Hehe, đưa cái này lên cho ku Cường đọc mà đập đầu vào đá nhé.
Bộ trưởng Tài nguyên bị truy vấn vụ Vedan
<table width="1" align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td>
</td></tr> <tr> <td class="Image">Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên. Ảnh: T.D.</td></tr></tbody></table> Sáng nay, lần đầu tiên đăng đàn Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên liên tiếp bị truy vấn về trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm môi trường trầm trọng, đặc biệt là vụ Vedan. Sau nhiều lần né tránh, ông thừa nhận: "Chúng tôi đã rút kinh nghiệm và đang nghiêm túc kiểm điểm".
> Làm rõ trách nhiệm bộ trưởng về ngập lụt, ô nhiễm
Trong 30 câu hỏi chất vấn dành cho Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, có 24 câu tập trung về công tác quản lý nhà nước về môi trường, trong đó nhấn mạnh tới xử lý vi phạm của Vedan và đặc biệt là làm rõ trách nhiệm của hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Là người đầu tiên nêu vấn đề Vedan, đại biểu Nguyễn Danh Út đặt hàng loạt câu hỏi: "Tại sao Bộ và tỉnh Đồng Nai đùn đẩy trách nhiệm trong việc tạm đình chỉ hoạt động của Vedan? Có cán bộ công chức nào của bộ, của địa phương từ chức liên quan đến vụ việc này? Bộ có đồng tình để nhân dân khởi kiện Vedan?".
Không trả lời ngay câu hỏi, Bộ trưởng Nguyên trình bày khá dài về quá trình thành lập, hoạt động và công tác thanh tra, xử lý của Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cũng như của Bộ đối với doanh nghiệp này. Cuối cùng, ông chốt: "Bộ đã cố gắng tối đa để theo dõi, phát hiện và xử phạt vi phạm của Vedan. Không có chuyện đùn đẩy, Bộ chỉ có quyền xử lý vi phạm hành chính, còn trách nhiệm dừng hoạt động là của địa phương. Hiện nay chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ".
Chưa hài lòng, đại biểu Danh Út tiếp tục: "Bộ trưởng chưa trả lời vì sao Vedan đến nay không bị đình chỉ hoạt động? Vi phạm Vedan rõ ràng như vậy, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đến nay đã ai kiểm điểm chưa?". Ông Út cho rằng, bộ trưởng nói không đổ trách nhiệm, nhưng thực tế là có và vấn đề này đã bị đẩy lên Thủ tướng.
"Đến nay đã thực sự đóng cửa 3 trong tổng số 7 nhà máy của Vedan", ông Nguyên trả lời và tiếp tục cho rằng, theo điều 49 của Luật bảo vệ môi trường thì Bộ chỉ phạt hành chính, không có quyền dừng sản xuất của nhà máy. Riêng câu hỏi đã có ai bị kiểm điểm sau vụ Vedan, ông Nguyên không trả lời.
"Tôi không thỏa mãn với câu trả lời văn bản của Bộ trưởng vì chưa làm rõ trách nhiệm. Cách trả lời của bộ trưởng là không có ai bị làm sao cả, vẫn bình an vô sự. Rõ ràng trong vi phạm của Vedan có trách nhiệm của ngành môi trường ở trung ương và địa phương", đại biểu Nguyễn Văn Nhượng phân tích và cho rằng cách rút kinh nghiệm chung chung là chưa thỏa đáng.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng Bộ trưởng dẫn điều 49 của Luật bảo vệ môi trường là "oan". Điều 49 quy định 3 chủ thể, trong đó Bộ và Chủ tịch tỉnh đều có thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động của Vedan. "Luật còn nêu người nào xử lý đầu tiên thì có trách nhiệm tạm đình chỉ. Tôi cho rằng có lúng túng trong xử lý Vedan, đề nghị Bộ trưởng thể hiện quan điểm", bà Nga nói.
Bà Nga chất vấn thêm: "Tôi gửi câu hỏi văn bản cá nhân nào đã bị xử lý kỷ luật liên quan đến vụ Vedan, nhưng Bộ trưởng lại trả lời theo hướng báo cáo thành tích. Đề nghị Bộ trưởng trả lời tiếp?".
Bị hỏi dồn dập, trong khi liên tục bị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị trả lời ngắn gọn, người đứng đầu ngành Tài nguyên Môi trường, nói vắn tắt: "Chúng tôi đã làm cố gắng và hết mình, nhưng đối tượng vi phạm tinh vi, cố ý làm sai luật. Hiện nội bộ chúng tôi đã rút kinh nghiệm. Sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đang nghiêm túc kiểm điểm cái được và cái cần khắc phục".
Ông Nguyên hứa những vấn đề chưa rõ xin phép được trả lời bằng văn bản gửi tới đại biểu.
Ngoài vi phạm của Vedan, đại biểu Nguyễn Thị Khá đặt vấn đề làm sao vừa đảm bảo môi trường, vừa giải quyết được công ăn việc làm, bảo vệ môi trường đầu tư. "Bộ trưởng trả lời văn bản rằng rất khó, nhưng khó thì phải có giải pháp. Ai chịu trách nhiệm trong vấn đề này?", bà Khá hỏi.
Bộ trưởng Nguyên cho rằng, tình trạng môi trường ô nhiễm nghiêm trọng có nguyên nhân lịch sử. Qua hơn 20 năm đổi mới, phát triển kinh tế, đến nay cả nước có khoảng 4.000 cơ sở và khoảng 1.400 làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó là chiến tranh để lại 3 khu ô nhiễm dioxin.
"Bộ đã nỗ lực rất lớn, nhưng muốn có giải pháp mạnh thì phải tính toán kỹ trên cơ sở phát triển bền vững. Chúng tôi xác định phải có lộ trình. Trước mắt, năm 2009 sẽ xử lý dứt điểm hơn 400 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng", ông nói.
Với câu hỏi khi nào dân thực sự được sống trong môi trường trong lành của đại biểu Võ Văn Liêm, Bộ trưởng Nguyên giãi bày: "Ngành môi trường rất non trẻ, mới thành lập 15 năm nay, trong khi các ngành khác phải 50-60 năm. Lực lượng quản lý lại mỏng. Ở các nước trong khu vực, trung bình có 50-70 người quản lý nhà nước về môi trường trên 1 triệu dân thì ở ta hiện nay chỉ 7 người. Thanh tra môi trường của Bộ chỉ có 3-4 biên chế và 1-2 nhân viên hợp đồng".
Bộ trưởng Nguyên cho biết, với trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ trong quản lý nhà nước về môi trường, Bộ sẽ kiến nghị nâng mức xử phạt cao nhất đối với mỗi hành vi vi phạm về môi trường lên 500 triệu đồng. "Hiện mức xử phạt mỗi hành vi chỉ 70 triệu đồng, không đủ sức răn đe, không đủ tiền lấy mẫu phân tích chất thải", ông Nguyên nói và cam kết sẽ củng cố lực lượng thanh tra (lên 15-20 người), phối hợp chặt chẽ với cảnh sát môi trường.
Trong khoảng 30 phút còn lại, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã trả lời về tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản tràn lan, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.
Cuối buổi sáng nay, Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã đăng đàn trả lời chất vấn
Bộ trưởng Tài nguyên bị truy vấn vụ Vedan
<table width="1" align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td>
> Làm rõ trách nhiệm bộ trưởng về ngập lụt, ô nhiễm
Trong 30 câu hỏi chất vấn dành cho Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, có 24 câu tập trung về công tác quản lý nhà nước về môi trường, trong đó nhấn mạnh tới xử lý vi phạm của Vedan và đặc biệt là làm rõ trách nhiệm của hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Là người đầu tiên nêu vấn đề Vedan, đại biểu Nguyễn Danh Út đặt hàng loạt câu hỏi: "Tại sao Bộ và tỉnh Đồng Nai đùn đẩy trách nhiệm trong việc tạm đình chỉ hoạt động của Vedan? Có cán bộ công chức nào của bộ, của địa phương từ chức liên quan đến vụ việc này? Bộ có đồng tình để nhân dân khởi kiện Vedan?".
Không trả lời ngay câu hỏi, Bộ trưởng Nguyên trình bày khá dài về quá trình thành lập, hoạt động và công tác thanh tra, xử lý của Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cũng như của Bộ đối với doanh nghiệp này. Cuối cùng, ông chốt: "Bộ đã cố gắng tối đa để theo dõi, phát hiện và xử phạt vi phạm của Vedan. Không có chuyện đùn đẩy, Bộ chỉ có quyền xử lý vi phạm hành chính, còn trách nhiệm dừng hoạt động là của địa phương. Hiện nay chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ".
Chưa hài lòng, đại biểu Danh Út tiếp tục: "Bộ trưởng chưa trả lời vì sao Vedan đến nay không bị đình chỉ hoạt động? Vi phạm Vedan rõ ràng như vậy, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đến nay đã ai kiểm điểm chưa?". Ông Út cho rằng, bộ trưởng nói không đổ trách nhiệm, nhưng thực tế là có và vấn đề này đã bị đẩy lên Thủ tướng.
"Đến nay đã thực sự đóng cửa 3 trong tổng số 7 nhà máy của Vedan", ông Nguyên trả lời và tiếp tục cho rằng, theo điều 49 của Luật bảo vệ môi trường thì Bộ chỉ phạt hành chính, không có quyền dừng sản xuất của nhà máy. Riêng câu hỏi đã có ai bị kiểm điểm sau vụ Vedan, ông Nguyên không trả lời.
"Tôi không thỏa mãn với câu trả lời văn bản của Bộ trưởng vì chưa làm rõ trách nhiệm. Cách trả lời của bộ trưởng là không có ai bị làm sao cả, vẫn bình an vô sự. Rõ ràng trong vi phạm của Vedan có trách nhiệm của ngành môi trường ở trung ương và địa phương", đại biểu Nguyễn Văn Nhượng phân tích và cho rằng cách rút kinh nghiệm chung chung là chưa thỏa đáng.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng Bộ trưởng dẫn điều 49 của Luật bảo vệ môi trường là "oan". Điều 49 quy định 3 chủ thể, trong đó Bộ và Chủ tịch tỉnh đều có thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động của Vedan. "Luật còn nêu người nào xử lý đầu tiên thì có trách nhiệm tạm đình chỉ. Tôi cho rằng có lúng túng trong xử lý Vedan, đề nghị Bộ trưởng thể hiện quan điểm", bà Nga nói.
Bà Nga chất vấn thêm: "Tôi gửi câu hỏi văn bản cá nhân nào đã bị xử lý kỷ luật liên quan đến vụ Vedan, nhưng Bộ trưởng lại trả lời theo hướng báo cáo thành tích. Đề nghị Bộ trưởng trả lời tiếp?".
Bị hỏi dồn dập, trong khi liên tục bị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị trả lời ngắn gọn, người đứng đầu ngành Tài nguyên Môi trường, nói vắn tắt: "Chúng tôi đã làm cố gắng và hết mình, nhưng đối tượng vi phạm tinh vi, cố ý làm sai luật. Hiện nội bộ chúng tôi đã rút kinh nghiệm. Sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đang nghiêm túc kiểm điểm cái được và cái cần khắc phục".
Ông Nguyên hứa những vấn đề chưa rõ xin phép được trả lời bằng văn bản gửi tới đại biểu.
Ngoài vi phạm của Vedan, đại biểu Nguyễn Thị Khá đặt vấn đề làm sao vừa đảm bảo môi trường, vừa giải quyết được công ăn việc làm, bảo vệ môi trường đầu tư. "Bộ trưởng trả lời văn bản rằng rất khó, nhưng khó thì phải có giải pháp. Ai chịu trách nhiệm trong vấn đề này?", bà Khá hỏi.
Bộ trưởng Nguyên cho rằng, tình trạng môi trường ô nhiễm nghiêm trọng có nguyên nhân lịch sử. Qua hơn 20 năm đổi mới, phát triển kinh tế, đến nay cả nước có khoảng 4.000 cơ sở và khoảng 1.400 làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó là chiến tranh để lại 3 khu ô nhiễm dioxin.
"Bộ đã nỗ lực rất lớn, nhưng muốn có giải pháp mạnh thì phải tính toán kỹ trên cơ sở phát triển bền vững. Chúng tôi xác định phải có lộ trình. Trước mắt, năm 2009 sẽ xử lý dứt điểm hơn 400 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng", ông nói.
Với câu hỏi khi nào dân thực sự được sống trong môi trường trong lành của đại biểu Võ Văn Liêm, Bộ trưởng Nguyên giãi bày: "Ngành môi trường rất non trẻ, mới thành lập 15 năm nay, trong khi các ngành khác phải 50-60 năm. Lực lượng quản lý lại mỏng. Ở các nước trong khu vực, trung bình có 50-70 người quản lý nhà nước về môi trường trên 1 triệu dân thì ở ta hiện nay chỉ 7 người. Thanh tra môi trường của Bộ chỉ có 3-4 biên chế và 1-2 nhân viên hợp đồng".
Bộ trưởng Nguyên cho biết, với trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ trong quản lý nhà nước về môi trường, Bộ sẽ kiến nghị nâng mức xử phạt cao nhất đối với mỗi hành vi vi phạm về môi trường lên 500 triệu đồng. "Hiện mức xử phạt mỗi hành vi chỉ 70 triệu đồng, không đủ sức răn đe, không đủ tiền lấy mẫu phân tích chất thải", ông Nguyên nói và cam kết sẽ củng cố lực lượng thanh tra (lên 15-20 người), phối hợp chặt chẽ với cảnh sát môi trường.
Trong khoảng 30 phút còn lại, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã trả lời về tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản tràn lan, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.
Cuối buổi sáng nay, Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã đăng đàn trả lời chất vấn