Cho em hỏi đề quốc gia 2007-2008?

Lucky_boy

Senior Member
Trong diễn đàn ai có đề thi quốc gia năm 2007-2008 thì post cho em xin ạ!
Em cảm ơn !
 
thế có ai có đáp án đề năm 2007 không? mình cũng chuẩn bị thi HSG. Ai có thì chia sẻ với!(y)(y)
 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 2007. Ngày 8-2-2007

Câu 1

� �a, Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào ở tế bào nhân chuẩn (eukariote) có cấu tạo như thế nào?
� �b, Tế bào của cơ thể đa bào có đặc tính cơ bản nào mà người ta có thể lợi dụng để tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh? Giải thích.

Câu 2

� �Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng.

Câu 3

� �Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có hiện tượng gì xẩy ra? Giải thích.

Câu 4

� �Vi khuẩn có những đặc tính cơ bản nào mà người ta dùng chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại?

Câu 5

� �Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọc lọc chứa 0,06M saccarozơ và 0,04M glucô được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M saccarozơ, 0,02M glucô và 0,01M fructozơ.

� � � �a, Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi hay không? Giải thích.
� � � �b, Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào?

Câu 6

� �a, Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nhiều loài cây trồng không sống được ở đất có nồng độ muối cao?
� �b, Hoạt động của coenzim NADH trong hô hấp tế bào và quá trình lên men có gì khác nhau?

Câu 7

� �a, Ôxi được sinh ra từ pha nào của quá trình quang hợp? Hãy biểu thị đường đi của ôxi qua các lớp màng để đi ra khỏi tế bào kể từ nơi nó được sinh ra.
� �b, Trong nuôi cấy mô thực vật, người ta thường dùng chủ yếu hai nhóm hoocmôn nào? Tác dụng sinh học chính của chúng trong nuôi cấy mô thực vật là gì?

Câu 8

� �a, Quá trình hình thành loài mới nhưng không kèm lai xa và đa bội hoá có thể được hay không? Giải thích.
� �b, Vì sao các dạng thực vật thường gặp ở những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt?

Câu 9

� �Trong một quần thể sinh vật ngẫu phối, tần số alen lặn (có hại) càng thấp thì tương quan về tần số giữa các kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn phản ánh điều gì?

Câu 10

� �Những dạng đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng ADN của một NST. Hậu quả và cách phát hiện các dạng đột biến này.

Câu 11

� �Ở một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét 3 lôcut trên NST thường, mỗi lôcut đều có 2 alen khác nhau. Hãy xác định số kiểu gen khác nhau có thể có trong quần thể ở 2 trường hợp:

� � � �a, Tất cả các locut đều phân li độc lập
� � � �b, Tất cả các lôcut đều liên kết với nhau (Không xét đến thứ tự các gen)

Câu 12

� �Cho lai 2 cơ thể thực vật cùng loài, khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản thuần chủng, F1 thu được 100% cây cao, quả đỏ hạt tròn. Sau đó cho cây F1 lai với cây khác cùng loài thu được thế hệ lai gồm:

� � � �802 cây thân cao quả vàng hạt dài
� � � �199 cây thân cao quả vàng hạt tròn
� � � �798 cây thân thấp quả đỏ hạt tròn
� � � �201 cây thân thấp quả đỏ hạt dài

� �(Biết rằng mỗi tính trạng đều do một gen quy định)

� � � �a, Hãy xác định quy luật di truyền chi phối đồng thời 3 tính trạng trên
� � � �b, Viết các kiểu gen có thể có của P và F1 (Không cần viết sơ đồ lai)

Câu 13

� �Trong kỹ thuật di truyền, việc lựa chọn plasmit cần quan tâm đến những đặc điểm nào?

Câu 14

� �Ở người bệnh hoá xơ nang (cystic fibrosis) và alcapton niệu (alkaptonuria) đều do một alen lặn trên các NST thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh trên sinh ra một đứa con mắc cả 2 bệnh đó.

� � � �a, Nếu họ sinh con thứ hai, thì xác suất đứa trẻ này mắc cả 2 bệnh trên là bao nhiêu?
� � � �b, Nếu họ muốn sinh con thứ hai chắc chắn không mắc các bệnh trên thì theo di truyền học tư vấn có phương pháp nào?

Câu 15

� �Mạch đập ở cổ tay hoặc thái dương có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không? Giải thích.

Câu 16

� �Hãy nêu thành phần của dịch tuỵ được tiết ra từ phần ngoại tiết của tuyến tuỵ. Vì sao tripxin được coi là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải protein?

Câu 17

� �Hiện tượng vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên có phải là bệnh lí hay không? Tại sao?

Câu 18

� �Nêu ý nghĩa sinh học và thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học. Cho ví dụ về ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 19

� �Tại sao chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái ở cạn thường ngắn hơn so với các chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái dưới nước?

Câu 20

� �Diện tích rừng trên Trái đất ngày một giảm gây ra hậu quả gì?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top