an toan phong thi nghiem

ptg.bio

Junior Member
AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM
(Mọi người có thể tham khảo)
Phòng thí nghiệm là nơi thực hành, học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, nhà khoa học. Tuy nhiên, dó cũng là nơi đặc biệt nguy hiểm nếu không tuân thủ quy tắc an toàn. Ngày nay người ta cố gắng hạn chế sủ dụng hoá chất dộc hại, nhưng không thể hoàn toàn không sử dụng trong nghiên cứu. Hơn nữa, các hoá chất mới đang sử dụng trong thực nghiệm chỉ phát hiện ra các tính chất độc hại nghiêm trọng của nó trong nhiều năm sau đó. Vì vậy, tất cả mọi người bước vào phòng thí nghiệm phải biết và hiểu hướng dẫn an toàn phòng nghiệm để đảm bảo an toàn cho chính bản thân va những người khác mình cùng làm việc, cũng như dảm bảo an toàn môi trường.

Trang bị bảo hộ
  • Đeo kính bảo hộ khi làm việc trong phòng thí nghiệm, dù không thực sự thực hành như khi bạn chỉ viết nhật kí thí nghiệm ở trong phòng thí nghiệm. Không đeo kính sát tròng, dù là bạn đã dùng kính bảo hộ vì những tai nạn xảy ra khi hoá chất ở dưới kính sát tròng gây tổn thương nặng hơn.
  • Đi giày kín mũi và quần dài hạn chế tổn thương ở phần chân cho bạn, không đi xăng đan hay quần sooc vào phòng thí nghiệm.
  • Tóc dài cần cột gọn lại, nhất la khi dùng lửa ngoài, không phải là trong lò kín.
Hoạt động
  • Nghiêm cấm ăn, uống trong phòng thí nghiệm
  • Cặp, túi để trên kệ dành riêng cho nó
  • Không được nếm bất cứ chất gì trong phòng, không ngửi trực tiếp bất cứ khí hay chất có mùi, mà phải tuân theo phương pháp chuẩn để định mùi với bàn tay.
  • Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thí nghiệm,
  • Tìm ngay thiết bị ứng cứu sự cố khi bước vào phòng gồm thiết bị chữa cháy, vòi nước rửa mắt, hoá chất cấp cứu...
An toàn là bạn. Tai nạn là thù.

Không khác gì với làm việc ở một công trường, những yêu cầu về an toàn ở trong phòng thí nghiệm (PTN) luôn đặt ở mức cao nhất và nó sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của bạn và người xung quanh. Thông thường, khi một sinh viên thực tập bị phát hiện vi phạm những quy tắc tối thiểu trong an toàn phòng thí nghiệm thì cơ hội được tiếp tục làm thí nghiệm cũng như được giữ lại công tác sau khi ra trường là rất nhỏ. Do vậy, bạn hãy luôn giữ trong đầu những nguyên tắc sau đây mỗi khi bước vào phòng thí nghiệm với phương châm "cẩn thận - bình tĩnh - đúng cách":
  • Không ăn, uống hoặc hút thuốc trong lab. Hãy làm những việc này ở những nơi dành riêng cho ăn uống hoặc hút thuốc. Bạn sẽ dễ dàng bị nhiễm độc hoặc làm hỏng thí nghiệm của người xung quanh nếu bạn vi phạm. Đây là nguyên tắc số 1 trong an toàn PTN và người vi phạm thường không được tiếp tục làm thí nghiệm ở trong lab nữa.
  • Trang phục đúng cách. Nên đi giầy che kín mũi chân chứ đừng đi sandan vì những hóa chất bị rớt sẽ có khả năng tiếp xúc với da chân của bạn. Không bao giờ đi chân đất trong PTN. Luôn mặc áo blouse trong lab nhưng đừng mặc nó khi bạn đã ra khỏi lab. Bạn có thể vô tình mang theo những tác nhân độc hại ra ngoài môi trường và gây độc những người xung quanh.
  • Trường hợp khẩn cấp. Trước khi bắt đầu thực tập ở một PTN, bạn hãy tìm và ghi nhớ số điện thoại trong những trường hợp khẩn cấp (cảnh sát, chữa cháy, cấp cứu). Hãy hỏi xem vị trí để và cách sử dụng những dụng cụ sơ cứu (first-aids), bình chữa cháy, lối thoát hiểm của khu nhà PTN. Đừng bao giờ vắng mặt trong những buổi hướng dẫn an toàn PTN của lab.
  • Hóa chất nguy hiểm. Có rất nhiều những hóa chất nguy hiểm và độc hại trong PTN sinh học phân tử. Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu kỹ và vận hành đúng cách thì chúng trở nên hoàn toàn vô hại. Mỗi hóa chất khi sản xuất thường được đóng gói kèm hoặc phát hành trên internet những hướng dẫn an toàn trong bản "Material Safety Data Sheets, MSDS". Hãy dán nhãn hoặc ghi chú những dung dịch hóa chất có chứa những chất độc, chất gây ung thư, chất gây đột biến, chất dễ cháy nổ, chất ăn mòn mạnh, chất bền vững trong môi trường. Ứng với mỗi chất này thường có những quy định khi loại bỏ, vứt rác riêng. Hãy hỏi người quản lý lab về điều này.
  • Cẩn thận và gọn gàng. Hãy đọc kỹ mỗi quy trình thí nghiệm trước khi bắt tay vào làm thí nghiệm. Hãy đặt câu hỏi cho người hướng dẫn hoặc những cán bộ nghiên cứu có kinh nghiệm hơn nếu còn bất kỳ thắc mắc về tính an toàn của thí nghiệm. Luôn tạo cho mình tác phong giữ vị trí làm việc sạch sẽ và gọn gàng trong và sau khi làm thí nghiệm. Luôn ghi chép cẩn thận những diễn biến thí nghiệm vào trong sổ thí nghiệm của cá nhân cũng như sổ theo dõi vận hành máy móc nếu có bất kỳ sự cố nào.
  • Bình tĩnh trong mọi trường hợp. Khi bạn cảm thấy không an toàn, hãy bình tĩnh. Trước hết cần phải thông báo cho mọi người xung quanh sự việc diễn ra. Hãy nhờ mọi người sơ cứu và hỗ trợ bạn cùng giải quyết sự cố. Tuyệt đối không làm thí nghiệm trong khi bạn là người duy nhất trong lab. Bạn có trách nhiệm thông báo cho người quản lý về sự cố đã xảy ra dù lỗi có thuộc về bạn hay không.
Những nguyên tắc trên là những điều bắt buộc mà mỗi nhà khoa học phải thực hiện nghiêm chỉnh. Trong một số trường hợp, bạn có thể bị truy tố trước pháp luật nếu không tuân thủ những quy định này. Thực tế, mỗi khi tiến hành một quy trình thí nghiệm, làm việc với một thiết bị hoặc hóa chất thì luôn có những yêu cầu an toàn riêng kèm theo. Do đó, với khuôn khổ một chương sách người viết không thể liệt kê hết những yếu lĩnh trong vấn đề này. Tuy nhiên, bạn đọc có thể dễ dàng tìm thấy ở từng chương trong cuốn sách này những thông tin về an toàn luôn đi kèm với các kỹ thuật và thiết bị.
An toàn sinh học (biosafety) là khái niệm chỉ sự bảo vệ tính toàn vẹn sinh học. Đối tượng của các chiến lược an toàn sinh học bao gồm biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
An toàn sinh học liên quan đến các lĩnh vực sau:
- Sinh thái học: Đảm bảo an toàn trong việc di chuyển sinh vật giữa các vùng sinh thái.
- Trong nông nghiệp: Hạn chế nguy cơ, tác hại có thể sảy ra do virus hoặc sinh vật biến đổi di truyền, prion (protein trong hội chứng xốp não - bệnh bò điên), hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trong thực phẩm...
- Trong y học: Đảm bảo an toàn trong sử dụng các mô hay cơ quan có nguồn gốc sinh vật, sản phẩm trong liệu pháp di truyền, các loại virus, đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm theo mức độ nguy cơ (cấp 1,2,3,4).
- Trong hóa học: Theo dõi nồng độ của nitrate trong nước, hóa chất thuộc nhóm polychlorinated biphenyl (các PCB ảnh hưởng đến sinh sản).
- Nghiên cứu sinh học ngoài trái đất: Về khả năng và biện pháp phòng chống vi sinh vật gây hại (nếu có) trong vũ trụ (chương trình của NASA) (có khi được gọi là an toàn sinh học mức độ 5).
Các quy định an toàn sinh học quốc tế chủ yếu đề cập đến an toàn sinh học trong nông nghiệp nhưng nhiều tổ chức tiến hành vận động để đi đến thống nhất các quy đinh về an toàn sinh học "hậu biến đổi gene" như nguy cơ ra đời các phân tử mới, sinh vật nhân tạo và thậm chí cả những robot có khả năng can thiệp trực tiếp vào chuỗi thức ăn tự nhiên.
An toàn sinh học trong nông nghiệp, hóa học, y học, sinh vật ngoài trái đất yêu cầu việc áp dụng các nguyên tắc phòng chống các nguy cơ sinh học và đặc biệt là cần phải xác định rõ đặc tính sinh học của các sinh vật mang nguy cơ hơn là đặc tính của nguy cơ tư những sinh vật đó.
Khi có giả thuyết và sự cân nhắc về mối đe dọa từ chiến tranh sinh học hiện đại (sử dụng các robot sinh học hay vi khuẩn nhân tạo...) thì các cảnh báo an toàn sinh học đang có sẽ không còn đủ khả năng hạn chế nữa. Khi đó an ninh sinh học sẽ phải được đặt ra và mọi thứ trở nên phức tạp hơn nhiều.
Chúng ta hy vọng con người sẽ biết dừng đúng lúc để bảo vệ chính mình!
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top