Đặt câu hỏi sinh học phổ thông vào đây

anh Thạch cũng ko rõ lắm. Nào giờ chỉ dc học là enzym đặc hiệu thôi à.:sad: Tra từ điển thì thấy có 2 cái này:

* yếu tố XI : chất trợ đông có trong máu bình thường, nhưng bị thiếu ở người bệnh ưa chảy máu. Còn gọi là Plasma thromtoplastin antecedent.( PTA)
* yếu tố XII : yếu tố gây đông máu bị thiếu ở người bệnh ưa chảy máu.

Anh thấy nó tựa tựa nhau thế nào ấy. Nên chắc ko phải đâu. Thôi đành nhờ các anh/ chị khác giúp đỡ vậy.(y)
 
Cho em tham gia nha chị.
Theo em thì còn phải tùy hành tinh mình muốn tìm hiểu ở gần -tương đối xa -xa Mặt Trời nữa.
1 ,2 ,3 ,4: ai cũng biết đây là những nguyên tố cơ bản cấu thành nên sự sống ở Trái Đất nên khi tìm hiểu những hành tinh ở xa tương đối so với Mặt Trời ( ví dụ như điều kiện khí hậu gần giống như ở Trái Đất ) thì em sẽ chọn phương án này.
Trong trường hợp khác, khi tìm hiểu về một hành tinh nằm gần Mặt Trời(Ví dụ sao Kim là hành tinh thứ 2 tính từ Mặt Trời) thì câu 5 và câu 7 có lẽ là sự lựa chọn của em,bởi vì nhiệt độ ở những hành tinh này thường rất cao
(Nhiệt Độ trung bình của sao Kim là 737K ),cao hơn nhiệt độ sôi của nước nên nước không thể nào là dung môi của sự sống được, thay vào đó em sẽ tìm kiếm 1 dạng chất lỏng khác hiện hữu trên hành tinh đang xét để xem thử nó có phải là chất thay thế nước để cấu thành sự sống hay không.
Trong trường hợp em đang tìm hiểu về 1 hành tinh ở xa mặt Trời(Ví dụ sao Thổ là hành tinh thứ 6 tính từ Mặt Trời) ,nhiệt độ ở những hành tinh này thường rất lạnh( nhiệt độ trung bình bề mặt sao Thổ là 143K)làm nước đông đặc, Cacbon,Hidro,Nitơ kém hoạt động ở nhiệt độ này,nên có lẽ câu 9 là sự lựa chọn của em.Thay vào đó em sẽ tìm kiếm những nguyên tố khác hoạt động mạnh ở nhiệt độ cực kì lạnh , xét xem chúng có phải là nguyên tử cơ bản cấu thành sự sống ở hành tinh đó hay không.
P/s: Không biết có trên trung bình nổi không nữa :eek:
Cám ơn em đã tham gia câu hỏi trên, qua trả lời đoán em rất có hiểu biết về sinh học và các khoa học liên quan, đáng khen. Câu trả lời cuối cùng ta sẽ bàn sau, giờ trước mắt ta đợi thêm nhiều ý kiến tranh luận xung quanh câu hỏi này nhé. Không cần quan tâm có được điểm trên trung bình hay không mà hãy nhớ rằng ta học được gì, mở thêm tầm hiểu biết đến đâu và giảm được bao nhiêu độ ngu mới là cái quan trọng đối với tuổi trẻ, học mà chỉ để đi thi là xưa quá rồi.
 
Xin được trả lời ngắn gọn như sau: 9, không có cái nào đúng
Có sự sống thì phải có nước, có ôxi, vì thế cần tìm nước và ôxi tức là tìm được nơi có điều kiện đủ để sống.
Tuy nhiên, các nguyên tố khác cũng rất cần thiết, nó cấu thành nên các vật chất khác cũng cực kì quan trọng trong việc duy trì sự sống. Nhưng một nhà khoa học dù lỗi lạc tới mức độ nào cũng không thể một mình tìm ra tất cả các loại nguyên tố trên được, và đương nhiên anh (chị) ta cần đến sự giúp đỡ. Nếu anh (chị) ta không cho người khác giúp đỡ thì dù anh ta có tìm được oxi, tìm được nước thì anh (chị) ta cũng không thể tồn tại lâu dài để hoàn thành nhiệm vụ.
Tóm lại là nếu là một nhà khoa học chân chính thì em sẽ không quá quan tâm đến việc mình đang tìm cái gì mà chú trọng hơn vào việc mình đang tìm như thế nào!
 
Xin được trả lời ngắn gọn như sau: 9, không có cái nào đúng
Có sự sống thì phải có nước, có ôxi, vì thế cần tìm nước và ôxi tức là tìm được nơi có điều kiện đủ để sống.
Tuy nhiên, các nguyên tố khác cũng rất cần thiết, nó cấu thành nên các vật chất khác cũng cực kì quan trọng trong việc duy trì sự sống. Nhưng một nhà khoa học dù lỗi lạc tới mức độ nào cũng không thể một mình tìm ra tất cả các loại nguyên tố trên được, và đương nhiên anh ta cần đến sự giúp đỡ. Nếu anh ta không cho người khác giúp đỡ thì dù anh ta có tìm được oxi, tìm được nước thì anh ta cũng không thể tồn tại lâu dài để hoàn thành nhiệm vụ.
Tóm lại là nếu là một nhà khoa học chân chính thì em sẽ không quá quan tâm đến việc mình đang tìm cái gì mà chú trọng hơn vào việc mình đang tìm như thế nào!

Khá khen khá khen cho thế hệ tương lai của con rồng cháu tiến, ít nhất cũng phát biểu được chính kiến của mình một cách trực diện. Nhưng chị xin đề nghị thay đại từ anh trong câu "Nhưng một nhà khoa học dù lỗi lạc tới mức độ nào cũng không thể một mình tìm ra tất cả các loại nguyên tố trên được, và đương nhiên anh ta cần đến sự giúp đỡ" của em thành đại từ kép anh/chị vì nhỡ đâu em gái tên Gió của chúng ta sẽ là nhà khoa học đó thì sao? lúc đó đất nước ta sẽ sáng mặt với thế giới nhờ ơ nhơ hỏi nhở, biết đâu được, who knows? mèo mù còn vớ được cá rán kia mà.
 
Khá khen khá khen cho thế hệ tương lai của con rồng cháu tiến, ít nhất cũng phát biểu được chính kiến của mình một cách trực diện. Nhưng chị xin đề nghị thay đại từ anh trong câu "Nhưng một nhà khoa học dù lỗi lạc tới mức độ nào cũng không thể một mình tìm ra tất cả các loại nguyên tố trên được, và đương nhiên anh ta cần đến sự giúp đỡ" của em thành đại từ kép anh/chị vì nhỡ đâu em gái tên Gió của chúng ta sẽ là nhà khoa học đó thì sao? lúc đó đất nước ta sẽ sáng mặt với thế giới nhờ ơ nhơ hỏi nhở, biết đâu được, who knows? mèo mù còn vớ được cá rán kia mà.
Tiếp thu góp ý(y)(y)(y)
 
Xin được trả lời ngắn gọn như sau: 9, không có cái nào đúng
Có sự sống thì phải có nước, có ôxi, vì thế cần tìm nước và ôxi tức là tìm được nơi có điều kiện đủ để sống.
Tuy nhiên, các nguyên tố khác cũng rất cần thiết, nó cấu thành nên các vật chất khác cũng cực kì quan trọng trong việc duy trì sự sống. Nhưng một nhà khoa học dù lỗi lạc tới mức độ nào cũng không thể một mình tìm ra tất cả các loại nguyên tố trên được, và đương nhiên anh (chị) ta cần đến sự giúp đỡ. Nếu anh (chị) ta không cho người khác giúp đỡ thì dù anh ta có tìm được oxi, tìm được nước thì anh (chị) ta cũng không thể tồn tại lâu dài để hoàn thành nhiệm vụ.
Tóm lại là nếu là một nhà khoa học chân chính thì em sẽ không quá quan tâm đến việc mình đang tìm cái gì mà chú trọng hơn vào việc mình đang tìm như thế nào!


Lạy chúa tôi. Xin em đừng làm nghề khoa học.
 
Lạy chúa tôi. Xin em đừng làm nghề khoa học.
Sao không cho em làm nghề khoa học.:???: Nhưng mà đúng là em không có ý làm nhà khoa học đâu. Chỉ là nếu thôi?
Nhưng mà nếu anh không đưa ra được lí do vì sao em không được làm việc ở trong phòng thí nghiệm thì biết đâu em lại thay đổi:)
 
Em có câu này tưởng như đơn giản nhưng mà :botay:,cũng không hẳn thế;
- Tính đa dạng và đặc trưng của ADN do những yếu tố nào quyết định.
Em thấy một số người bảo do trình tự sắp xếp, số lượng, thành phần các nu.
Nhưng trong một số đáp án thi học sinh giỏi lại còn viết là do:
- Tỉ số ( A+T)/ (G + X) đặc trưng cho từng loài.

Mọi người giúp em câu này với(y)
 
Sao không cho em làm nghề khoa học.:???: Nhưng mà đúng là em không có ý làm nhà khoa học đâu. Chỉ là nếu thôi?
Nhưng mà nếu anh không đưa ra được lí do vì sao em không được làm việc ở trong phòng thí nghiệm thì biết đâu em lại thay đổi:)

ưhm, việc đầu tiên để làm trong PTN là em phải biết mình muốn gì. Đó là điều bắt buộc. Sau đó mới quan tâm đến việc làm thể nào để giải bài toán đó nhanh nhất, tiết kiệm nhất và "chuẩn" nhất. Còn việc quá quan trong đến hình thức hay cách thức thì chỉ là màu mè giống như lấy dao mổ bò để chặt thì gà vậy. Mong em thành công trong tương lai.
 
Em có câu này tưởng như đơn giản nhưng mà :botay:,cũng không hẳn thế;
- Tính đa dạng và đặc trưng của ADN do những yếu tố nào quyết định.
Em thấy một số người bảo do trình tự sắp xếp, số lượng, thành phần các nu.
Nhưng trong một số đáp án thi học sinh giỏi lại còn viết là do:
- Tỉ số ( A+T)/ (G + X) đặc trưng cho từng loài.

Mọi người giúp em câu này với(y)

Ý thứ 2 trùng với ý 1 rồi. Người bổ sung ý 2 này chẳng qua chỉ muốn làm ra vẻ khoa trương thôi. Vẫn biết tỷ lệ GC là đặc trưng cho loài là thông thường khi giải mã genome thì ng ta vẫn đưa ra thông số này để so sánh với các loài khác nhau.
 
Khi nghiên cứu sự di truyền đồng thời 2 tính trạng trong một quần thể, người ta thu được 30 KG khác nhau. Cho biết không xảy ra đột biến, mỗi gen qui định 1 tính trạng, cấu trúc NST không thay đổi trong giảm phân.
1. Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai?
2. Hãy liệt kê các kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen.
:please::please::please:
 
Ý thứ 2 trùng với ý 1 rồi. Người bổ sung ý 2 này chẳng qua chỉ muốn làm ra vẻ khoa trương thôi. Vẫn biết tỷ lệ GC là đặc trưng cho loài là thông thường khi giải mã genome thì ng ta vẫn đưa ra thông số này để so sánh với các loài khác nhau.
Hôm em đi thi, em nêu cả hai ý nhưng cô giáo em bảo trong đáp án chỉ có một ý thôi, nếu em nêu thêm về tỉ số (A + T)/ (G +X) là không đúng!
Em chẳng hiểu gì cả?
 
ưhm, việc đầu tiên để làm trong PTN là em phải biết mình muốn gì. Đó là điều bắt buộc. Sau đó mới quan tâm đến việc làm thể nào để giải bài toán đó nhanh nhất, tiết kiệm nhất và "chuẩn" nhất. Còn việc quá quan trong đến hình thức hay cách thức thì chỉ là màu mè giống như lấy dao mổ bò để chặt thì gà vậy. Mong em thành công trong tương lai.
Anh đọc cho kĩ vào ạ! Em bảo là Không quá quan tâm xem mình tìm cái gì. vì thế em vẫn phải quan tâm xem mình tìm gì đúng không:please:.
Em được biết nhiều nhà khoa học trong khi họ cố tìm một cái gì đó, họ lại phát hiện ra một cái khác, không nằm trong dự tính của họ, cái mới tìm đó lại cực kì có ích cho con người.
Đó chính là : tìm cái đó như thế nào.

Dù sao thì anh nói cũng không sai, con người ta phải biết mình cần đi đâu thì mới biết được phải đi như thế nào(y)
 
Anh đọc cho kĩ vào ạ! Em bảo là Không quá quan tâm xem mình tìm cái gì. vì thế em vẫn phải quan tâm xem mình tìm gì đúng không:please:.
Em được biết nhiều nhà khoa học trong khi họ cố tìm một cái gì đó, họ lại phát hiện ra một cái khác, không nằm trong dự tính của họ, cái mới tìm đó lại cực kì có ích cho con người.
Đó chính là : tìm cái đó như thế nào.

Dù sao thì anh nói cũng không sao, con người ta phải biết mình cần đi đâu thì mới biết được phải đi như thế nào(y)

Còn rất lâu nữa em mới bước vào cánh cửa nghiên cứu với nhà khoa học. Vì vậy đừng nên nghĩ nhiều về nó vội, tập trung đi chắc từng bước thôi. Cẩn thận không tẩu hỏa nhập ma đấy.

Hôm em đi thi, em nêu cả hai ý nhưng cô giáo em bảo trong đáp án chỉ có một ý thôi, nếu em nêu thêm về tỉ số (A + T)/ (G +X) là không đúng!
Em chẳng hiểu gì cả?

Cô giáo nói đúng đấy.
 
Hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé
Giả sử em là nhà sinh học được giao nhiệm vụ đi tìm sự sống trên một hành tinh bên ngoài trái đất, em sẽ đi tìm nguyên tố nào dưới đây
1, H
2, C
3, O
4, N
5, cả 1 và 2
6, cả 2 và 3
7, cả 2 và 4
8, cả 3 và 4
9, không cái nào đúng
10, tất cả 1, 2, 3, 4

Theo em, việc tìm ra những nguyên tố đó không quan trọng bằng việc những nguyên tố đó liên kết hay tương tác với nhau như thế nào. Nếu trong khí quyển của hành tinh đó có các khí Hidro, Oxi, Carbonic, Nitơ thì có thể tìm thấy tất cả những nguyên tố đó, nhưng không thể chắc chắn rằng đã có sự sống trên hành tinh này. Nhắc lại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, thuyết Oparin, khí quyển ban đầu cũng gồm những khí trên, và do những điều kiện lúc bấy giờ của Trái Đất, có nhiều nguồn năng lượng lớn như động đất, núi lửa thường xuyên, bức xạ Mặt Trời, mà những nguyên tố trong các khí trên đã tương tác tạo thành những phân tử hữu cơ phức tạp (giai đoạn tiến hóa hóa học), rồi hình thành đến mô hình Coaxecva (giai đoạn tiến hóa tiền sinh học), và hình thành cơ thể đơn bào đầu tiên, bắt đầu tiến hóa hình thành đến sinh giới như ngày nay (giai đoạn tiến hóa sinh học). Như vậy, việc phát sinh sự sống không những liên quan đến việc có sẵn những nguyên tố như trên, mà cần chúng phải tương tác với nhau, trong một điều kiện lịch sử đặc biệt và lâu dài. Giống như trên Trái Đất hiện nay, những khí đó vẫn có đầy nhưng đã không thể hình thành nên những "Coaxecva", không thể hình thành nên những "cơ thể đơn bào đầu tiên", do thiếu những điều kiện lịch sử như trước đây; cũng như bây giờ không còn chuyện "vượn người tiến hóa thành người nữa"!!!
 
Theo em, việc tìm ra những nguyên tố đó không quan trọng bằng việc những nguyên tố đó liên kết hay tương tác với nhau như thế nào. Nếu trong khí quyển của hành tinh đó có các khí Hidro, Oxi, Carbonic, Nitơ thì có thể tìm thấy tất cả những nguyên tố đó, nhưng không thể chắc chắn rằng đã có sự sống trên hành tinh này. Nhắc lại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, thuyết Oparin, khí quyển ban đầu cũng gồm những khí trên, và do những điều kiện lúc bấy giờ của Trái Đất, có nhiều nguồn năng lượng lớn như động đất, núi lửa thường xuyên, bức xạ Mặt Trời, mà những nguyên tố trong các khí trên đã tương tác tạo thành những phân tử hữu cơ phức tạp (giai đoạn tiến hóa hóa học), rồi hình thành đến mô hình Coaxecva (giai đoạn tiến hóa tiền sinh học), và hình thành cơ thể đơn bào đầu tiên, bắt đầu tiến hóa hình thành đến sinh giới như ngày nay (giai đoạn tiến hóa sinh học). Như vậy, việc phát sinh sự sống không những liên quan đến việc có sẵn những nguyên tố như trên, mà cần chúng phải tương tác với nhau, trong một điều kiện lịch sử đặc biệt và lâu dài. Giống như trên Trái Đất hiện nay, những khí đó vẫn có đầy nhưng đã không thể hình thành nên những "Coaxecva", không thể hình thành nên những "cơ thể đơn bào đầu tiên", do thiếu những điều kiện lịch sử như trước đây; cũng như bây giờ không còn chuyện "vượn người tiến hóa thành người nữa"!!!
:socool::socool::socool:(y)
 
Theo em, việc tìm ra những nguyên tố đó không quan trọng bằng việc những nguyên tố đó liên kết hay tương tác với nhau như thế nào. Nếu trong khí quyển của hành tinh đó có các khí Hidro, Oxi, Carbonic, Nitơ thì có thể tìm thấy tất cả những nguyên tố đó, nhưng không thể chắc chắn rằng đã có sự sống trên hành tinh này. Nhắc lại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, thuyết Oparin, khí quyển ban đầu cũng gồm những khí trên, và do những điều kiện lúc bấy giờ của Trái Đất, có nhiều nguồn năng lượng lớn như động đất, núi lửa thường xuyên, bức xạ Mặt Trời, mà những nguyên tố trong các khí trên đã tương tác tạo thành những phân tử hữu cơ phức tạp (giai đoạn tiến hóa hóa học), rồi hình thành đến mô hình Coaxecva (giai đoạn tiến hóa tiền sinh học), và hình thành cơ thể đơn bào đầu tiên, bắt đầu tiến hóa hình thành đến sinh giới như ngày nay (giai đoạn tiến hóa sinh học). Như vậy, việc phát sinh sự sống không những liên quan đến việc có sẵn những nguyên tố như trên, mà cần chúng phải tương tác với nhau, trong một điều kiện lịch sử đặc biệt và lâu dài. Giống như trên Trái Đất hiện nay, những khí đó vẫn có đầy nhưng đã không thể hình thành nên những "Coaxecva", không thể hình thành nên những "cơ thể đơn bào đầu tiên", do thiếu những điều kiện lịch sử như trước đây; cũng như bây giờ không còn chuyện "vượn người tiến hóa thành người nữa"!!!

:socool::socool::socool:(y)(y)(y)
 
Cô giáo nói đúng đấy.
Dạ thưa anh, em thấy thế cũng hợp lí vì trong sgk, phần cấu tạo hoá học của ADN cũng chỉ dừng lại ở đấy, nhưng sang phần cấu trúc không gian thì có thêm ý về tỉ số (A+T)/ (G+X).
Hơn nữa, em thấy một số đáp án trong đề thi học sinh giỏi ở trên mạng mà em tìm được cũng có đề cập đến tỉ số này. Vì vậy em mới hỏi?:botay:
Còn rất lâu nữa em mới bước vào cánh cửa nghiên cứu với nhà khoa học. Vì vậy đừng nên nghĩ nhiều về nó vội, tập trung đi chắc từng bước thôi. Cẩn thận không tẩu hỏa nhập ma đấy..

Anh bảo em bị tẩu hoả nhập ma thì oan quá. Em hậu đậu lắm, không làm nhà khoa học được đâu. Em cũng chưa bao giờ có ý định trở thành nhà khoa học cả.
 
Hôm em đi thi, em nêu cả hai ý nhưng cô giáo em bảo trong đáp án chỉ có một ý thôi, nếu em nêu thêm về tỉ số (A + T)/ (G +X) là không đúng!
Hì... Ý tỷ số (A+G)/(T+X) đặc trưng cho loài nói ra thì cũng giống như ý thành phần các loại Nu đặc trưng cho từng loài thôi. Nhưng mấy thầy cô bồi dưỡng Đạt nói rằng, chấm điểm ý đúng, chứ đâu có trừ điểm ý dư hay ý sai đâu. Thế thì đi thi HSG, nếu nghi đáp án cho ra ý đó thì cứ viết vào thôi!:mrgreen:
PS: Cám ơn cô Hoa và bạn đã ủng hộ, chỉ là kiến thức lớp 12 phần Tiến hóa thôi. (y)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top