MIT triển khai ở VN

hứ hai, 05 Tháng mười hai 2005, 19:08 GMT+7
ẽ thí điểm 3 ngành: Công nghệ Sinh học, Công nghệ thông tin và Điện tử Viễn thông trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam thời gian tới. Kế hoạch và lộ trình đưa Học liệu mở (OCW) của MIT vào Việt Nam đã được bàn thảo tại cuộc họp với các đơn vị chức năng do Bộ GD - ĐT tổ chức sáng nay (5/12).
<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td>
20519412_images840933_sep171105.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="Image"> Giám đốc điều hành Quỹ giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ Phạm Đức Trung Kiên (bìa trái), Giám đốc công ty VASC Nguyễn Anh Tuấn (bìa phải) và Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ GD - ĐT) Trần Bá Việt Dũng (giữa) tại lễ ký kết đưa OCW vào Việt Nam. (Ảnh Chí Dũng)
</td> </tr> </tbody> </table>​
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GD - ĐT) Trần Bá Việt Dũng cho biết, trong tuần này, Tổ công tác của Bộ sẽ được thành lập. Tổ sẽ có nhiệm vụ liên lạc với các đối tác thực hiện đưa OCW của Viện kỹ thuật Massachussets (MIT) vào Việt Nam như: MIT, Quỹ giáo dục Việt Nam - Hoa kỳ (VEF), Bộ GD - ĐT và Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC.
<table id="AutoNumber2" style="border-collapse: collapse;" align="left" bgcolor="#ffffcc" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="30%"> <tbody> <tr> <td width="100%"> Học liệu mở MIT: Mở cho mọi giảng viên, mọi sinh viên
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bành Tiến Long về câu chuyện đưa học liệu mở của MIT tới các trường ĐH Việt Nam[/FONT]
</td> </tr> </tbody> </table> Theo Vụ ĐH & Sau ĐH, trước mắt sẽ triển khai thí điểm OCW ở 3 ngành có điều kiện như: Công nghệ Sinh học, Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông.
Lộ trình triển khai sẽ xây dựng ngay sau khi Tổ công tác được thành lập.
Việc đưa học liệu mở MIT vào Việt Nam là bước quan trọng để góp phần hiện đại hóa các chương trình giảng dạy cũng như phương pháp học tập của ĐH Việt Nam, nằm trong nội dung của đề án đổi mới giáo dục ĐH đến năm 2020, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bành Tiến Long khẳng định.
OCW là một sáng kiến của MIT nhằm đưa toàn bộ tài liệu giảng dạy của các chương trình ĐH và sau ĐH lên mạng trực tuyến. Khi được đưa lên mạng, các tài liệu này sẽ được cung cấp cho những người truy cập được Internet sử dụng hoàn toàn miễn phí. Các học liệu mở của MIT sẽ được cung cấp tại các trang web phiên bản ở Việt Nam và tại các mạng nội bộ của các trường ĐH.
Tính đến 1/6/2005, MIT đã phát hành 1.100 khoá học theo phát kiến học liệu mở, và hiện vẫn đang tiếp tục đánh giá về hiệu quả, hoạt động và khả năng sử dụng của chương trình này. Kể từ khi bắt đầu sáng kiến chia sẻ vào 30/9/2002, rất nhiều người từ hơn 215 quốc gia và vùng lãnh thổ đã truy cập vào MIT OCW, phản hồi hơn 22.000 e-mail cho sáng kiến OCW.
Tại lễ ký kết vừa diễn ra ở Hà Nội, ông Phạm Đức Trung Kiên, Giám đốc VEF nhận định "đây là một cuộc "cách mạng" về giáo dục của Việt Nam trong việc cập nhật các chương trình tiên tiến của nước ngoài thông qua internet...." Tuy nhiên, để triển khai học liệu mở có hiệu quả, Bộ GD - ĐT phải thành lập những nhóm chuyên ngành tùy thuộc vào các khóa học tương ứng.

  • Kiều Oanh
 
Lời nói và hành động khác nhau xa quá. Vd cái VN OCW bài giảng cũ kĩ hơn các giáo trình cũ mèm.Hay là ngay từ đầu đã có ý khác, OCW chỉ là cái cớ ?
 
Theo tôi nghĩ Open Course Warez rất hay. Nhưng thực ra tôi nghiệm thấy một khóa học có khó đến mấy cũng trở nên dễ dàng nếu đặt yếu tố áp lực thời gian & thi cử sang một bên. Giả sử nếu có một cuộc kiểm tra tầm quốc gia cho bất kỳ ai tham gia để lấy "chứng chỉ" của MIT về mỗi môn học thì hay biết mấy. Tất nhiên ban đầu sẽ thử nghiệm Tiếng Việt cho một số môn. Như vậy vô hình chung sẽ có "ĐH tầm quốc tế" ngay ở VN mà chẳng cần phải xây dựng đại học quốc tế quốc tiếc gì cả.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top