Đại học top 200 thế giới ở VN...

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
<table><tbody><tr><td class="tintop_title" valign="top" align="left">ĐH trong top 200 thế giới: Nhiệm vụ bất khả thi</td></tr><tr><td class="news_date" valign="top" align="left" height="20">08:28' 14/11/2008 (GMT+7) </td></tr><tr><td class="text" valign="top" align="left">
vietnamnet.gif
- "Thời gian biểu hiện thực hơn cho mục tiêu có trường ĐH top 200 của Việt Nam có lẽ sẽ là 2060 hoặc muộn hơn" - GS.TS Simon Marginson (Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục ĐH ĐH Melbourne, Australia) cho biết khi trao đổi với VietNamNet bên lề hội thảo "Xếp hạng các trường ĐH: xu thế toàn cầu và các quan điểm" tổ chức ngày 13/11.

<table class="image center" fck_template="imagecontener" width="157" align="right" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td>
images1658288_anh1.jpg
</td></tr> <tr> <td class="image_desc" align="middle">GS Simon Marginson </td></tr></tbody></table>

Việt Nam đã đặt ra mục tiêu đến 2020 có 1 trường ĐH lọt vào top 200 trường ĐH nổi tiếng thế giới. Ông nhìn nhận mục tiêu này như thế nào?
- Tôi tôn trọng quyết định của chính phủ đặt ra tiêu chuẩn thành tích cao hơn cho các trường ĐH nhưng tôi không rõ danh sách xếp hạng 200 trường hàng đầu nào được nói ở đây?
Xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới năm 2007, hội đồng đánh giá và kiểm định giáo dục đại học Đài Loan không xướng danh trường đại học nào của Việt Nam. Bảng xếp hạng phổ biến khác của Tạp chí Times Higher Education Supplement (THES) cũng chưa có tên của ĐH Việt Nam. Nhưng một số trường ĐH VN cũng đã "góp mặt" trong bảng xếp hạng Webometrics, dù khá khiêm tốn với vị trí của trường cao nhất là 1920...Theo ông, VN nên lọt vào danh sách nào?
<table class="rl box rightside" align="right"> <tbody><tr> <th>TIN LIÊN QUAN</th> </tr> <tr> <td>
</td> </tr> </tbody></table> -Xếp hạng của Webometrics có lợi cho các trường ĐH và quốc gia có hệ thống web mạnh.

Còn để được nằm trong top 200 theo bảng xếp hạng của THES thì cần có bộ tiêu chí khác. Bảng xếp hạng này có phần thiên vị cho các trường ĐH nghiên cứu lâu năm, đặc biệt là các trường tên tuổi quen thuộc như Oxford và Harvard hoặc thiên vị các trường làm maketing mạnh. Ít người nghĩ trường ĐH Chualalongkorn của Thái Lan thực sự nằm trong bảng 200 này. Tôi ngờ rằng Thái Lan đạt được mức xếp hạng này vì nước này được biết đến là 1 nước du lịch và BangKok là sân bay quan trọng và đó là cái thúc đẩy nhân tố công nhận. Có lẽ, nếu thực thi một chương trình du lịch học thuật, bao cấp cho các hiệu trường ĐH nước ngoài trong khách sạn 5 sao thì VN cũng có ĐH lọt vào bảng xếp hạng.
<table id="AutoNumber1" style="border-collapse: collapse;" width="40%" align="left" bgcolor="#ffffcc" border="1" bordercolor="#cccccc" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td width="100%">GS.TS SimonMargion tập trung nghiên cứu chính sách của chính phủ và nền kinh tế tri thức, giáo dục ĐH và toàn cầu hóa. Luận án tiến sĩ "các thị trường trong giáo dục ĐH" năm 1996 được ĐH Melbourne và Hiệp hội Nghiên cứu giáo dục Australia đánh giá là luận án tiến sĩ tốt nhất trong năm. Ông đã viết 6 cuốn sách về giáo dục, trong đó cuốn "Doanh nghiệp ĐH" viết cùng Mark Considine giành giải thưởng xuất bản của Hiệp hội nghiên cứu giáo dục Hoa Kỳ 2001.</td></tr></tbody></table>
Nếu xem mục tiêu " đến năm 2020 có 1 trường ĐH trong top 200" hướng tới nhu cầu thực của quốc gia với năng lực toàn cầu và phải có khả năng đạt được trong tương lai thì cần áp dụng bảng xếp hạng của Trường ĐH Giao thông Thượng Hải. Hệ thống xếp hạng này danh tiếng nhất vì các dữ liệu khách quan và sử dụng miễn phí. Các trường ĐH không thể gây ảnh hưởng bằng cách tính dữ liệu của riêng mình.
Và khả năng đạt được mục tiêu top 200 của bảng xếp hạng Giao thông ra sao?
- Để nổi bật trong bảng xếp hạng của trường ĐG Giao thông (TQ), cần có giải Nobel. Đa số trường trong top 200 đều có ít nhất một người đoạt giải Nobel. Các nước đang phát triển khó mà có những người đạt giải thưởng về khoa học và kinh tế. Còn giải thưởng Nobel về văn học và hoà bình thì không được tính.
Một tiêu chí khác của Giao thông là sự hiện diện của các nhà nghiên cứu HiCi - tức là được trích dẫn nhiều. Các trường ĐH của Mỹ có gần 4.000 nhà nghiên cứu HiCi. Ở châu Á thì Nhật Bản và Israel có một số lượng lớn nhà nghiên cứu HiCi. Để thu hút và giữ được các nhà nghiên cứu HiCi trong những năm sắp tới, VN có lẽ phải đưa ra mức lương gần với mức lương thế giới, sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, cả về nhân sự và thiết bị, cạnh tranh được trên phạm vi quốc tế.
Các tiêu chí khác liên quan tới công bố các bài báo khoa học trong tạp chí hàng đầu là NatureScience và toàn bộ thành tích trong việc được trích dẫn. Chỉ với hơn 200 bài báo một năm, Việt Nam chưa sẵn sàng cạnh tranh được một cách nghiêm túc trên cơ sở công bố công trình và khối lượng được trích dẫn.
Từ năm 2000 - 2005, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc tăng 18,5% mỗi năm. Từ năm 1996 đến 2005, đầu tư cho lĩnh vực này tăng từ 0,57% lên 1,35% trong tổng số GDP. Năm 2006, Trung Quốc chi cho nghiên cứu và phát triển đứng thứ 2 thế giới. Trong 10 năm kể từ 1995, số báo cáo khoa học thường niên của nước này tăng lên từ 9.061 tới 41.596. Nhưng hiện tại, Trung Quốc chưa có trường nào trong top 200 dù đã "góp"18 trường top 500 như Bắc Kinh, Thanh Hoa, Nam Kinh...
Nếu đầu tư như Trung Quốc, thì sẽ mất khoảng 5-10 năm trước khi số công trình được công bố tăng mạnh và mất thêm một thập kỷ nữa để cho mọi người biết được việc trích dẫn.
Vậy theo phán đoán của ông, bao giờ Việt Nam cái đích "top 200" ?
- Theo tôi, có lẽ đến năm 2060 hoặc muộn hơn. Giả sử thực hiện ngay lập tức theo mức đầu tư của Trung Quốc và Hàn Quốc thì cũng không thể đạt kết quả xếp hạng trong top 200 của ĐH Giao thông vào năm 2020. Một mục tiêu thiết thực hơn, tuy rằng khó, là lọt vào top 500 của ĐH Giao thông vào năm 2025 hoặc 2030. Trong bảng xếp hạng của ĐH Giao thông hiện tại, có một số nước như Mexico, Brazil, Ấn Độ. Ấn Độ có GDP tính theo đầu người ở mức của VN. Nước này đã tập trung nguồn lực cho một số nhỏ các trường ĐH chất lượng cao.
Một cách cụ thể, những việc cần phải làm để đạt được đích này?
- Xây dựng một trường ĐH nghiên cứu hoặc nhóm nhỏ trường ĐH có lẽ là cái mà Việt Nam có thể làm để đảm bảo bước vào cuộc chơi kinh tế tri thức sớm hơn. Cần có chính sách đưa những người học lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ và châu Âu về Việt Nam. Trả lương cho những giảng viên ưu tú với mức lương gần như của Mỹ để giữ chân họ và đối xử với giảng viên nước ngoài theo cái cách của ĐH quốc gia Singapore. Tuy nhiên, ngay cả Singapore cũng gặp khó khăn khi giữ người nước ngoài đủ lâu để có một tác động lâu dài đến năng lực nghiên cứu. Thứ hai, đổi mới từ gốc đến ngọn văn hoá quản lý chất lượng, đặc biệt là sự tự do học thuật. Người ta sẽ không thể sáng tạo được nếu chính sách rập khuôn.
- Cảm ơn ông!

  • Hạ Anh (thực hiện)

</td></tr></tbody></table>
 
Uh hôm trước cũng mới nói chuyện về cái vụ lọt vào top 200. Theo tôi thì quá khả thi đi chứ, top 200 từ dưới lên haha.:tutu::eek:

Tiêu chí quan trọng là có nhà khoa học HiCi, mà VN hầu như chẳng có ông HiCi nào. Vì vậy cách tốt nhất là mời các ông HiCi về dậy. Nhưng chắc chắn mời 100 ông thì may ra mới có 1 ông rủ lòng thương tới dạy. Mà chưa chắc người ta đã chịu mời:eek:.
 
Đâu phải cứ có tiền là được. Singapore trả lương cao tổ bố cho mấy HiCi mà cũng đâu giữ chân họ được. Thằng Tàu xưa đã có câu: dục tốc bất đạt. Anh chưa lên được một tầm cao thì người ta chưa thấy anh. Khi anh ở tầm cao rồi thì anh chẳng mời nó cũng tự đến.
Mà cái kiểu này lại chẳng khác gì đào tạo chuyên hồi xưa: lo cho một số ngôi sao "sẽ sáng" của đất nước, còn lũ học sinh còn lại "sống chết mặc bay":
Đúng là: bệnh thành tích "quê mùa" thì nên bỏ, nhưng thành tích đẹp mặt cho dân tộc thì nên làm. :botay:
 
Lại nói chuyện chuyên. Có ai biết ở đâu thống kê những đồng chí đại giải Quốc gia, Quốc tế giờ làm gì ở đâu không?

Tổ chức ra chuyên chọn, nhưng không biết có đánh giá hiệu quả đầu ra xem các đồng chí chuyên, chọn đóng góp được bao nhieu % vào GDP, giữ cương vị gì, thành tích nổi bật ra sao và sánh với hệ bình thường không? Hay chỉ biết nhồi nhét khi chúng mày còn học tao do ảnh hưởng đến thành tích của tao, khi nào ra trường rồi thì mặc xác chả thèm quan tâm.

Nhiều khi rảnh quá không có gì làm người ta cũng hay nghĩ và phát biểu lung tung, không xét đến thực tế. Ôi trong vô vàn cái sai thì lỗi hệ thống là nghiêm trọng và khó khắc phục nhất.
 
Sao mà nhiều người kêu thế

ôi sao anh em các nhà khoa học kêu nhiều thế, nếu mỗi cá nhân mỗi người làm trong lĩnh vực nghiên cứu-giáo dục hãy thử tạo ra một sự khác biệt thôi thì tổng hợp lại chúng ta sẽ có change, sao chúng ta không tìm một cách nào đó để bỏ bớt nhược điểm của bản thân chúng ta là người Việt Nam hay kêu và ít có tinh thần phối hợp trong lamg việc để có thể tạo ra một đơn vị nghiên cứu mang tầm quốc tế ở Việt Nam đi? nói thì có vẻ hơi viển vông, nhưng nếu chỉ để tạo ra sản phẩm đầu tiên là các bài báo quốc tế thì lo gì ta không làm được, ta không có tiền nhưng ta có bộ óc, ta có thể nghĩ ra các strategy thích hợp với các nghiên cứu cần it tiền, nhiều trí lực và nhân lực. Tôi đảm bảo làm được.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top