Trong tế bào sinh dưỡng của loài mới các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồn 4 NST tương đồng?

vuadamlay

Senior Member
Lai Brassia (2n=18) và Raphanus(2n=18) rồi đa bội hoá cho ra loài mới. Trong tế bào sinh dưỡng của loài mới các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồn 4 NST tương đồng. Sao lạ vậy ạ? Trong khi định nghĩa NST tương đồng: gồm những nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng, cấu trúc và trật tự gen trên nhiễm sắc thể (một có nguồn gốc từ giao tử của bố, một có nguồn gốc từ giao tử của mẹ). Làm sao mà NST của 2 loài khác nhau mà giống nhau hình thái cấu trúc được?
 
Ừ thì họ dùng không chuẩn xác, bạn vẫn hiểu là được rồi.
NST tương đồng trong tiếng Anh là homologous chromosomes.
Còn trường hợp bài này là homeologous chromosomes.
 
Ừ thì họ dùng không chuẩn xác, bạn vẫn hiểu là được rồi.
NST tương đồng trong tiếng Anh là homologous chromosomes.
Còn trường hợp bài này là homeologous chromosomes.

trời đây là đề cao đẳng 2014 đấy!
nguyên văn nè
Câu 43: Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài
Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị
đột biến số lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này?
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu.
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể
tương đồng.
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính.
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4
 
Last edited:

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top