơn cô Hoa và bạn đã ủng hộ, chỉ là kiến thức lớp 12 phần Tiến hóa thôi. (y)
Dạ thi học sinh giỏi mà viết sai kiến thức (thừa cũng coi như sai) thì không trừ không được.
Khinh nghiệp quý báu đấy ạ.
Viết thừa còn hơn bỏ sót = hỏng bét = đi thi được giải "rút"
 
Em có câu này tưởng như đơn giản nhưng mà :botay:,cũng không hẳn thế;
- Tính đa dạng và đặc trưng của ADN do những yếu tố nào quyết định.
Em thấy một số người bảo do trình tự sắp xếp, số lượng, thành phần các nu.
Nhưng trong một số đáp án thi học sinh giỏi lại còn viết là do:
- Tỉ số ( A+T)/ (G + X) đặc trưng cho từng loài.

Mọi người giúp em câu này với(y)

Lòng vòng mãi với câu này:botay:.
Tóm lại là ADN, ARN, Pr đều đa dạng và đặc thù do trình tự sắp xếp, số lượng, thành phần của các đơn phân. Ngoài ra, riêng prôtêin còn là do các bậc cấu trúc (4 bậc cấu trúc không gian) giúp Pr thực hiện các chức năng sinh học khác nhau.
Đây tuy có ngu sinh nhưng câu này ở trong SGK viết quá rõ rồi, khỏi phải bàn cãi, tốn thời gian quá:chui:
<!-- / message --><!-- sig -->
 
Đây tuy có ngu sinh nhưng câu này ở trong SGK viết quá rõ rồi, khỏi phải bàn cãi, tốn thời gian quá:chui:
<!-- / message --><!-- sig -->
Thưa anh, sách là một chuyện, hiểu là một chuyện, trình bày ra là một chuyện khác, không phải lúc nào y án như sách thì cũng tốt. Vậy thì tại sao người ta không tổ chức kì thi "Học sinh thuộc sgk" thay cho "Học sinh giỏi" luôn đi!

Tóm lại là ADN, ARN, Pr đều đa dạng và đặc thù do trình tự sắp xếp, số lượng, thành phần của các đơn phân. Ngoài ra, riêng prôtêin còn là do các bậc cấu trúc (4 bậc cấu trúc không gian) giúp Pr thực hiện các chức năng sinh học khác nhau.
Anh trả lời được thế này thì anh không ngu đâu ạ?
Chỉ Never give up thôi!
 
Anh chị ơi, cho em hỏi 1 câu ngốc nghếch ạ::eek:
- Tại sao tim lại co bóp theo chu kì?
- Khi bị chảy máu, có dịch màu vàng tiết ra, đó là gì? ( Có phải đó là nước mô hay huyết thanh gì ko ạ?:hum:)
Chị sẽ trả lời giúp em câu này hhii:
Tại sao tim lại co bóp theo chu kì: giải thíc như anh Thạch cũng có ý đúng, nhưng cần chú ý đến sự nghỉ và làm việc của tim, chu kì 0.8s.
Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. BẮt đầu mỗi chu kì là pha co tâm nhĩ, tiếp đó là pha co tâm thất và kết thúc là pha dãn chung, sau đó lại tiếp theo 1 chu kì mới và cứ diễn ra như vậy 1 cách liên tục. Ở người, thời gian mỗi chu kì trung bình khoảng 0.8s, trong đó tâm nhĩn co khoảng 0.1s, tâm thất co 0.3s, thời gian dãn chung là 0.4 giây, ứng với nhịp tim trung bình là 75 lần/phút ở người trưởng thành. Ở trẻ sơ sinh, tần số nhịp tim lớn hơn nhiều từ 120-140nhip/ phút. Trẻ càng lớn nhịp tim càng giảm. Nhìn chung đa số ở động vật, nhịp tim/phút tỉ lệ nghị với khối lượng cơ thể
- Khi bị chảy máu, có dịch màu vàng đó là huyết tương, còn nước mô thì chị không chắc là màu gì ( hình như trong suốt, hơi sánh)
Nhân tiện bạn Thạch nhắc đến cơ chế đông máu thì tớ xin liệt kê đơn giản 13 yếu tố đông máu cho mọi người tham khảo:
I: fibrinogen là 1 loại pr do gan đổ vào máu
II: prothrompin là 1 loại pr huyết tương cũng từ gan--> máu, nếu giảm thì gây ức chế đông máu
III: thromboplastin là enzim do phổi, não và 1 số mô bài tiết ra, nếu giảm thì dẫn tới yếu tố VIII, IX, XI giảm trong bệnh chảy máu
IV: Ca2+ trong huyết tương, hoạt hóa prothrombin
V: proaccelerin là 1 loại globulin do gan tiết ra
VI: hoạt hóa V
VII: proconvertin khiến cơ thể tiết ra prothrombin nhờ gan, tăng prothrombin thì tăng tạo thrombin ( trong quá trình đông máu)
VIII: antithemophilic A là yếu tố chống chảy máu có sẵn trong huyết tương ( hencophilie)
IX: antithemophilic B yếu tố chống chảy máu B ( yếu tố ksistmass là 1 pr xúc tác hình thành thromboplastin)
X: stuart do gan tiết ( bền vững)
XI: tiền thromboplastin trong huyết tương
XII: hageman trong huyết tương hoạt hóa sự đông máu
XIII: ổn định fibrin có sẵn trong huyết tương

Tạm thời chỉ có thế, quá trình đông máu là quá trình rất phức tạp, khi máu đông( phần tử hữu hình: bạch cầu, tiểu cầu, hồng cẩu....) thì còn lại 1 dung dịch lỏng sánh, màu vàng nhạt đó là huyết tương.
Huyết thanh:
Huyết tương đã loại chất đông ra ngoài.
Dung dịchkhả năng thay thế máu, phần lớn chứa muối hoặc glu-cô.

Những thông tin trên chị đọc từ sách Sinh lí động vật và người và sách giáo khoa, em cứ chịu khó đọc sách rồi sẽ vỡ lở ra được nhiều thứ thôi!

@Bích Trâm: em không nên tự ti về bản thân mình như thế, chị cũng không giỏi gì, và em đừng nghĩ nhìn thấy ai nói nhiều, pót nhiều, hay trả lời có vẻ đúng, nhiều là đã giỏi, trên tầng mây kia vẫn còn những tầng mây khác cao hơn và mây thì có gì đã là cao, vũ trụ bao la cơ mà.........Em cứ cố gắng chịu khó đọc sách, khiêm tốn, chịu khó lắng nghe mọi người nói, mình chưa biết thì sẽ biết sau, nếu ai cũng đòi biết trước thì đã không có người giỏi người dốt. Và nếu không có người biết sau thì chưa chắc đã có những nhà bác học...........Nói thế nào đi chăng nữa, em không biết điều gì, cứ đặt câu hỏi, chịu khó đọc sách, khi nào không thể nghĩ ra hay tìm tài liệu để thoả mãn thì em cứ hỏi thẳng,,,,,,,,,,,, nếu em không hỏi thì chị thừa nhận em đã là người kém cỏi rồi đó. Ráng lên em ha!:rose:
 
Chị sẽ trả lời giúp em câu này hhii:
Tại sao tim lại co bóp theo chu kì: giải thíc như anh Thạch cũng có ý đúng, nhưng cần chú ý đến sự nghỉ và làm việc của tim, chu kì 0.8s.
Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. BẮt đầu mỗi chu kì là pha co tâm nhĩ, tiếp đó là pha co tâm thất và kết thúc là pha dãn chung, sau đó lại tiếp theo 1 chu kì mới và cứ diễn ra như vậy 1 cách liên tục. Ở người, thời gian mỗi chu kì trung bình khoảng 0.8s, trong đó tâm nhĩn co khoảng 0.1s, tâm thất co 0.3s, thời gian dãn chung là 0.4 giây, ứng với nhịp tim trung bình là 75 lần/phút ở người trưởng thành. Ở trẻ sơ sinh, tần số nhịp tim lớn hơn nhiều từ 120-140nhip/ phút. Trẻ càng lớn nhịp tim càng giảm. Nhìn chung đa số ở động vật, nhịp tim/phút tỉ lệ nghị với khối lượng cơ thể
- Khi bị chảy máu, có dịch màu vàng đó là huyết tương, còn nước mô thì chị không chắc là màu gì ( hình như trong suốt, hơi sánh)
- Ủa chị cho em hỏi, tại sao tim lại có pha dãn chung? Em nghị rằng, khi tâm nhĩ co thì lúc đó tâm thất nghỉ ngơi. Khi tâm thất co thì tâm nhĩ được nghỉ ngơi. Vậy pha dãn chung có thừa ko chị?:???:
dung dịch lỏng sánh, màu vàng nhạt đó là huyết tương.
=> ủa chị, sao ngưởi nói huyết tương, người nói huyết thanh, người nói nước mô, thế tóm lại, nó là chất gì ạ?
Sẵn cho em hỏi, vai trò của nước mô là gì ạ? Em chỉ thấy SGK nó ghi vòng vòng là: các thành phần máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô à.:sad:
 
Ơ mà hình như có người còn gọi nó là...... nước tương:eek:
Anh Hưng khéo đùa nhỉ ...:grin:Theo em biết thì sau khi máu đông khoảng 3 - 4 giờ, cục máu đông co lại và giải phóng toàn bộ dịch của nó ra gọi là huyết thanh. Huyết thanh là huyết tương đã bị mất fibrinogen và một số yếu tố đông máu khác. Câu trả lời cuối cùng là huyết thanh.
 
- Ủa chị cho em hỏi, tại sao tim lại có pha dãn chung? Em nghị rằng, khi tâm nhĩ co thì lúc đó tâm thất nghỉ ngơi. Khi tâm thất co thì tâm nhĩ được nghỉ ngơi. Vậy pha dãn chung có thừa ko chị?:???:
Bạn Trâm ơi, tim có pha dãn chung mà, không thừa đâu, cái này chúng ta đã học ở lớp 8 rồi. Tim nó hoạt động như vậy thì mới duy trì được sự sống chứ đúng không!:)
 
Bạn Trâm ơi, tim có pha dãn chung mà, không thừa đâu, cái này chúng ta đã học ở lớp 8 rồi. Tim nó hoạt động như vậy thì mới duy trì được sự sống chứ đúng không!:)
=> Thế tại sao nó ko thừa?:akay:Trong SGK nói: Pha dãn chung là thời gian để tim nghỉ ngơi toàn bộ. Mà mình thấy rằng, trong khi pha nhĩ co, thì tâm thất nghỉ. Pha thất co thì tâm nhĩ nghỉ. Cấu tạo của tim là: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất. Thành phần của nó được nghỉ rồi thì cần gì nghỉ tiếp ạ?:???:
 
=> Thế tại sao nó ko thừa?:akay:Trong SGK nói: Pha dãn chung là thời gian để tim nghỉ ngơi toàn bộ. Mà mình thấy rằng, trong khi pha nhĩ co, thì tâm thất nghỉ. Pha thất co thì tâm nhĩ nghỉ. Cấu tạo của tim là: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất. Thành phần của nó được nghỉ rồi thì cần gì nghỉ tiếp ạ?:???:
Để nó nghỉ bù, em về mở sinh lí động vậy và người ra, phần sinh lí tuần hoàn, mục tính trơ có chu kì của cơ tim, đảm bảo ok liền. Chịu khó đọc sách khắc ra một số vấn đề. Chưa có thì đi mua, rất hữu ích
 
=> Thế tại sao nó ko thừa?:akay:Trong SGK nói: Pha dãn chung là thời gian để tim nghỉ ngơi toàn bộ. Mà mình thấy rằng, trong khi pha nhĩ co, thì tâm thất nghỉ. Pha thất co thì tâm nhĩ nghỉ. Cấu tạo của tim là: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất. Thành phần của nó được nghỉ rồi thì cần gì nghỉ tiếp ạ?:???:
Giống như làm ca ấy, anh A làm thì anh B nghỉ, anh B làm thì anh A nghỉ, Tết đến thì cả 2 anh cùng nghỉ!:botay:
 
=> Thế tại sao nó ko thừa?:akay:Trong SGK nói: Pha dãn chung là thời gian để tim nghỉ ngơi toàn bộ. Mà mình thấy rằng, trong khi pha nhĩ co, thì tâm thất nghỉ. Pha thất co thì tâm nhĩ nghỉ. Cấu tạo của tim là: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất. Thành phần của nó được nghỉ rồi thì cần gì nghỉ tiếp ạ?:???:
chắc nghỉ ngơi nhìu hơn thì "có sức" làm việc hơn:sexy:
 
Để nó nghỉ bù, em về mở sinh lí động vậy và người ra, phần sinh lí tuần hoàn, mục tính trơ có chu kì của cơ tim, đảm bảo ok liền. Chịu khó đọc sách khắc ra một số vấn đề. Chưa có thì đi mua, rất hữu ích
=> Ủa chị, ý chị là nó có trong sách nào ạ? :hum:Cụ thể hơn cho em đc ko? Ở TPHCM, chỗ nào bán thế?:please:
 
=> Ủa chị, ý chị là nó có trong sách nào ạ? :hum:Cụ thể hơn cho em đc ko? Ở TPHCM, chỗ nào bán thế?:please:
Cấp THCS thì chưa cần đi sâu vào cái này quá đâu, trong sgk cũng chỉ dừng lại đúng như những gì bạn đã viết. Nếu muốn hiểu thêm thì bạn cứ vào nhà sách mà tìm, tụi mình không ở TP.HCM làm sao mà chỉ đúng chỗ bán sách cho bạn được?
Nếu thấy thế chưa ổn thì bạn coi như đây là một bài toán thừa nhận không chứng minh đi, giống như một tiên đề ấy. Coi như là trời sinh ra nó như thế rồi. :mrgreen:
Chúc bạn thành công!:rose:
 
=> Ủa chị, ý chị là nó có trong sách nào ạ? :hum:Cụ thể hơn cho em đc ko? Ở TPHCM, chỗ nào bán thế?:please:
Sách mà tôi đọc chỉ viết thế này thôi:

Tim là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Tim phối hợp hoạt động với hệ mạch để góp phần vào hoạt động của các hệ khác.Tim gắn với động mạch phổi và tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, đông mạch. Tim (người) gồm 4 ngăn (tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải; tâm thất trái, tâm thất phải). Xét về tâm nhĩ phải (phần trên, bên phải của trái tim) : khi máu từ tĩnh mạch chủ chảy vào tâm nhĩ, van nhĩ thất (van ở giữa tâm nhĩ và tâm thất) lập tức mở ra, tâm nhĩ co đẩy máu qua van này chảy vào tâm thất phải (đến bây giờ máu vẫn là màu đỏ sẫm). Lúc máu vừa vào tâm thất phải, van động mạch lập tức mở ra, tâm thất phải đẩy máu đi qua van này đổ vào động mạch phổi và được thanh lọc ---> máu biến thành màu đỏ tươi và theo tĩnh mạch phổi trở vào tâm nhĩ trái. Khi máu (đỏ tươi) vào tâm nhĩ trái, van nhĩ thất (có 2 van nhĩ thất trong tim : van nhĩ thất giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải; van nhĩ thất giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái) lập tức mở ra. Tâm nhĩ trái co đẩy máu vào tâm thất trái. Thành tâm thất trái có lớp cơ dày. Chính nhờ lớp cơ này mà tâm thất trái mới co bóp mạnh, đẩy máu vào động mạch chủ với vận tốc cao và áp lực lớn. Máu từ tâm thất trái đi vào các cơ quan rồi trở vào tĩnh mạch, chảy ngược lên tim. Lúc này tâm-nhĩ-phải giãn ra (giãn cùng lúc với tâm nhĩ trái), áp suất giảm làm máu bị hút trở vào tâm nhĩ phải (dưới sự trợ giúp của các cơ, các van và sức hút của phổi). Trong quá trình co bóp, đầu tiên tim co bóp tâm nhĩ trước (mất khoảng 0.1 giây), rồi đến pha thất co (mất 0.3 giây) và sau cùng là pha dãn chung (trái tim được nghỉ ngơi hoàn toàn) - mất 0.4 giây. Cứ như thế, trái tim làm việc liên tục. Trái tim có công vô cùng lớn. Khi trọn một đời, trái tim có thể thực hiện một công rất lớn. Với công này, ta có thể nâng được chiếc ô-tô lên 10000m !!!

Còn cái này là kiếm ở trên mạng


Bây giờ ta xem tim hoạt động như thế nào. Đặt tay lên ngực ta thấy ngay tim đập đều đặn, mỗi phút khoảng 60-90 nhát ở người lớn, tim trẻ em đập nhanh hơn nhiều, càng ít tuổi đập càng nhanh như bảng 1 (theo N.T.Anh, 1975) ở trẻ em Việt Nam.<?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p> </O:p>
Như vậy là hoạt động của tim có tính chu kỳ, cứ bóp vào (gọi là tâm thu), rồi lại giãn ra (tâm trương), đều đặn trong suốt cuộc đời từ ngày thứ 32 sau khi thụ thai (tức là trước khi "chào đời" rất nhiều), cho đến " hơi thở cuối cùng". Ta hãy lấy tạm một chu kỳ, gọi là chu chuyển tim để nghiên cứu.<O:p> </O:p>
Thí dụ ở một người lớn khoẻ mạnh, tim đập đều 75 nhát trong một phút, như vậy mỗi chu chuyển dài (60 giây: 75) 0,8 giây. Thời gian ngắn ngủi 0,8 giây đó, tim hoạt động qua 3 pha (Hình 2.8a).<O:p> </O:p>
Pha I là pha tâm nhĩ thu gọi tắt là nhĩ thu. Bắt đầu chu chuyển, hai tâm nhĩ cùng co bóp trong 0,1 giây. Tuy thành tâm nhĩ rất mỏng, ít sợi cơ, nhưng cũng gây được một áp lực nhỏ 8-10 mmHg, đủ để lấy máu từ hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất, qua hai van nhĩ-thất trái và phải lúc này đang "bật đèn xanh" nghĩa là đang mở.<O:p> </O:p>
Máu đỏ từ tâm nhĩ trái, qua van hai lá xuống tâm thất trái, và máu đen từ tâm nhĩ phải qua van ba lá xuống tâm thất phải. Thật ra quá nửa máu trong tâm nhĩ đã chảy dần xuống tâm thất trong pha III của chu chuyển trước rồi, chỉ còn non một nửa được đẩy nốt trong pha I này thôi.<O:p> </O:p>
Khi hai tâm nhĩ co bóp, máu không chảy ngược lại các tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi được, vì các van tĩnh mạch ngăn không cho máu đi ngược chiều.<O:p> </O:p>
Sau 0,1 giây đó, hai tâm nhĩ lại "rủ nhau" cùng giãn ra, nghỉ trong suốt thời gian con lại 0,7 giây của chu chuyển. Như vậy hai tâm nhĩ làm việc chỉ có 1/8 thời gian, còn nghỉ 7/8 chu chuyển.<O:p> </O:p>

[FONT=.VnArial]<?XML:NAMESPACE PREFIX = V /><V:SHAPE id=_x0000_i1033 style="WIDTH: 375pt; HEIGHT: 418.5pt" type="#_x0000_t75"><V:IMAGEDATA src="2b21.h11.gif" o:title="Hinh2-8"></V:IMAGEDATA></V:SHAPE>
2b21.h11.gif
<O:p> </O:p>[/FONT]


Hình 2.8. Sơ đồ 3 pha của chu chuyển tim.<O:p> </O:p>

Pha II là pha của tâm thất thu, gọi tắt là thất thu. Hai tâm thất cũng cùng co bóp trong 0,3 giây. Vì thành hai tâm thất rất dày chứa nhiều sợi cơ, nên chúng co bóp rất mạnh, gây áp lực rất lớn. Tâm thất trái dày hơn, nên huyết áp trong tâm thất trái lên tới 110 mmHg (Hình 2.8, dòng f), đóng mạch van hai lá lại, và mở van chủ ra tống máu đỏ vào động mạch chủ, làm cho huyết áp đo ở động mạch cánh tay cũng vọt lên tới 110 mmHg. Vì vậy con số này gọi là huyết áp tâm thu. Ở người bình thường, mỗi nhát bóp tâm thất trái có thể tống 60-70 ml máu đỏ vào động mạch chủ, tức 60-80% lượng máu nó chứa lúc nghỉ ở pha III, chỉ để lại khoảng 40-50 ml ở tâm thất thôi.<O:p> </O:p>
Tâm thất phải yếu hơn, nhưng khi bóp cũng đưa huyết áp trong động mạch phổi lên tới 20-25 mmHg, đủ sức đóng van ba lá và mở van phổi. Do đó máu đen được tống vào động mạch phổi đi lên hai phổi nhận oxy ở đó và đựoc đỏ lên. Lượng máu tâm thất phải tống vào động mạch phổi, cũng bằng lượng máu tâm thất trái tống vào động mạch chủ.<O:p> </O:p>
Trong pha này, hai tâm nhĩ vẫn giãn nghỉ, và tiếp tục nhận máu từ các tĩnh mạch dồn về. Hai van nhĩ-thất đều đóng kín trong suốt pha II, bắt buộc máu ở hai tâm thất phải tống vào các động mạch chủ và động mạch phổi.<O:p> </O:p>
Pha III là tâm trương. Hai tâm thất cùng giãn đồng thời (thất trương) trong 0,4 giây. Áp lực trong các buồng này giảm đột ngột, xuống tới 0, trong khi áp lực trong các động mạch lớn vẫn còn cao: 70mmHg ở động mạch chủ (gọi là huyết áp tâm trương), và 10mmHg ở động mạch phổi. Do đó, hai van động mạch đóng lại, máu ở các động mạch dồn ra xa vào các nhánh nhỏ hơn. Hai tâm nhĩ vẫn giãn nghỉ, hai van nhĩ-thất bắt đầu mở, và máu bắt đầu chảy từ tâm nhĩ vào tâm thất, mặc dù hai tâm nhĩ không co bóp, trong 0,4 giây đó cả 4 buồng tim đều giãn nghỉ hoàn toàn.<O:p> </O:p>
Như vậy trong một chu chuyển tim 0,8 giây, hai tâm thất chỉ làm việc tức co bóp trong 0,3 giây, hai tâm nhĩ trong 0,1 giây. Sau 0,4 giây nghỉ của toàn bộ quả tim, chu chuyển sau tiếp tục, lại bắt đầu bằng pha I.<O:p> </O:p>
Bảng 2.2. Tóm tắt các pha của một chu chuyển tim.<O:p> </O:p>
<TABLE style="BORDER-RIGHT: medium none; BORDER-TOP: medium none; BORDER-LEFT: medium none; WIDTH: 98%; BORDER-BOTTOM: medium none; BORDER-COLLAPSE: collapse; mso-border-alt: solid windowtext .5pt; mso-padding-alt: 0cm 5.4pt 0cm 5.4pt" cellSpacing=0 cellPadding=0 width="98%" border=1><TBODY><TR><TD style="BORDER-RIGHT: windowtext 0.5pt solid; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: windowtext 0.5pt solid; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: windowtext 0.5pt solid; WIDTH: 20.28%; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: windowtext 0.5pt solid" width="20%">Pha I

</TD><TD style="BORDER-RIGHT: windowtext 0.5pt solid; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: windowtext 0.5pt solid; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: medium none; WIDTH: 79.72%; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: windowtext 0.5pt solid; mso-border-left-alt: solid windowtext .5pt" vAlign=top width="79%">Hai tâm nhĩ bóp, hai van nhĩ-thất mở, đẩy thêm máu xuống 2 tâm thất.<O:p> </O:p>
</TD></TR><TR><TD style="BORDER-RIGHT: windowtext 0.5pt solid; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: medium none; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: windowtext 0.5pt solid; WIDTH: 20.28%; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: windowtext 0.5pt solid; mso-border-top-alt: solid windowtext .5pt" width="20%">
Pha II<O:p> </O:p>


</TD><TD style="BORDER-RIGHT: windowtext 0.5pt solid; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: medium none; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: medium none; WIDTH: 79.72%; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: windowtext 0.5pt solid; mso-border-left-alt: solid windowtext .5pt; mso-border-top-alt: solid windowtext .5pt" vAlign=top width="79%">Hai tâm thất bóp, hai van nhĩ-thất đóng, gây tiếng "bùm", máu bị tống vào các động mạch chủ và động mạch phổi.<O:p> </O:p>
</TD></TR><TR><TD style="BORDER-RIGHT: windowtext 0.5pt solid; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: medium none; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: windowtext 0.5pt solid; WIDTH: 20.28%; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: windowtext 0.5pt solid; mso-border-top-alt: solid windowtext .5pt" width="20%">
Pha III<O:p> </O:p>


</TD><TD style="BORDER-RIGHT: windowtext 0.5pt solid; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: medium none; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: medium none; WIDTH: 79.72%; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: windowtext 0.5pt solid; mso-border-left-alt: solid windowtext .5pt; mso-border-top-alt: solid windowtext .5pt" vAlign=top width="79%">Hai tâm nhĩ nghỉ, máu chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Van tổ chim đóng lại, gây tiếng "tắc", máu chảy xuôi trong các động mạch.<O:p> </O:p>
</TD></TR></TBODY></TABLE>​
Nhìn chung, quả tim đóng vai trò một cái bơm vừa đẩy vừa hút. Pha I không nói làm gì, vì tim chỉ đẩy máu từ hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất, tức là máu chỉ di chuyển trong nội bộ quả tim. Nhưng sang pha II, hai tâm thất mỗi nhát tim lại tống máu vào các động mạch lớn, nhất là động mạch chủ, để đi nuôi cơ thể. Đó là pha"bơm đẩy". Đến pha III, toàn bộ quả tim giãn nghỉ, áp lực trong các tâm nhĩ xuống thấp, nhờ đó tim hút được máu từ các tĩnh mạch về. Đó là pha "bơm hút". Hai chức năng đẩy và hút đó đều quan trọng cả, vì nếu chỉ đẩy máu đi nuôi cơ thể mà không hút được máu đã dùng rồi về tim, thì hệ tuần hoàn sẽ bị ứ đọng, và tim sẽ không còn chỗ nào để đẩy máu đi nữa!<O:p> </O:p>
Tính ra lúc nghỉ ngơi mỗi phút quả tim đập 75 nhát. Đấy là ở người lớn; tim trẻ con đập nhanh hơn nhiều. Đối với sinh vật nói chung, kích thước càng lớn thì tim đập càng chậm; tim voi đập 25 lần mỗi phút, còn tim chuột đập tới 500! Mỗi nhát đập ở người lớn, tâm thất trái bơm đẩy 70 ml máu đỏ, và mỗi phút lượng máu đỏ được bơm vào động mạch chủ là 70ml x 75 = 5.250ml tức 5,2 lít. Con số đó gọi là cung lượng tim. Tất nhiên cùng một lượng máu bằng thế được tâm thất phải bơm vào động mạch phổi.<O:p> </O:p>
Vì tim hoạt động nhiều như vậy, nên lượng oxy cơ tim tiêu thụ cũng rất lớn. Mặc dù chỉ cân nặng có 250g tức bốn phần nghìn trọng lượng cơ thể, cơ tim được nhận 5% máu, và được sử dụng 10-12% oxy của toàn thân. Nói cách khác, 1 gam cơ tim "xài" gấp 25 lần so với 1 gam các phần khác của cơ thể. Nếu so sánh với các cơ quan vẫn được coi là "quan trọng" khác thì trong 1 phút 100g gan chỉ tiêu thụ có 2ml oxy; 100g não tiêu thụ 3,3ml oxy; 100g thận 6ml oxy, còn 100g tim 9,7ml oxy?<O:p> </O:p>
 
Giải thích thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Međen chỉ cần nói:
- Nhân tố di truyền (gen): mỗi tính trạng do 1 nhân tố di truyền quyết định. Trong tế bào sinh dưỡng nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp gọi là cặp nhân tố di truyền tương ứng.
- Giao tử thuần khiết: trong giảm phân, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền chỉ đi về 1 giao tử và chỉ một giao tử mà thôi, trong quá trình thụ tinh, các giao tử tổ hợp ngẫu nhiên với nhau.

Xin hỏi nếu đi thi học sinh giỏi mà giải thích thí nghiệm kiểu này, không thêm không bớt thì có được điểm tối đa không?

Em Gió có thể nói rõ là nhất thiết em phải giải thích ĐL 1 Mendel theo tinh thần của Mendel hay theo di truyền học hiện đại không?
Vì nếu bắt buộc phải giải thích theo Mendel thì nếu tôi chấm bài của em sẽ cho điểm gần tối đa nhưng nếu giải thích theo di truyền học hiện đại thì nên thay cụm thừ nhân tố di truyền thành từ gene và từ cặp nhân tố di truyền chính là cặp alen của gene đó tồn tại trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng của tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục chưa giảm phân của loài lưỡng bội. Bản chất của ĐL 1 là cơ chế phân ly ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh, vì thế người ta còn gọi qui luật di truyền của Mendel là qui luật phân ly tổ hợp.
Các ĐL Mendel là cơ sở tư duy cho hầu hết mọi nhà sinh học, tuy nhiên nó chỉ có giá trị cho các tính trạng đơn gene tức các tính trạng đơn giản, các tính trạng số lượng thường do nhiều gene tương tác với nhau qui định và nó bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường nên qui luật Mendel không còn đúng. Nếu xét ở cấp độ phân tử thì sự di truyền mỗi marker là theo Mendel nhưng ở cấp độ kiểu hình thì chỉ một tiểu hần nhỏ là theo Mendel mà thôi. Thế mà, mục đích mong muốn cuối cùng của nhiều nghiên cứu phân tử chính là biểu hiện kiểu hình >>> nghịch lí!!?
Nói chung với sinh học phổ thông thì hiểu chính xác được Mendel là bắt buộc. Hoan nghênh em Gió luôn có những thắc mắc KHÁC NGƯỜI, học nên như vậy.
 
Em Gió có thể nói rõ là nhất thiết em phải giải thích ĐL 1 Mendel theo tinh thần của Mendel hay theo di truyền học hiện đại không?
Vì nếu bắt buộc phải giải thích theo Mendel thì nếu tôi chấm bài của em sẽ cho điểm gần tối đa nhưng nếu giải thích theo di truyền học hiện đại thì nên thay cụm thừ nhân tố di truyền thành từ gene và từ cặp nhân tố di truyền chính là cặp alen của gene đó tồn tại trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng của tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục chưa giảm phân của loài lưỡng bội. Bản chất của ĐL 1 là cơ chế phân ly ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh, vì thế người ta còn gọi qui luật di truyền của Mendel là qui luật phân ly tổ hợp.
Các ĐL Mendel là cơ sở tư duy cho hầu hết mọi nhà sinh học, tuy nhiên nó chỉ có giá trị cho các tính trạng đơn gene tức các tính trạng đơn giản, các tính trạng số lượng thường do nhiều gene tương tác với nhau qui định và nó bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường nên qui luật Mendel không còn đúng. Nếu xét ở cấp độ phân tử thì sự di truyền mỗi marker là theo Mendel nhưng ở cấp độ kiểu hình thì chỉ một tiểu hần nhỏ là theo Mendel mà thôi. Thế mà, mục đích mong muốn cuối cùng của nhiều nghiên cứu phân tử chính là biểu hiện kiểu hình >>> nghịch lí!!?
Nói chung với sinh học phổ thông thì hiểu chính xác được Mendel là bắt buộc. Hoan nghênh em Gió luôn có những thắc mắc KHÁC NGƯỜI, học nên như vậy.
Dạ giải thích theo quan điểm của Menđen ạ. Thưa cô, em cũng trình bày thế này nhưng mà người chấm thi lại cương quyết lấy sách giáo khoa làm thước đo nên em không được điểm tối đa:botay:
 
Dạ giải thích theo quan điểm của Menđen ạ. Thưa cô, em cũng trình bày thế này nhưng mà người chấm thi lại cương quyết lấy sách giáo khoa làm thước đo nên em không được điểm tối đa:botay:

ưhm, đừng buồn và tức tối với mấy cái điểm số vớ vẩn đó em ạ. Từ hồi về nước công tác, cô cũng nhiều lần tranh cãi về việc chấm điểm theo đáp án SGK với đồng nghiệp về bài làm của học sinh nhưng cuối cùng bản thân cô cũng phải theo số đông thôi. Nếu em đam mê khoa học thì cố gắng vào các trường đại học lớn của Mỹ mà phát huy, chuẩn bị tiếng Anh và các tri thức cần thiết để săn học bổng cho tương lai xa hơn là chỉ tập trung vào giải mấy bài toán di truyền đi thi học sinh giỏi trong nước. Chúc em may mắn tron ghọc tập.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top