Trong tương lai kho Máu sẽ được dồi dào liên tục!

Khiếu Phương Lan

Senior Member
Dạo quanh phố phường dạo qua thị trường vài vòng thấy 2 tờ báo đã đăng bài này, nhưng hay quá vẫn muốn post lên đây để những bạn chưa biết thì đọc và những người biết rồi cùng cho ý kiến



Sản xuất được máu nhân tạo
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Robert Lanza thuộc Công ty Công nghệ tế bào tiên tiến (ACT) tại Worcester, bang Massachusetts (Mỹ), vừa công bố phát triển thành công máu nhân tạo từ các tế bào gốc của phôi thai (ESC), hứa hẹn cung cấp nguồn máu không hạn chế để truyền máu an toàn trong tương lai.


Quá trình phát triển máu nhân tạo trong phòng thí nghiệm, từ ban đầu là các tế bào gốc của phôi thai thành tế bào máu non rồi tế bào hồng cầu trưởng thành


Máu gồm 4 nhóm A, B, AB và O với 2 yếu tố rhesus dương hoặc âm (+ hoặc –). Chỉ nhóm máu O– (O rhesus âm) có thể truyền cho bất cứ người nào nhưng lại rất hiếm, hiện chỉ khoảng 8% người vùng Caucasus và 0,3% người châu Á có nhóm máu này.

Bước đột phá này tăng triển vọng phát triển máu nhân tạo nhóm O– từ các tế bào gốc có nhóm máu này. Truyền máu nhân tạo còn giúp ngăn cản lan truyền bệnh, bởi dễ dàng bảo đảm máu không có mầm bệnh như HIV, các virus viêm gan... Công trình cũng hứa hẹn biến các tế bào gốc bào thai thành những loại mô khác, để điều trị những bệnh như tiểu đường và Parkinson.

Để tạo các tế bào hồng cầu, nhóm của Lanza phối hợp cùng Bệnh viện Mayo, bang Minnesota và Đại học Illinois, bang Chicago (Mỹ), nuôi cấy các ESC người trong một loạt chất dinh dưỡng và yếu tố tăng trưởng, để chúng sinh tế bào máu non và sau đó là tế bào hồng cầu trưởng thành.

Một trong những rào cản lớn nhất của việc sử dụng tế bào gốc trong thử nghiệm lâm sàng là nguy cơ phát triển tế bào không kiểm soát được, dẫn đến ung thư. Thành tựu quan trọng của nhóm là làm các tế bào phóng thích nhân như khi chúng ở trong cơ thể, bằng cách sử dụng các tế bào “nền” từ tủy xương. Các tế bào hồng cầu không nhân nên không thể phân chia và không gây ra nguy hiểm này. Trước đây, các chuyên gia đã phát triển tế bào máu từ ESC nhưng chưa hề đạt được bước “phóng thích nhân” này.

ACT cũng là nhóm đầu tiên sản xuất hàng loạt tế bào hồng cầu đáp ứng yêu cầu y học – tạo các quần thể từ 10 tỷ đến 100 tỷ tế bào hồng cầu chỉ từ 6 nguồn tế bào gốc. Những thử nghiệm trên tế bào máu nhân tạo chứng tỏ chúng vận chuyển ôxy hiệu quả như là máu tự nhiên. Tuy nhiên, nhóm vẫn chưa thể tạo các tế bào hồng cầu nhóm O–, do không có chuỗi ESC nào được phép sử dụng ở Mỹ thuộc nhóm O–.

Theo Lanza, có thể tạo loại máu quí giá này bằng cách sử dụng các tế bào da ở người nhóm máu O–. Một số công trình từng chứng tỏ có thể “tái lập trình” các tế bào trưởng thành cho trở lại tình trạng phôi thai bằng cách tiêm virus vào gien để phá hủy một giai đoạn phát triển của gien. Giống như ESC, những tế bào gốc được kích thích (iPSC) này có thể trở thành các loại tế bào khác. Do không cần phôi thai, có thể sử dụng iPSC để tạo máu thuộc mọi nhóm mà không gặp rắc rối về mặt đạo đức.

Theo tiến sĩ Lanza, bước kế tiếp là thử nghiệm xem các tế bào nhân tạo này có an toàn và hoạt động ở loài vật không. Vẫn còn nhiều việc để làm nhưng chắc chắn có thể thử nghiệm lâm sàng những tế bào này vào năm tới hay trong vòng 2 năm nữa .

(Theo SGGP)

Ý tưởng làm sao để có nguồn máu dồi dào để giải quyết vấn đề tiếp máu, thay máu......trong y học đã có từ lâu rồi, tôi cũng đã nghĩ đến nhưng mà mình chưa có đủ điều kiện và kiến thức để tìm hiểu. nhân đây bổ sung thêm tí chút vào lượng kiến thức hạn chế của mình. Mọi người nghĩ sao về thành tựu quí giá ở trên. Cho ý kiếu nào:)
 
Mẹ Rhesus (-), Con Rhesus (+) (nhóm máu hiếm) 3 Tháng, 3 Tuần trước đây Karma: 0
Mẹ Rhesus (-), Con Rhesus (+)

Mỗi người được đặc trưng bằng một nhóm máu; có tất cả 4 nhóm máu: A, B, O và AB. Ngoài ra, còn có một yếu tố của hồng huyết cầu làm phân biệt giữa người này và người khác; đó là yếu tố Rhesus (Rh). Khi vận chuyển oxy, các hồng cầu có thể mang ở mặt ngoài, một phân tử gọi là phân tử D hay Rhesus. Nếu có mang phân tử này, đó là yếu tố Rhesus dương (Rh +), nếu khôngđó là yếu tố Rhesus âm (Rh -). Cũng như màu mắt, màu tóc, Rhesus là một đặc điểm di truyền của mỗi cá nhâm và tồn tại suốt cuộc đời. Trong tất cả các phối hợp xảy ra có một tình huống có thể đặc vấn đề: khi mẹ mang thai có Rh (-) và bố Rh (+), bé sinh ra có thể có Rh (+) như bố. Như vậy, máu của người mẹ và của con khác nhau. Các nhà khoa học gôi trường hợp đặc biệt này là một sự “bất tương đồng nhóm máu mẹ và con”.

Trường hợp này không ảnh hưởng gì đến lần thai nghén đầu tiên. Trong suốt thai kỳ, hệ tuần hoàn của mẹ và con được ngăn cách bởi nhau thai, hoạt động như một màng chắn, không cho hai luồng máu gặp nhau. Bà mẹ mang thai không vấn đề gì và bé sẽ sinh ra bình thường, khỏe mạnh.

Khi mẹ sinh con lần đầu này, nhau thai bong ra, giải phóng hồng cầu của bé. Hồng cầu này sẽ chuyển sang hệ tuần hoàn của mẹ. Bạch cầu trong máu của mẹ nhận dạng hồng cầu của trẻ như một vật lạ, cần được loại trừ. Như vậy, hồng cầu Rh (+) dần dần bị hủy trong cơ thể mẹ. Để thực hiện được, cơ thể mẹ sẽ sản sinh một kháng thể “kháng Rhesus” còn gọi là “ngưng kết tố bất thường”. Đây là cơ chế tạo miễn dịch Rhesus.

Như vậy, đứa con đầu không bị tác động của kháng thể kháng Rhesus.

Điều đáng chú ý là khi người mẹ mang thai lần thứ hai. Lần này có vấn đề khi thai nhi mang Rh (+). Kháng Rhesus trong cơ thể mẹ có từ sau khi sinh con lần đầu là những phân tử rất nhỏ, có khả năng xuyên qua nhau thai, nên sẽ từ từ hủy hồng cầu của thai nhi thứ hai. Nếu không có biện pháp phòng ngừa, trẻ sinh ra (lần thứ hai này) sẽ mắc chứng thiếu máu huyết tán kèm theo chúng vàng da rất nặng.

Ở những trường hợp nặng, điếu trị chủ yếu là thay máu trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh ra hay cả khi trẻ còn trong bụng mẹ, qua tĩnh mạch rốn: đó là sự truyền thay máu.

Ngày nay đã có biện pháp phòng ngừa đơn giản. Ngay sau khi sinh con lần đầu, mẹ được tiêm huyết thanh kháng Rhesus (hay kháng D). Huyết thanh này sẽ trung hòa và hủy các hồng cầu Rh (+) của trẻ đã chuyển sang mẹ. Như vậy, bạch cầu của mẹ không có thời gian để sản sinh kháng thể. Huyết thanh tiêm vào sẽ không còn tồn tại trong hệ tuần hoàn của mẹ sau 3 tuần. Như vậy, lần sinh thứ hai, trong máu mẹ, không có kháng thể kháng Rhesus và sự phát triển của thai nhi diễn biến bình thường.

Sự tạo miễn dịch bằng sử dụng huyết thanh kháng Rhesus cần được thực hiện mỗi lần mang thai tíếp theo. Trong tương lai, đối với các bà mẹ Rh (-) có thể xác định trực tiếp Rhesus của bào thai và có biện pháp phòng ngừa chính xác hơn.

(Báo Thuốc & Sức Khỏe số 266)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top