Giải Noben hóa học năm 2008

Văn Tấn Đình

Senior Member
Tói em coi chương trình tV thấy nói về giải noben hóa học về phất hiện loại protein phát quang , em tò mò muón bt mong Anh chị nào biết cụ thể về nghiên cứu protein phát quang thì pót len mọi người tham khảo đc ko?
 
Tói em coi chương trình tV thấy nói về giải noben hóa học về phất hiện loại protein phát quang , em tò mò muón bt mong Anh chị nào biết cụ thể về nghiên cứu protein phát quang thì pót len mọi người tham khảo đc ko?

Đó là protein phát huỳnh quang xanh (GFP - green fluorescent protein). Bạn lên mạng tra bằng mấy từ khóa này thì đọc mệt nghỉ (có cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh).
 
Một câu chuyện bên lề giải nobel hóa học năm nay
19a83899984.jpg

Lẽ ra giải Nobel Hóa học năm nay đã có tên của tiến sĩ Douglas Prasher, người hiện đang lặng lẽ làm tài xế cho một công ty kinh doanh xe hơi.

Cơ hội bị bỏ lỡ
Khi ông Douglas Prasher đang dùng bữa sáng để chuẩn bị cho một ngày làm việc mới tại Công ty kinh doanh xe hơi Bill Penney Toyota ở TP Huntsville, tiểu bang Alabama của Mỹ thì Viện Hàn lâm hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Hóa học 2008. Theo đó, giải thưởng danh giá với tiền thưởng 1,4 triệu USD năm nay được trao cho 3 nhà khoa học - 1 người Nhật và 2 người Mỹ - với công trình nghiên cứu về một loại protein phát sáng của loài sứa. Công trình của họ mở ra triển vọng mới trong chữa trị ung thư.
Bản tin trên đài phát thanh vào ngày 8.10 đã làm người tài xế 57 tuổi giật mình. Nếu không có những đổi thay cách đây nhiều năm, ông Prasher có lẽ đã trở thành chủ nhân của giải Nobel Hóa học danh giá thay vì làm một tài xế đưa đón nhân viên cho Bill Penney Toyota.
Theo báo Huntsville Times, câu chuyện kỳ lạ này bắt đầu vào năm 1988, khi đó tiến sĩ Douglas Prasher đang làm việc cho Viện Sinh học hải dương Woods Hole ở Massachusetts. Ông nhận được 220.000 USD từ Hội Ung thư Mỹ để triển khai việc cô lập và nhân bản một loại protein (GFP) giúp loài sứa biển phát sáng trong bóng tối. Tiến sĩ Prasher đã thành công trong nỗ lực cô lập và nhân bản GFP. Và ông đã chia sẻ kết quả nghiên cứu với hai đồng nghiệp Martin Chalfie và Roger Tsien. Sau đó, cả ba người cùng nghiên cứu GFP ở một số loài sinh vật khác, lúc này thì Prasher gặp nhiều khó khăn trong khi hai đồng nghiệp Chalfie và Tsien thành công hơn trong việc đưa GFP vào áp dụng trong nghiên cứu DNA.
Giữa lúc công việc nghiên cứu GFP đang ở giai đoạn đầu thì kinh phí của Hội Ung thư Mỹ cạn. Tiến sĩ Prasher không tiếp tục được bổ nhiệm vào vị trí ở Viện Woods Hole nữa và ông chuyển qua làm việc tại một cơ sở của Bộ Nông nghiệp ở Cape Cod, Massachusetts. Được một thời gian, Prasher chuyển tới Phòng Thí nghiệm công nghệ sinh học ở Beltsville, Maryland. Đến khi ngân sách cho chương trình nghiên cứu tại đây cạn, tiến sĩ Prasher đi làm thầu phụ cho Viện Công nghệ AZ của NASA ở Huntsville, Alabama. Nhưng lại một lần nữa, công việc của ông cũng sớm phải kết thúc vì cắt giảm ngân sách. Mất việc ở NASA, tiến sĩ Prasher lặn lội đi tìm công việc mới nhưng chẳng nơi nào nhận và tình trạng tài chính của gia đình dần lâm vào cảnh khốn khó. Tiền tiết kiệm sau bao nhiêu năm nghiên cứu khoa học của Prasher cạn dần. Thế là ông phải từ bỏ con đường khoa học để làm một tài xế, với mức lương 10 USD/giờ.
Ước mơ giản dị
Vào ngày 8.10 qua, Viện Hàn lâm hoàng gia Thụy Điển đã công bố quyết định trao giải Nobel Hóa học 2008 cho 2 người Mỹ là Martin Chalfie, Roger Tsien và khoa học gia Nhật Bản Osamu Shimomura. Có thể dễ dàng nhận thấy 2 trong số 3 người đoạt giải từng là đồng nghiệp của Prasher thuở trước và chính ông Prasher là người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho công trình đoạt giải Nobel hôm nay.
<table style="width: 212px; height: 27px;" align="right" bgcolor="#bbddff" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td>Ông Douglas Prasher sinh năm 1951, lấy bằng tiến sĩ sinh hóa tại Đại học Ohio năm 1979. Ông từng nghiên cứu gien và sinh hóa tại Đại học Georgia, Viện Sinh học hải dương Woods Hole, Trung tâm Bảo vệ cây trồng của Bộ Nông nghiệp, Phòng Thí nghiệm công nghệ sinh học Beltsville và làm nhà thầu phụ cho NASA. Gần 3 năm trở lại đây ông lái xe cho một công ty buôn bán xe hơi.</td> </tr> </tbody> </table> Sau khi giải thưởng được công bố, tên tuổi của Douglas Prasher ngay lập tức được nhắc tới. Nhà khoa học Tsien cho biết cách nay 20 năm, ông được biết Prasher đã cô lập thành công một loại gien mà ông muốn có. "Tôi đã tìm ra số điện thoại và gọi ngay cho Prasher, thật đáng ngạc nhiên khi ông ấy sẵn sàng chia sẻ công trình nghiên cứu với tôi", ông Tsien nhớ lại. Ông Martin Chalfie cũng cảm thấy may mắn tương tự như Tsien khi được Prasher đồng ý chia sẻ những khám phá ban đầu về loại protein phát sáng nói trên.
Trong khi hai ông Tsien và Chalfie cảm thấy may mắn thì tiến sĩ Prasher chẳng may mắn chút nào. Ông đã làm hết chỗ này tới chỗ kia và cuối cùng phải kiếm sống bằng nghề lái xe. Thậm chí công việc này không giúp ông đủ nuôi sống gia đình, gồm vợ và 3 con. "Tiền tiết kiệm của tôi luôn hết sạch, chẳng còn một cắc nào", ông nói. Nhưng ông cũng tỏ ra vui thú với nghề lái xe: "Khoa học là một thế giới rất cô đơn, còn công việc hiện tại giúp tôi gặp gỡ nhiều người mỗi ngày, tôi luôn thích thú trước những câu chuyện của họ".
Về những người đoạt giải Nobel Hóa học 2008, bác tài Prasher nói: "Tôi có cảm thấy bị lừa dối hoặc bị đá khỏi cuộc chơi hay không ư? Hoàn toàn không! Hồi đó tôi hết kinh phí và những người kia đã tiếp tục công việc để chỉ ra cách thức sử dụng protein nọ, và đó chính là chìa khóa của vấn đề". Lỡ hẹn với giải Nobel cùng số tiền thưởng có thể giúp ông vượt qua sự khốn khó về kinh tế hiện nay nhưng Prasher chỉ có một ước muốn giản dị, rằng giải thưởng Nobel mà ông lỡ hẹn kia sẽ giúp ông trở lại với con đường nghiên cứu khoa học. Có thể thấy một tiến sĩ hàng đầu như ông mà lại đi làm tài xế là "sự lãng phí nhân tài", như nhiều đồng nghiệp lái xe của ông nhận xét.
Còn về một cuộc hội ngộ với những người vừa đoạt giải Nobel Hóa học, ông Prasher nói: "Ồ, tôi rất vui vì họ đã đoạt giải. Nếu một ai trong số họ tới Huntsville thì không được quên dẫn tôi đi ăn tối. Khi đó, tôi sẽ được quyền chọn nhà hàng".



Nguồn http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200841/20081012222950.aspx
Thế mới biết làm nghiên cứu lắm chông gai, tiền vẫn là thứ quan trọng nhất.
 
Tói em coi chương trình tV thấy nói về giải noben hóa học về phất hiện loại protein phát quang , em tò mò muón bt mong Anh chị nào biết cụ thể về nghiên cứu protein phát quang thì pót len mọi người tham khảo đc ko?

Nếu tìm lung tung trên google đọc mệt thì mình luôn tiện chỉ trang này cho tiện.
nobelprize.org
nói về tất cả các giải nobel của các lĩnh vực khác nhau
Ví dụ bạn muối tìm lĩnh vực hóa học, vô đó tìm. có thể tìm thông tin về Scientific Background của GFP, Information for the Public...
 
Tói em coi chương trình tV thấy nói về giải noben hóa học về phất hiện loại protein phát quang , em tò mò muón bt mong Anh chị nào biết cụ thể về nghiên cứu protein phát quang thì pót len mọi người tham khảo đc ko?

Ngoài ra sự phát hiện ra GFP còn có nhiều tranh cãi giữa khoa học Mỹ và Nga.
Vào những năm 70, ở Nga nhà động vật học Labas Iu. A cùng với 1 số cộng sự đã tách chiết cũng như nghiên cứu khá rõ về cơ chế làm việc của protein phát quang trong sứa ( meduza ), nhưng hướng phát triển này bị lãng quên nhiều năm cho đến những năm 90 của thế kỷ 20 thì tại Nga Lukyanov ( Лукьянов С. А. ) thuộc viện Hóa học các hợp chất tự nhiên ( ИБХ ) đã tổng hợp GFP và sử dụng nó để nghiên cứu các quá trình chuyển hóa protein, DNA ... trong tế bào. Ngoài ra còn có định hướng nghiên cứu mức độ tiến hóa của các loài thông qua cấu trúc GFP.
Tuy nhiên, Labas đã mất cách đây gần 2 trước, GFP chỉ giúp ông bảo vệ đc luận án Phó Tiến Sỹ ( PhD = кандидат биологических наук ) còn Lukyanov thì may mắn hơn đc phong làm Viện Sỹ Thông Tấn có phòng thí nghiệm riêng và một bussiness lớn.

Khoa học chỉ là một phần của cuộc sống và cho thấy có nhiều cái còn quan trọng hơn, đáng suy nghĩ hơn. Hehehe!
 
Thế mới biết làm nghiên cứu lắm chông gai, tiền vẫn là thứ quan trọng nhất.

-->
Tiền có thể nói là quan trọng nhưng không thể nói là quan trọng nhất được.

Bây giờ ông ý hạnh phúc với công việc hiện tại, chắc gì trước kia có tiền, ông ý theo đuổi nghiên cứu mà được hạnh phúc như bây giờ. Làm nghiên cứu lủi thủi trong lab, đâu có được tiếp xúc nhiều người như bây giờ. Thế mới biết lên diễn đàn SHVN, xem các câu hỏi, câu trả lời, xem mọi người buôn dưa lê cũng hay phết :oops:. Chứ cứ lủi thủi lab và đề tài của mình cũng chán :eek:.
 
Viễn cảnh của đồng chí nào đây:oops:
Mà ở VN thì không có chuyện lái xe hơi đâu. Chắc chắn là xe ôm thôi
hay cứ đưa cái này sang mục học sinh phổ thông để cho mấy em y đọc rồi chon nghề kẻo sau này lại di lái xe ôm rồi oán trách mấy anh xúi theo bio ..:lol::hoanho:
 
Câu chuyện phát minh GFP, chất đánh dấu kỳ diệu

Tói em coi chương trình tV thấy nói về giải noben hóa học về phất hiện loại protein phát quang , em tò mò muón bt mong Anh chị nào biết cụ thể về nghiên cứu protein phát quang thì pót len mọi người tham khảo đc ko?

Nhân loại đã không quên tri ân những nhà khoa học tìm ra chất GFP, một chất đánh dấu hiệu quả dùng trong nghiên cứu sinh - hóa. Osamu Shimomura, nhà phát minh chất này đã giết hàng triệu con sứa để tách… vài mg chất GFP.


Giới hoá học cho rằng, kể cũng “hơi bị muộn” khi mà, cho đến năm nay (2008), giải Nobel Hoá học mới được trao cho phát minh ra Protein huỳnh quang xanh lá cây (green fluorescent proteins, viết tắt là GFP).

3 nhà khoa học Osamu Shimomura (Nhật Bản), Martin Chalfie (Mỹ) và Roger Y. Tsien (Mỹ, gốc Trung Quốc), đều làm việc ở Mỹ và là giáo sư của ba trường đại học danh tiếng của nước này đã có công nghiên cứu bản chất và phát triển những ứng dụng của chất GFP.

Bảo là muộn, vì chất GFP đầu tiên đã được tách ra từ thiên nhiên lần đầu tiên vào năm 1962, cách nay gần nửa thế kỷ. Sau đó, nó đã được tiếp tục nghiên cứu và trở thành một công cụ nghiên cứu đắc lực của sinh học và y học.

Năm 1960, Osamu Shimomura, đang còn là một nhà khoa học Nhật Bản trẻ, vừa công bố bài báo về phát hiện ra phân tử phát sáng, tách từ một loài đom đóm biển thì được mời sang Mỹ làm việc ở Phòng thí nghiệm Sinh học biển thuộc Khoa Sinh, Đại học Princeton để tiếp tục nghiên cứu sự phát quang của sinh vật.

Đối tượng của ông là loài sứa biển có tên khoa học là Aequorea victoria.


Ròng rã 20 năm liền, cứ đến mùa hè, Osamu Shimomura cùng vợ, hai con - một trai một gái - “hành hương” ra biển vớt sứa, mỗi ngày trên dưới 3.000 con. Khi được khoảng 50.000 con, trọng lượng lên tới 2,5 đến 3 tấn, ông mang “xử lý” chúng dùng để nghiên cứu quanh năm.

Ở loài sinh vật mềm nhũn và sũng nước này, phía dưới chiếc dù xoè rộng có những cơ “mấu” phát ra một thứ ánh sáng xanh mờ mờ. Shimomura cắt những “mấu” ấy, đem ép, thu lấy thứ nước ép lầy nhầy để khảo sát.

Ngoài số sứa vớt được, để phục vụ cho nghiên cứu của mình, số sứa Shimomura đã “tàn sát” không dưới… 1 triệu con, trôi theo dòng hải lưu tại cảng Friday, bang Washington ở bờ biển phía Tây nước Mỹ. Ông tách ra được chất chính trong nước ép ấy là một protein với hiệu suất vài miligam trong hàng tấn sứa, xác định công thức phân tử của nó và đặt tên là aequorin.

Tiếp đó, Shimomura nghiên cứu cơ chế hoạt động của chất này: khi kết hợp với ion canxi nó phát ra ánh sáng xanh da trời. Thứ ánh sáng này bị chất protein khác, gọi là GFP hấp thụ để đến lượt nó, phát ra ánh sáng xanh lá cây.

Tuy nhiên, mục đích của Osamu Shimomura chỉ muốn tìm hiểu hoá học và hoá sinh của quá trình phát quang ở sinh vật, chứ chưa nghĩ đến những ứng dụng của chúng sau này.

GFP gồm 238 aminoaxit có đỉnh kích thích (excitation peak) cực đại ứng với bước sóng 395 nanomet và cực tiểu - 465 nanomet. Người ta phát hiện thêm GFP phát quang cả khi bị phơi dưới ánh sáng của tia tử ngoại.

Vào thập niên 1980, Martin Chalfie, giáo sư ĐH Columbia đang nghiên cứu sự phát triển, chức năng của các protein trong giun tròn, một động vật bậc thấp, đơn giản chỉ gồm 959 tế bào nhưng lại có não, cũng có con đực con cái, cũng nhân giống bằng cách sinh sản hữu tính, cũng… chết già và lại có 1/3 số gien giống với… người.

Chúng có ưu điểm là trong suốt nên có thể theo dõi qua kính hiển vi nhưng vẫn gặp nhiều trở ngại. Nếu tiếp tục hướng nghiên cứu này với những con vật không trong suốt thì hầu như không thể thực hiện được.

Vừa may, trong một buổi hội thảo, ngẫu nhiên ông được nghe thuyết trình về GFP, Martin Chalfie nảy ra một ý tưởng đầy sáng tạo: sao không ghép gen GFP vào protein cần nghiên cứu, để đánh dấu chúng mà quan sát.


Năm 1992 Martin Chalfie công bố thành tựu nhưng đoạn mã hoá của GFP vào tế bào khác loài (heterologous), ví dụ vi khuẩn Escherichia coli (gây tiêu chảy) và Caenorhabditis elegans (giun tròn) biến chúng thành những cơ thể phát quang màu lục. Từ đó, tại nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới người ta đã tạo ra các loại cây toả sáng như trong chuyện cổ tích, những con vật như chuột, thỏ, lợn “thần thoại”… phát ra ánh sáng xanh lè khi đặt chúng vào trong bóng tối.(theo vietnamnet)

Cùng với hướng nghiên cứu trên, người ta còn biến tính hoặc gây đột biến GFP để thu được những GFP có màu khác nữa. Năm 1995, Robert Y. Tsien tại Trường ĐH California đã thực hiện thành công một phương pháp biến tính quan trọng, nâng cao được đặc trưng quang phổ của GFP, có cường độ phát quang cao hơn, và bền hơn hàng chục lần.

Người ta đã lợi dụng tính phát quang của GFP - dùng như một chất đánh dấu rất đặc trưng - để nghiên cứu những quá trình xảy ra ở bên trong tế bào, các quá trình phức tạp dưới mức phân tử (submolecular), mà trước đây không nhìn thấy được nên không có cách nào để theo dõi.

Phổ màu GFP có thể dùng để đánh dấu protein trong nghiên cứu.

Còn thành tựu tạo ra được các protein huỳnh quang 8 màu đâu phải để nhuộm các con vật trở thành sặc sỡ trong bóng tối như một kỳ tích… chứng tỏ thay được quyền tạo hoá (tuy đúng như thế!) mà để quan sát tới 8 quá trình sinh học đang diễn ra tại một thời điểm, xác định vai trò của 8 protein đồng thời ở một cơ thể, vừa hiểu được tương tác giữa chúng, vừa rút ngắn thời gian nghiên cứu được nhiều lần.

Bằng cách đưa GFP vào protein, dựa trên sự quan sát chúng bằng ánh sáng do chúng phát ra, có thể hiểu được chức năng và sự chuyển hoá của từng loại protein trong cơ thể, phục vụ cho những hiểu biết cơ bản về con người (cũng như các động thực vật khác).

Có thể so sánh một cách thô sơ là điều này cũng giống như gắn một con chip điện tử phát tín hiệu với thông số riêng vào một con thú hoang dã rồi thả nó sống tự do trong rừng rậm, thì ngồi một chỗ vẫn có thể biết nó đang ở đâu, làm gì hoặc đang gặp nguy hiểm để ứng cứu kịp thời. Vai trò của GFP cũng vậy, nhưng tinh tế hơn rất nhiều.

Trong thông báo của mình, Viện Hàn lâm Hoàng gia Thuỵ Điển viết: Các protein phát quang “trong suốt thập kỷ vừa qua có chức năng như một ngôi sao dẫn đường cho các nhà sinh học, sinh hoá học, nhà nghiên cứu y học và những nhà khoa học khác nữa”.

*
Tuấn Hà
 
Đúng là tiền ko là thứ quan trọng nhất nhưng ko có nó thì hem làm gì đc cả
Liên hệ với ở vn, suốt ngày kêu gào, cổ vũ nghiên cứu khoa học mà chỉ có 1 chút kinh phí đưa xuống thì lấy đâu ra chất lượng cho công trình nghiên cứu đó.
 
Đúng là tiền ko là thứ quan trọng nhất nhưng ko có nó thì hem làm gì đc cả
Liên hệ với ở vn, suốt ngày kêu gào, cổ vũ nghiên cứu khoa học mà chỉ có 1 chút kinh phí đưa xuống thì lấy đâu ra chất lượng cho công trình nghiên cứu đó.

Phát biểu linh tinh. Thế nào gọi là một chút? Tiền đầu tư cho nghiên cứu ở VN là khá lớn. Máy móc thiết bị là khá hiện đại. Các vị viết và xin đề tài đều tự tính toán dự trù kinh phí rồi đề xuất lên, các cơ quan có thểm quyền cấp kinh phí. Đâu phải trên giao cho anh làm việc A với số tiền ít ỏi B đâu, vậy thì kêu ca?
 
Ko bít bạn H đã từng có kn ở những viện nghiên cứu nào nào nhưng em đã có 1 thời gian làm ở trg đại học (dân lập) và đã từng đi cãi nhau với mấy ông tài vụ về khoản rót cho nghiên cứu khoa học. Thậm chí phải cắt hóa chất dùng cho dạy học để cho sv làm nghiên cứu KH riêng vì tiền của chúng nhận đc ko làm đc cái gì cả.
Ko nói phạm vi ngân sách nhà nước cho, chỉ xét trong phạm vi tư nhân (các trg dân lập và các công ty tư nhân chẳng hạn) thì mới thấy nghiên cứu họ đặt nặng đến đâu.
 
Ko bít bạn H đã từng có kn ở những viện nghiên cứu nào nào nhưng em đã có 1 thời gian làm ở trg đại học (dân lập) và đã từng đi cãi nhau với mấy ông tài vụ về khoản rót cho nghiên cứu khoa học. Thậm chí phải cắt hóa chất dùng cho dạy học để cho sv làm nghiên cứu KH riêng vì tiền của chúng nhận đc ko làm đc cái gì cả.
Ko nói phạm vi ngân sách nhà nước cho, chỉ xét trong phạm vi tư nhân (các trg dân lập và các công ty tư nhân chẳng hạn) thì mới thấy nghiên cứu họ đặt nặng đến đâu.

Uh thế thì lần sau nói rõ ra nhé, đừng vì phạm vi cái trường bé nhỏ mà hét tướng lên rằng cả Việt Nam.

Nói trắng ra, ở VN thì trường có chức năng giảng dạy, không phải nghiên cứu vậy thì kêu nỗi gì. Nhất lại là trường dân lập, mở ra chủ yếu là để kiếm tiền, bạn lại đòi lấy tiền ra nghiên cứu với vì khoa học thì lấy đâu ra, vậy thì kêu nỗi gì.
 
Xin tiền đề tài

Keke, ở trường đại học thì tuỳ trường mà kinh phí nghiên cứu khác nhau, thường thì 30 triệu tìên hoá chất cho 1 bộ môn 1 năm, nhiều khi bị đánh đồng các bộ môn.
Chỉ có các đề tài cấp nhà nước thì kinh phí mới nhiều nhiều một chút, cấp bộ thì vài chục đến vài trăm triệu.
Nhiều trường và nhiều khoa trang bị máy móc cho sinh học khá hiện đại nhưng không có hoá chất nên đành bỏ xó. Tiếc quá, tiếc quá
 
Keke, ở trường đại học thì tuỳ trường mà kinh phí nghiên cứu khác nhau, thường thì 30 triệu tìên hoá chất cho 1 bộ môn 1 năm, nhiều khi bị đánh đồng các bộ môn.
Chỉ có các đề tài cấp nhà nước thì kinh phí mới nhiều nhiều một chút, cấp bộ thì vài chục đến vài trăm triệu.
Nhiều trường và nhiều khoa trang bị máy móc cho sinh học khá hiện đại nhưng không có hoá chất nên đành bỏ xó. Tiếc quá, tiếc quá

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Trình cao thì cứ viết đề tài để mà xin ở các Bộ cạnh tranh với các nơi khác. Còn nếu chưa đủ cao thì xin kết hợp làm đề tài nhánh để tăng trình. Còn cứ ngồi kêu la thì tiền ko thể tự nhiên từ trên trời rơi xuống. Đề tài cũng phải lựa chọn nơi nào có kinh nghiệm, năng lực và đủ trang thiết bị.
 
Uh thế thì lần sau nói rõ ra nhé, đừng vì phạm vi cái trường bé nhỏ mà hét tướng lên rằng cả Việt Nam.

Đúng là ở Việt Nam có nhiều nơi chi tiền cho nghiên cứu rất mạnh.
Đề tài khoa học ở các sở khoa học - công nghệ cũng phải hàng trăm triệu đồng cho một đề tài. Sở KH-CN TP. HCM còn có nhiều đề tài trên 1 tỷ đồng.

Tôi thấy nhiều nơi sử dụng ngân sách nghiên cứu không hiệu quả thôi, chứ chưa hẳn là Việt Nam ta hà tiện ngân sách nghiên cứu đâu.
Ví dụ tại Canada, một người bạn của tôi đã làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Memorial New Foundland và Đại học Calgary về ngành hoá học. Mỗi một đề tài khoảng 30.000 CAD thì phải cho ra 1 bài báo. Các sở KH-CN trong nước ta nhiều khi cũng đòi hỏi nhóm thực hiện đề tài (mấy trăm triệu) đăng báo, nhưng có nhiều vị khi báo cáo cứ "lờ tịt" đi, mà hội đồng cũng "đành" cho qua.:akay:

Nói chung là các anh chị em hãy cùng nghĩ cách xài tiền cho hiệu quả, chứ Nhà nước cũng đổ ra không ít đâu.
 
Keke, vì mình thấp cổ bé họng nên mới chỉ được tham gia vài cái đề tài nhà nước và cấp bộ thôi. Kêu là kêu sự đầu tư không đồng bộ và lãng phí khi đầu tư ở các trường đại học ấy. Các vị có tâm nhưng không đủ tầm cho máy chạy nên thành ra lãng phí quá. Có những đại học lớn, tầm khu vực mà máy móc hiện đại nằm trong tủ kính ấy. Thóc của dân sao không xót được.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top